Quốc tế I giải tán và ý nghĩa của nó

Một phần của tài liệu Tài liệu D:LỊCH SỬ QUỐC TẾ III.doc (Trang 32 - 34)

1. Quốc tế I sau khi Công xã Pari thất bại

Quốc tế I có vai trò to lớn trong việc bảo vệ sự nghiệp của Công xã Pari. Những hoạt động của Quốc tế I đóng vai trò quan trọng trong sự ra đời của

Công xã. Công xã là sản phẩm tinh thần của Quốc tế I.

Ngày 18-3-1871, khi cuộc khởi nghĩa của giai cấp vô sản Pari nổ ra và sau đó Công xã được thành lập, Mác đã nhiệt liệt hoan nghênh sáng kiến của quần chóng. Biết Công xã chưa đủ điều kiện để giữ chính quyền, Mác đã tìm

cách hạn chế thất bại của Công xã. Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Mác đã viết tuyên ngôn về nội chiến ở Pháp, phân tích sâu sắc tính chất của

công xã với tư cách và một chính thể của giai cấp vô sản, động thời vạch ra sai lầm và nguyên nhân thất bại của Công xã.

Sau khi Công xã Pari thất bại, giai cấp tư sản các nước ra mặt khủng bố các phân bộ Quốc tế. Bọn phản động rất căm tức thái độ của Mác; chúng đàn áp,

truy tố, lùng bắt các hội viên Quốc tế và Mác. Chúng dùng mọi thủ đoạn để đàn áp công nhân và cấm các phân bộ của Quốc tế hoạt động.

Do sự đàn áp của giai cấp tư sản phản động các nước nên Quốc tế không triệu tập Đại hội. Quốc tế I tổ chức Hội nghị ở Luân Đôn từ ngày 17 đến ngày 23-9-1871 để thảo luận về hoạt động của Quốc tế và đề ra nhiệm vụ trước mắt của phong trào công nhân quốc tế. Từ kinh nghiệm của Công xã Pari, Hội nghị đã thông qua Nghị quyết quan trọng về thành lập chính đảng

của giai cấp vô sản ở các nước.

Phái Bacunin chống lại nghị quyết và từ chối không thực hiện. Tháng 11- 1871, chúng nhóm họp riêng ở Xônviê (Thụy Sĩ); tham gia ''Đại hội'' này chỉ có 16 đại biểu. Chúng tuyên bố chống chuyên chính vô sản, chống đấu tranh

chính trị của giai cấp công nhân. Bọn vô chính phủ đòi triệu tập đại hội Quốc tế, gây nhiều tác hại cho hoạt động của Quốc tế.

Đại hội V của Quốc tế tổ chức tại La Hay từ ngày 2 đến ngày 7-9-1872 có Mác và Ăng ghen tham dự. Đại hội khai trừ Bacunin và đồng bọn ra khỏi Quốc tế vì tội phản bội. Đại hội xác nhận nghị quyết của Hội nghị Luân Đôn

từ ngày 17 đến ngày 23-9-1971 và nhắc nhở giai cấp công nhân các nước về bài học của Công xã Pari, nhất là vấn đề thành lập chính đảng vô sản ở từng nước. Đại hội chỉ rõ đấu tranh kinh tế và hoạt động chính trị liên quan chặt chẽ vời nhau. Đại hội quyết định rời trụ sở Tổng hội sang Mỹ vì không thể tiếp tục hoạt động ở châu Âu được. Đây là Đại hội cuối cùng của Quốc tế I. Hội nghị cuối cùng của Quốc tế I họp ở Philađenphia ngày 15-7-1876 tuyên bố giải tán Quốc tế. Quốc tế I đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử truyền bá tư

tưởng của chủ nghĩa Mác tới công nhân các nước, tạo cơ sở để thành lập chính đảng độc lập của công nhân ở châu Âu, châu Mỹ.

2. ý nghĩa lịch sử của quốc tế I

Quốc tế I có ý nghĩa to lớn, đó là tổ chức quốc tế đầu tiên của giai cấp công nhân, được thành lập trên cơ sở chủ nghĩa xã hội khoa học. Quốc tế được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị là cơ sở cho cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội của giai

cấp công nhân.

Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh các loại, Quốc tế I đã khởi thảo những vấn đề cương lĩnh về chiến lược và sách lược của chính

đảng, góp phần làm cho phong trào công nhân có bước chuyển biến mới, tiến tới thành lập những tổ chức công nhân có tính chất quần chúng. Quốc tế

I, dưới sự lãnh đạo của Mác và Ăngghen đã đào tạo được nhiều cán bộ trở thành người tổ chức và lãnh đạo những chỉnh đảng vô sản đầu tiên của

phong trào công nhân quốc tế. Quốc tế I đã đấu tranh chống lại những trào lưu xã hội chủ nghĩa sai trái, chuẩn bị cơ sở cho việc thành lập chính đảng công nhân trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học. Cùng với việc thành lập các chính đảng vô sản độc lập, chủ nghĩa Mác ngày càng được

Một phần của tài liệu Tài liệu D:LỊCH SỬ QUỐC TẾ III.doc (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w