TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN CÓ THỂ RÚT RA NHỮNG KẾT LUẬN SAU:

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM HÌNH THÀNH NHỮNG BIỂU TƯỢNGVỀ HÌNH KHỐI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI (Trang 37 - 38)

III/ THỰC NGHIỆM TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM HÌNH THÀNH HIỂU TƯỢNG VỀ HÌNH KHỐI CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN.

TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN CÓ THỂ RÚT RA NHỮNG KẾT LUẬN SAU:

5. Kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm

TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN CÓ THỂ RÚT RA NHỮNG KẾT LUẬN SAU:

1. Việc hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng nói chung và hình thành biểu tượng về hình khối cho trẻ mãu giáo 5-6 tuổi nói riêng là một nhiệm vụ rất quan trọng. Nó giúp trẻ phát triển trí tuệ và làm nền tảng cho trẻ có thể họ tốt môn Toán ở lớp 1 với đặc điểm độc đáo của tuổi mẫu giáo việc học "Toán" còn gặp nhiều khó khăn đòi hỏi các cô giáo phải linh hoạt sáng tạo trong dạy học cho trẻ làm quen với biểu tượng toán.

2. Trò chơi học tập được coi là phương tiện thuận lợi để hình thành những biểu tượng về hình khối cho trẻ. Song hiện nay thực tế ở nhiều trường mẫu giáo nhất là các trường ở nông thôn và miền núi việc sử dụng trò chơi nhằm hình thành biểu tượng về hình khối còn hạn chế. Do điều kiện các trường con thiếu phương tiện phục vụ cho trẻ chơi, sân chơi hẹp, phương tiện phục vụ cho trẻ chơi òn thiếu, đồ chơi ít chưa hấp dẫn trẻ nên giờ chơi đơn điệu, lặp đi lặp lại.

3. Bằng thực nghiệm khoa học bước đầu đã chứng minh được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài. Biểu tượng về hình khối của trẻ mẫu giáo lớn được hình thành trong các hoạt động học tập, vui chơi sinh hoạt hàng ngày.

Kết quả nghiên cứu của đề tài khẳng định sự cần thiết xây dựng một hệ thống các trò chơi học tập nhằm phản ánh nội dung của tiết học "Toán" và tổ chức hướng dẫn trẻ một cách khoa học, hấp dẫn nhằm hình thành biểu tượng về hình khối cho trẻ.

KIẾN NGHỊ

1. Thường xuyên bồi dưỡng cho giáo viên mẫu giáo những cơ sở lý luận và kỹ năng tổ chức trò chơi cho trẻ.

2. Nghiên cứu, xây dựng những trò chơi mới phong phú, hấp dẫn cần phát huy cao nhất tính tự giác, tính tích cực của trẻ nhằm hình thành những biểu tượng về hình khối cho trẻ mẫu giáo.

3. Cần xã hội hoá giáo dục, chăm lo đến điều kiện vật chất và phương tiện học tập cho trẻ mẫu giáo. Xây dựng sân chơi, vườn trường, đồ chơi cho trẻ tạo điều kiện tốt nhất để trẻ được hoạt động, được quan sát, so sánh khám phá, tìm tòi phát hiện những điều mới lạ về đối tượng.

4. Quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ giáo viên mầm non nhất là giáo viên ở những vùng nông thôn.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM HÌNH THÀNH NHỮNG BIỂU TƯỢNGVỀ HÌNH KHỐI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI (Trang 37 - 38)