Giải pháp về tổ chức hoạt động thực tiễn nhằm nâng cao ý thức về

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng tư tưởng triết học Việt Nam về vấn đề độc lập dân tộc vào giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia cho thanh niên nước ta hiện nay (full) (Trang 97)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Giải pháp về tổ chức hoạt động thực tiễn nhằm nâng cao ý thức về

thanh niên

a. Phát huy vai trò ca gia đình - nhà trường - xã hi thông qua các hot động giáo dc

Gia đình – nhà trường – xã hội là ba góc của một tam giác, có sự gắn kết hữu cơ với nhau tạo nên tính bền vững trong phát triển nhận thức của mỗi người. Yếu tố mang tiền đềđầu tiên định hình nhân cách của con người là gia đình. Nó được ví như tế bào của xã hội, là tổng hợp các mối quan hệ, ứng xử, giá trị nhân cách, tình cảm, đạo đức, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng, dân tộc. Theo quan niệm truyền thống Việt Nam xưa, xây dựng văn hóa gia đình trên nền tảng đạo đức bao gồm đạo hiếu, đạo nghĩa như đạo mẫu tử, cha con, chồng vợ, anh em…; cư xử với ông bà, cha mẹ, với xóm làng. Ngay từ khi còn nằm trong nôi, qua lời ru ngọt ngào của mẹ, mỗi đứa trẻ đã được nghe những lời dạy bảo yêu thương: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Lớn hơn một chút, bài học làm người đầu tiên các thế hệ Việt Nam giáo dục con cháu cũng là dạy cách ứng xử: “kính

trên, nhường dưới”,“chị ngã, em nâng”,“môi hở, răng lạnh”, “lá lành đùm lá rách”, “bầu ơi thương lấy bí cùng”. Những lời dạy ấy đã thấm sâu trong mỗi người con đất Việt, góp phần hình thành bản sắc văn hóa dân tộc, đó là lòng nhân hậu, thủy chung, sống có nghĩa có tình; sự chia sẻ, đoàn kết gắn bó từ trong gia đình đến cộng đồng, làng, nước. Chính vì hiểu giá trị thiêng liêng của gia đình, khi đất nước có giặc ngoại xâm, bao thanh niên trai gái đã lên đường đánh giặc, bảo vệ gia đình, quê hương, đất nước bình yên. Mái ấm gia đình là yếu tố quan trọng giúp con người có thêm ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn thử thách, đi tới những thành công. Thế nhưng gia đình ngày nay có những biểu hiện xa rời với gia đình truyền thống, chức năng giáo dục đạo đức bị lu mờ, thay vào đó là chức năng làm kinh tế lên ngôi và thậm chí nhiều gia đình chỉ lo chú trọng làm kinh tế, chu cấp tiền bạc mà bỏ qua giáo dục, dạy dỗ, định hướng nhận thức cho con cái. Họ quên rằng hệ giá trị văn hóa truyền thống bền vững của dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, cốt cách người Việt. Hệ giá trị này tạo ra sựổn định xã hội, vững vàng về chế độ. Nếu gia đình giữ vững được yếu tố này sẽ không xảy ra tình trạng con giết cha mẹ, ông bà vì những lợi ích kinh tế tầm thường. Do đó, gia đình phải là nơi giáo dục đạo đức truyền thống cho con cái, hình thành lòng yêu thương con người, yêu thương hàng xóm, yêu Tổ quốc, nghĩa vụ, trách nhiệm với gia đình, quê hương, đất nước. Điểm tựa gia đình còn giúp nhiều người vượt qua cám dỗ, không sa ngã vào tệ nạn xã hội và những hành vi tội lỗi. Anh hùng Gióng ngày ấy chỉ biết nằm một chỗ, không biết nói, nhưng với tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ, nền tảng gia đình là cái nôi tiếp sức mạnh cho Gióng ra trận giúp vua đánh giặc Ân giữ yên bờ cõi cho đất nước. Như vậy, gia đình hiện đại cần trao dồi đạo đức tốt đẹp cho con cái. Ông bà, ba mẹ phải là người tấm gương cho con cháu học hỏi và

noi theo. Bởi ngày nay có rất nhiều yếu tố tác động đến nhận thức của thanh niên, sự lựa chọn giá trị nào để phát triển phụ thuộc vào nền tảng gia đình.

