- Thu ngân: nộp báo cáo doanh thu tiền mặt về các dịch vụ, theo dõi công nợ.
2.2.3.2. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ
Để hạch toán tăng, giảm TSCĐ, kế toán sử dụng: TK 211 – TSCĐ hữu hình, TK 213 – TSCĐ vô hình và một số tài khoản khác có liên quan.
2.2.3.2.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ
Trong quá trình hình thành TSCĐ, các khoản chi phí phát sinh được theo dõi, tập hợp đầy đủ trên các chứng từ làm căn cứ xác định nguyên giá TSCĐ. Kế toán phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ và ghi bút toán kết chuyển nguồn vốn tương ứng (nếu có) rồi tiến hành ghi các sổ Sổ Nhật ký chung và Sổ cái TK 211.
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
2.2.3.2.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ
- Hàng năm công ty tiến hành kiểm kê TSCĐ vào cuối mỗi niên độ kế toán. Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐ công ty sẽ tổ chức Hội đồng đánh giá lại TSCĐ: xem xét hiện trạng tài sản, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của tài sản. Sau đó, Hội đồng này lập Biên bản đánh giá lại TSCĐ. Hội đồng làm đơn xin thanh lý một số TSCĐ để trình lên Giám đốc công ty.
- Giám đốc công ty xem xét các thông tin trong biên bản đánh giá lại TSCĐ và đơn xin thanh lý nếu hợp lý Giám đốc sẽ ký duyệt.
- Căn cứ vào biên bản đánh giá lại TSCĐ và sự cho phép thanh lý TSCĐ của Giám đốc công ty. Công ty sẽ tổ chức Hội đồng thanh lý, Hội đồng thanh lý sẽ tổ chức thanh lý số TSCĐ đó và lập Biên bản thanh lý TSCĐ.
- Kế toán TSCĐ căn cứ vào Biên bản thanh lý TSCĐ để tiến hành huỷ Thẻ TSCĐ đồng thời ghi giảm TSCĐ trong sổ chi tiết, sổ cái.