Giải pháp về giáo dục truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng tư tưởng triết học Việt Nam về vấn đề độc lập dân tộc vào giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia cho thanh niên nước ta hiện nay (full) (Trang 93)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1.Giải pháp về giáo dục truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm,

xâm, bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc

a. Giáo dc lch s dân tc và lch s chng ngoi xâm, bo v T quc

Có thể khái quát đặc điểm lớn nhất của lịch sử Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm. Dân tộc Việt Nam sống trong nô lệ nhiều hơn là trong hòa bình. Người Việt Nam tự nói với bản thân họ, chỉ có đứng dậy đấu tranh mới giữ vững nền độc lập, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Ở họ, lòng yêu nước, ý thức bảo vệ bờ cõi đất nước trở thành nhu cầu bẩm sinh, việc đương nhiên phải làm. Họ không ngại gian khổ, với ý chí sắt đá, đồng lòng, đoàn kết đã giúp họ vượt lên trên kẻ thù hung hãn, dệt nên trang sử vàng chói lọi để thế hệ đời sau

có quyền tự hào và noi theo. Vị Chủ tịch kính yêu của chúng ta đã từng dạy: “Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời” [29, tr. 216]. Ngày nay, muốn xây dựng thực lực quốc gia lớn mạnh thì bản thân mỗi quốc gia cần nhận thức về nguồn sức mạnh nội sinh vốn có của mình. Trên cơ sởđó, sẽ ra sức phát huy cái vốn có ấy. Cách thức để gia tăng sức mạnh nội sinh không thể thiếu công tác giáo dục lịch sử dân tộc, lịch sử chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc cho thanh niên. Đây là việc làm đương nhiên và nhu cầu tự thân của quốc gia dân tộc nếu không muốn thế hệ trẻ “tha hóa”. Cho nên các cấp, các ngành, các lực lượng cần có kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho thanh niên.

Bằng cách lồng ghép lịch sử dân tộc vào chương trình học của mọi thế hệ ở các cấp bậc học khác nhau. Qua đó, chú trọng phân tích cho thế hệ trẻ thấy và hiểu được sức mạnh nội sinh của nước ta là gì, bản thân họ cảm thấy tự hào, cần trang bị cho mình sức mạnh ấy trong thời đại ngày nay. Muốn giải pháp này có hiệu quả còn cần sự chung tay của những nhà làm sách, biên soạn chương trình, nội dung giáo dục lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó, người dạy phải có phương pháp giảng dạy, truyền đạt lịch sử thu hút người nghe, dễ hiểu, dễ nắm bắt. Giờ đây, vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cần phải nhanh chóng đưa vào nội dung giảng dạy. Chúng ta có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này. Vậy thì các chủ thể giáo dục nhanh chóng trang bị cho thanh niên những hiểu biết lịch sử mà cha ông đã hi sinh xương máu để bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa – một phần máu thịt của Tổ quốc.

Tuy nhiên, nội dung giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia cho thanh niên cần phải phù hợp với điều kiện thực tiễn đất nước.

Ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia xuất phát từ tình yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Trước đây, yêu nước là cầm súng ra chiến trường giữ vững lãnh thổ cho Tổ quốc. Ngày nay, yêu nước còn là yêu lao động, học tập, rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những hoạt động diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ; lên án, phê phán những luận điệu xuyên tạc chế độ xã hội và nhà nước. Do đó, nội dung và phương thức giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước.

Hiện nay đất nước ta đang trên con đường đổi mới nên rất cần những thanh niên mang trong mình ý thức và năng lực cao phù hợp với điều kiện mới. Đây là điều kiện thuận lợi để cho thanh niên phát huy tài năng, sức lực, trí tuệ của tuổi trẻ để khẳng định mình, để trường thành và cống hiến cho Tổ quốc. Đồng thời, thanh niên cần ý thức được những phẩm chất cao quý trong điều kiện mới là: yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nhân dân lao động, tinh thần quốc tế vô sản, hy sinh quên mình vì lý tưởng giải phóng con người, giải phóng nhân loại khỏi áp bức bóc lột là định hướng thiết yếu để đi lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Cần có sự liên kết và quy tụ các chủ thể tham gia giáo dục lịch sử dân tộc. Sẽ không thể thành công nếu thiếu sự hợp tác của toàn xã hội, của các cấp, các ngành vào giáo dục lịch sử dân tộc cho thanh niên. Mỗi chủ thể đều phải phát huy vai trò của mình trong giáo dục lịch sử dân tộc cho thanh niên. Đồng thời, cần nhận thức rằng, học tập và bồi dưỡng kiến thức không mang tính bất biến mà luôn đặt nó trong sự biến thiên, vận động không ngừng. Do vậy, bổ sung những nội dung lịch sử còn thiếu vào hệ thống tư tưởng lịch sử Việt Nam cũng nên xem xét và quan tâm.