Hiện nay, giáo dục truyền thống dân tộc cho con cháu là nội dung mà nhiều gia đình chưa thực hiện được. Xây dựng gia đình mới không thể bỏ qua giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân đối với đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt; xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn; hạt nhân của xã hội là gia đình”.

Bên cạnh đó, môi trường cũng không kém phần quan trọng trong phát triển nhận thức của thanh niên đó là nhà trường. Xét theo chiều dài của lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như lịch sử của nhân loại, nhà trường là một trong những đơn vị cơ sở của tổ chức giáo dục, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Điều đó cho thấy vai trò và sứ mệnh to lớn của giáo dục nhà trường đối với sự phát triển của xã hội cũng như đối với sự phát triển của cá nhân con người. Nhà trường phải là môi trường giáo dục lành mạnh, dạy tốt, học tốt, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc. Hơn thế nữa, nhà trường cần tổ chức tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc và trang bị kiến thức về chủ quyền quốc gia cho người học.

Các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp nên xây dựng

chương trình lý luận chính trị làm điều kiện để sinh viên ra trường. Qua đó, lồng

ghép nội dung về chủ quyền quốc gia dân tộc cho sinh viên tìm hiểu và nắm bắt. Đây cũng là giải pháp phù hợp với thực tiễn hiện nay và là cách giúp cho sinh viên nắm bắt được những thông tin, tin tức về chủ quyền quốc gia.

Nhận thức của thanh niên về bảo vệ chủ quyền quốc gia sẽ được nâng cao hay không còn phụ thuộc vào vai trò của những nhà giáo dục. Và nâng cao đạo đức, trách nhiệm cho các chủ thể giáo dục, đặc biệt là đội ngũ nhà

giáo các cấp, từ phổ thông đến đại học cũng không kém phần quan trọng, bản thân mỗi nhà giáo dục cũng cần được giáo dục là vì vậy.

Ngoài ra, môi trường xã hội cũng là nơi tác động không nhỏ đến nhận thức của thanh niên. Chúng ta đều biết rằng trong thực tế, môi trường xã hội mà thanh niên sống, học tập và phát triển; bên cạnh các mặt tác động, các ảnh hưởng tích cực luôn hàm chứa các yếu tố tiêu cực và với trình độ thiếu từng trải, ít vốn sống lại hiếu động, thanh niên dễ bắt chước theo, vi phạm các chuẩn mực, tác động xấu đến sự phát triển nhận thức của thanh niên. Trong điều kiện hội nhập, mở cửa, sự phát triển của công nghệ thông tin, internet, chủ quyền quốc gia đang phải đối đầu với nhiều thách thức. Sự du nhập nhiều luồng văn hóa khác nhau, Đông - Tây đan xen hỗn hợp và tác động không nhỏ vào nhận thức của thanh niên. Gần đây, xu hướng starbucks đang rầm rộ ở thanh niên nhưng các em chưa hiểu được rằng: Starbucks chỉ thể hiện cho một phong cách sống chứ không đại diện cho đồ uống đậm chất “cafe” ở một nước có sản lượng xuất khẩu cafe đứng thứ 2 thế giới như Việt Nam. Biểu nàng tiên cá như một thứ hình ảnh đầy hấp dẫn và mê hoặc trong làn sóng văn hóa ngoại nhập về Việt Nam. Điều tương tự cũng đã xảy ra khi chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC đổ bộ vào Việt Nam, giới trẻ đua nhau ào ào đến “thưởng thức” vì xem trên phim và tivi mãi giờ mới có dịp “diện kiến”. Đó từng là “thiên đường” chụp hình của giới trẻ. Có thể thấy rằng, làn sóng văn hóa bên ngoài ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và hành động của thanh niên. Điều này thanh niên cho rằng đơn giản, nhưng họ không hề biết rằng chính những yếu tố ấy lại gây phương hại đến chủ quyền quốc gia. Nhìn vào văn hóa, cách ăn mặc, cư xử người ta sẽ nhận ra đó là dân tộc nào. Nếu thanh niên bị ảnh hưởng quá mức văn hóa nước ngoài sẽ có nguy cơ bị đồng hóa, mất bản sắc dân tộc, dẫn đến chủ quyền quốc gia có nguy cơ bị xâm hại.

