Sự thành lập và những văn kiện đầu tiên của Quốc tế

Một phần của tài liệu Tài liệu D:LỊCH SỬ QUỐC TẾ III.doc (Trang 26 - 27)

Ngày 22-7-1863, Đại biểu công nhân các nước tổ chức hội nghị ở Luân Đôn để ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Ba Lan và phản đối chính phủ các nước châu Âu giúp đỡ Nga hoàng đàn áp khởi nghĩa. Hội nghị ra lời kêu gọi

thành lập một tổ chức quốc tế. Ngày 28-9-1864, một cuộc họp do Đại biểu công nhân Pháp và Anh triệu tập được tổ chức ở Luân Đôn để phản đối sự đàn áp cuộc khởi nghĩa ở Ba Lan năm 1863, đã quyết định thành lập tổ chức

công nhân quốc tế với tên gọi Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế I), bầu ra Ban Chấp hành Trung ương - cơ quan có nhiệm vụ thảo ra Tuyên

ngôn và Điều lệ.Mác là người tổ chức Hội nghị, được bầu vào Ban Chấp

hành Trung ương, Đại diện cho phong trào cách mạng Đức. Tham gia Ban Chấp hành. Trong ương Quốc tế I, ngoài các ủy viên thương vụ ra còn một số Đại biểu xuất sắc của phong trào công nhân Anh, công nhân Pháp và các

nước khác, tất cả có 32 người. Hội nghị bầu ra một tiểu ban, trong đó có Mác được giao việc soạn thảo Tuyên ngôn và Điều lệ của Hội. Mục đích của

Quốc tế I và đoàn kết Đại thành một khối tất cả các lực lượng có tinh thần chiến đấu của giai cấp công nhân châu Âu và châu Mỹ... Do vậy, Tuyên

ngôn và Điều lệ của Quốc tế phải được soạn thảo sao cho cả những hội công

liên của Anh, những môn đồ của Pruđông ở Pháp, Bỉ, Italia và Tây Ban Nha lẫn phái Lát xan ở Đức đều có thể chấp nhận được.

Tuyên ngôn thành lập Quốc tế do Mác trực tiếp soạn thảo đã nêu những nguyên tắc có tính tất yếu của sự phát triển gay gắt cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản; khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân. Tuyên ngôn nhấn mạnh việc giải phóng giai cấp công nhân đòi hỏi phải có sự thống

nhất và sự hợp tác anh em của công nhân trên phạm vi quốc tế. Ngoài ra, giai cấp công nhân phải kiên quyết phản đối những hành động xâm lược của

chủ nghĩa đế quốc và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, ngăn chặn và vạch trần chính sách ngoại giao phản động của chính phủ nước mình, coi

đó là một bộ phận của cuộc đấu tranh chung để giải phóng giai cấp công nhân. Tuyên ngôn được kết thúc bằng khẩu hiệu “vô sản tất cả các nước,

đoàn kết lại!''.

Điều lệ của Quốc tế và sự phác họa bước đầu về nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức công nhân Đại hội là cơ quan cao nhất, giữa hai kỳ Đại hội

thì Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội bầu ra lãnh đạo Quốc tế. Tổ chức của Quốc tế bao gồm các chi bộ. Những chi bộ trong một nước hợp thành

liên chi và do hội đồng liên chi lãnh đạo. Nhiệm vụ của các hội viên là thống nhất các đoàn thể công nhân thành những tổ chức có tính chất toàn quốc.

Tuyên ngôn và Điều lệ được thông qua, là những văn kiện đầu tiên của Quốc

tế I, đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân và khẳng định sự đóng góp lớn lao của Mác. Tập hợp được mọi lực lượng công nhân trong Quốc tế I, Mác và Ăng ghen không ngừng giác ngộ họ đấu tranh chống lại

các khuynh hướng xã hội chủ nghĩa sai trái.

Một phần của tài liệu Tài liệu D:LỊCH SỬ QUỐC TẾ III.doc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w