b. Tăng cường công tác tuyên truyn v ch quyn quc gia

của Tổ quốc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Để giành lại độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bao đời nay dân tộc ta đã phải đấu tranh gian khổ, đầy hy sinh, không tiếc máu xương… Muốn thanh niên ngày nay viết tiếp trang sử vẻ vang của dân tộc, nên chăng tăng cường công tác tuyên truyền về chủ quyền quốc gia cho thanh niên. Có rất nhiều biện pháp để tuyên truyền sâu rộng vào nhận thức cũng như đời sống thanh niên về chủ quyền quốc gia, chẳng hạn như: thông qua hoạt động ngoại khóa, tổ chức các buổi giao lưu, trên các phương tiện thông tin đại chúng, tivi, báo đài, bài học trên lớp. Trong đó, lợi dụng thành tựu cuộc cách mạng khoa khoa học công nghệ, mạng internet là công cụ cho chúng ta tuyên truyền hiệu quả hơn. Bởi, hầu như thanh niên đều dễ dàng tiếp cận với phương tiện này. Trên thực tế, thời gian truy cập internet của thanh niên chiếm số lượng không nhỏ trên tổng thời gian làm việc một ngày. Thông qua internet, họ có thể nắm bắt được phong cách thời trang, xu hướng xe cộ, ... thế thì tại sao chúng ta không lồng ghép tuyên truyền những kiến thức về chủ quyền quốc gia trên các trang website. Nhưng phải bằng cách nào để nội dung tuyên truyền có thể thu hút, kích thích tính tò mò tìm hiểu của thanh niên. Nên xây dựng trang website về chủ đề chủ quyền quốc gia, tạo thành diễn đàn, sân chơi để thanh niên cùng nhau trao đổi, tranh luận và nắm bắt kiến thức về chủ quyền quốc gia dân tộc. Ông bà ta đã dạy “Học thầy không tài học bạn”. Thông qua trao đổi, trò chuyện, thanh niên sẽ có nhãn quan sâu rộng hơn với chủ quyền quốc gia, với nghĩa vụ công dân, bảo vệ Tổ quốc bằng những hành động cụ thể.

Để giải pháp trên mang lại hiệu quả cần xây dựng nội dung tuyên

truyền một cách đầy đủ, chính xác và phong phú. Phạm vi bảo vệ chủ quyền

diễn ra trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo vệ chủ quyền quốc gia không chỉ là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ mà còn là bảo vệ chế độ chính trị, kinh tế, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là nội dung mà thanh niên dễ nhầm

lẫn nhất. Họ thường cho rằng, bảo vệ chủ quyền chỉ cần cầm súng ra trận, tham gia chiến đấu, thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nhưng vấn đề này chỉ là một trong những biện pháp cần thiết. Nếu thiếu bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc thì chủ quyền quốc gia cũng khó có thể được giữ vững. Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh và cả triết học Mác – Lênin đã khẳng định: văn hiến, phong hóa, lãnh thổ và lịnh sử là các yếu tố không tách khỏi chủ quyền của một quốc gia dân tộc. Sẽ là sai lầm khi tuyên truyền giáo dục chủ quyền quốc gia dân tộc cho thanh niên mà lại bỏ qua các yếu tố này. Tuy nhiên, muốn tuyên truyền có hiệu quả cao cần tạo điều kiện đưa thanh niên tham gia vào các hoạt động thực tiễn xã hội.

3.2.2. Giải pháp về tổ chức hoạt động thực tiễn nhằm nâng cao ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc và chủ quyền quốc gia cho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vận dụng tư tưởng triết học Việt Nam về vấn đề độc lập dân tộc vào giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia cho thanh niên nước ta hiện nay (full) (Trang 93)