Môi trường xã hội và điều kiện sống chính là hoàn cảnh của giáo dục, hoàn cảnh ấy cần phải được thay đổi, phải được tăng cường nhân tính, có tính dân tộc nhiều hơn để giáo dục, bồi dưỡng nhận thức tốt hơn cho thanh niên đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia. Để thực hiện được phải có cơ chế,

chính sách, có đầu tư nguồn lực, cộng đồng trách nhiệm của mọi cấp, mọi

ngành. Đoàn Thanh niên có thể và cần phải tác động vào các chương trình hành động của Nhà nước và xã hội. Tùy thuộc sự cải thiện này đến đâu, như thế nào mà nhận thức của thanh niên về vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia sẽ có biến đổi tương ứng như thế.

Như vậy, mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội có sự tác động biện chứng, hỗ trợ nhau trong giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia cho thanh niên. Hồ Chủ tịch đã từng nhấn mạnh rằng: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn ” [33, tr. 591]. Muốn thanh niên có ý thức cao với chủ quyền quốc gia dân tộc thì không thể tách rời ba yếu tố trên. Cải thiện môi trường xã hội và điều kiện sống là giải pháp tối ưu để thanh niên tiếp thu lý tưởng cách mạng một cách tích cực, có cơ sở hiện thực. Đây là vấn đề lớn, là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trước hết phải là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, của các lực lượng xã hội và cơ sở giáo dục. Hai thiết chế tác động trực tiếp tới nhận thức của thanh niên là gia đình và nhà trường cần phải được lành mạnh hóa, bởi chúng đều đang ở trong tình trạng có nhiều bất cập. Thực lực quốc gia lớn mạnh không thể thiếu sự hợp tác của ba chủ thể gia đình - nhà trường - xã hội vào giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia cho thanh niên. Vấn đề quan trọng là cần xây dựng chiến

lược phát triển trong giai đoạn mới với quan điểm phát triển và quan điểm thích nghi, hòa nhập nhưng không hòa tan.

b. Tăng cường công tác giáo dc ca các t chc chính tr - xã hi

Nâng cao nhận thức của thanh niên với chủ quyền quốc gia dân tộc không nằm ngoài vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội. Chủ trương của Đảng và Nhà nước đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tuyên truyền về chủ quyền quốc gia, đặc biệt là chủ quyền biển đảo Việt Nam trong những năm gần đây đã được hưởng ứng mạnh mẽ ở trong và ngoài nước. Không chỉ các cơ quan chuyên trách hay các nhà chuyên môn mới quan tâm đến việc nghiên cứu, thu thập các tư liệu lịch sử và chứng cứ pháp lý nhằm khẳng định chủ quyền quốc gia, mà những người dân bình thường cũng quan tâm đến vấn đề này. Họ là những người đã sưu tầm, gìn giữ nhiều tư liệu quý hiếm về chủ quyền biển đảo Việt Nam trong nhiều năm, thậm chí trong nhiều thế hệ, để rồi đến một thời điểm thích hợp thì hiến tặng những tư liệu quý này cho các nhà nghiên cứu hay cho các cơ quan hữu quan của Nhà nước. Tất cả đều vì mục đích góp phần bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Nhất quán chủ trương trên, Đảng và Nhà nước cần kết hợp với các tổ chức chính trị - xã hội mà thanh niên đang sinh hoạt như: Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên,... tổ chức các buổi sinh hoạt định kỳ, phát động cuộc thi tìm hiểu về chủ quyền quốc gia, tổ chức tham quan tại các bảo tàng, nhà triển

lãm tranh ảnh về truyền thống, đất nước, con người Việt Nam,... Đây cũng là

nơi, là dịp mà thanh niên có cơ hội chứng kiến công cuộc tạo dựng và bảo vệ non sông đất nước của cha ông, thêm tự hào với những gì mà cha ông đã làm vì Tổ quốc, vững tin vào những chứng cứ lịch sử và bằng chứng pháp lý về chủ quyền biển đảo của Việt Nam, sẵn sàng hành động để việc bảo vệ chủ quyền của quốc gia trước sự xâm lấn, tranh chấp của nước ngoài.

