Tổ chức thực nghiệm:

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM HÌNH THÀNH NHỮNG BIỂU TƯỢNGVỀ HÌNH KHỐI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI (Trang 25 - 26)

III/ THỰC NGHIỆM TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM HÌNH THÀNH HIỂU TƯỢNG VỀ HÌNH KHỐI CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN.

1.Tổ chức thực nghiệm:

1.1. Mục đích:

Thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả thực tế của việc tổ chức trò chơi học tập phản ánh nội dung cơ bản của tiết học. Nhằm hình thành biểu tượng về hình khối cho trẻ mẫu giáo lớn. Đồng thời kiểm tra tính đúng đắn giả thuyết khoa học của đề tài.

1.2 Đối tượng thực nghiệm:

Thực nghiệm được tiến hành ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, Truờng mầm non Sơn Ca - huyện Đăk Hà.

Số trẻ thực nghiệm: 40

Số trẻ tham gia đối chứng: 40

Giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng không có gì khác biệt về : - Trình độ giáo viên

- Đặc điểm và khẳ năng nhận thức của trẻ. - Tỷ lệ cháu trai, gái tuơng đương nhau.

- Điều kiện về sức khoẻ, gia đình đều tương đương nhau.

1.3 Thời gian thực nghiệm:

Từ 15/10/2004 đến 15/12/2005

1.4 Lựa chọn các bài thực nghiệm và thiết kế các trò chơi học tập phản ánh nội dung cơ bản của tiết học: ánh nội dung cơ bản của tiết học:

a. Căn cứ vào chương trình chăm sóc trẻ mẫu giáo lớn để lựa chọn những bài phù hợp để tổ chức thực nghiệm cụ thể các bài được thực nghiệm.

Bài 3: Phân biệt hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn. Bài 9: Trẻ nhận biết phân biệt các khối: khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.

b. Thiết kế các trò chơi học tập, phản ánh nội dung cơ bản của tiết học. + Sau khi đã lựa chọn các bài trong chương trình ở các lớp thực nghiệm giáo viên chuẩn bị các giáo án tổ chức trò chơi học tập mới thiết kế theo yêu cầu thực nghiệm.

+ Ở lớp đối chứng: Giáo viên soạn bài, giảng bài như thường lệ.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM HÌNH THÀNH NHỮNG BIỂU TƯỢNGVỀ HÌNH KHỐI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI (Trang 25 - 26)