Hơn nữa, Đoàn thanh niên còn phải làm tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc chăm lo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Giáo dục thanh niên có lòng yêu nước, thương yêu đồng bào, biết sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Phải khơi dậy phẩm chất tốt đẹp, riêng có ở thanh niên là tinh thần xung kích, tình nguyện, vượt khó, sáng tạo. Hiện nay vẫn còn một số thanh niên chưa được tập hợp, đứng trong các tổ chức nào, vì vậy, cần có chủ trương tập hợp thanh niên. Chỉ khi nào thanh niên đứng vào hàng ngũ của mình thì khi ấy Đoàn mới có cơ hội chăm lo, phát triển và giáo dục thanh niên.

Muốn thanh niên vào tổ chức của mình, Đoàn cần xây dựng chương

trình một cách thiết thực có thể thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Thanh

niên bây giờ được sống và học tập trong môi trường năng động, phát triển toàn cầu, điều kiện học tập và nhu cầu, cơ hội giải trí cao hơn so với thế hệ trước. Thay vì tham gia hoạt động đoàn thể họ có thể ngồi ở nhà lướt web, ngắm nhìn thế giới. Do đó, nội dung chương trình chất lượng có ý nghĩa rất lớn, quyết định sức hút đối với thanh niên.

Ngoài ra, mỗi tổ chức Đoàn muốn tập hợp thanh niên có hiệu quả còn

cần gắn với chế độ khen thưởng, kỷ luật, kỷ cương. Mặc dù nằm trong độ tuổi

đoàn nhưng vẫn còn một số đoàn viên thụ động, ngại tiếp cận với các hoạt động đoàn. Do đó, các tổ chức Đoàn nên coi việc chủ động tham gia hoạt động Đoàn của thanh niên là tiêu chí để đánh giá, phân loại đoàn viên. Tránh việc phân loại hình thức, điều này sẽ là chìa khóa để giải quyết tình trạng ỷ lại, thụ động của một số đoàn viên và cũng góp phần nâng cao vị thế của mỗi đoàn viên, gắn việc tham gia hoạt động Đoàn với quyền lợi của chính họ.

Tóm lại, huy động các lực lượng và tạo dư luận xã hội tích cực để việc giáo dục ý thức thanh niên thành một người có trách nhiệm đạo đức, chính trị, pháp lý phải được quản lý, kiểm soát và thúc đẩy. Nỗ lực hợp tác và cộng đồng trách nhiệm giữa các tổ chức chính trị - xã hội trong việc nâng cao ý

thức bảo vệ chủ quyền quốc gia cho thanh niên phải được coi trọng, cần được Nhà nước thể chế hóa yêu cầu này.

c. Phát động các phong trào thanh niên tình nguyn hướng v biên gii, bin, đảo

Lãnh thổ của Việt Nam trải dài từ bắc đến nam, là một mảnh đất nhỏ hẹp, và dài với hình cong chữ “S”. Hai đầu phình to ra, ở giữa co thắt lại. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, chủ quyền quốc gia được giữ vững và khẳng định. Ngày nay, trọng trách giữ vững chủ quyền quốc gia được trao lại cho thế hệ thanh niên, lớp người năng động, giàu sức sống, sáng tạo. Trong những năm qua, có rất nhiều phong trào thanh niên với biên giới, Tổ quốc được phát động như: phong trào “Tuổi trẻ với mùa xuân biên giới”, “Nghĩa tình biên giới hải đảo” mà Trung ương Đoàn phát động vào mỗi dịp Tết đến, “Khát vọng thanh niên vươn ra biển lớn”, “Góp đá xây Trường Sa”... nhận được sự ủng hộ của đoàn viên thanh niên trên khắp tỉnh thành đất nước. Trung ương Đoàn lấy chủ đề cho năm 2014 là “Năm thanh niên tình nguyện” nhằm góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và cộng đồng về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tình nguyện của thanh niên, thúc đẩy phong trào tình nguyện trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng tư tưởng triết học Việt Nam về vấn đề độc lập dân tộc vào giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia cho thanh niên nước ta hiện nay (full) (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)