0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Cơ sở khoa học cho một số giải pháp hạn chế xói mòn đất dựa trên đặc

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ LINH ĐỘNG CỦA KHOÁNG SÉT TRONG ĐẤT DỐC HUYỆN SÓC SƠN DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẤT (Trang 47 -47 )

d. Ảnh hưởng của axit silicic

3.4. Cơ sở khoa học cho một số giải pháp hạn chế xói mòn đất dựa trên đặc

tính keo của khoáng sét trong đất nghiên cứu

Xói mòn và rửa trôi là một trong những vấn đề gây suy thoái đất nghiêm trọng ở nước ta. Đặc biệt đối với những khu vực đồi núi dốc sự mất đất, mất chất dinh dưỡng và mất khả năng phục hồi của đất càng trở nên trầm trọng hơn. Ngoài các yếu tố như đặc điểm thổ nhưỡng, địa hình, lớp phủ thực vật… có vai trò cốt yếu đối với xói mòn đất. Ở cấp độ vi mô, bản thân các hạt sét cũng đóng vai trò nhất định nhờ đặc tính hoạt động của mình. Nghiên cứu của Chan và Mead (1988), Coote và nnk (1988) chứng minh rằng trạng thái keo của các hạt sét trong dung dịch là một thông số rất hữu hiệu trong nghiên cứu về xói mòn và độ bền cơ học đất. Tuy nhiên, đặc tính keo của khoáng sét cũng như quá trình mất sét do hoạt động của dòng chảy bề mặt rất ít được nhắc đến trong các tài liệu nghiên cứu trong nước. Các kết quả nghiên cứu sự linh động của khoáng sét dưới ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đất trên đây có thể góp phần đưa ra giải pháp trong việc quản lý đất để hạn chế xói mòn, giảm thiểu việc mất sét.

Vùng đất nghiên cứu có môi trường axit, (pHKCl dao động từ 3,96 – 4,11), là điều kiện thuận lợi để diễn ra sự tụ keo, làm cho cấu trúc đất trở nên bền chặt hơn. Như vậy, trong môi trường phản ứng chua, khoáng sét tồn tại ở trạng thái tụ keo, làm giảm nguy cơ rửa trôi và mất sét khỏi đất.

Hàm lượng các cation trong dung dịch càng cao thì khả năng tụ keo của khoáng sét càng tăng. Ngược lại, humat, axit silicic là nguyên nhân thúc đẩy sự tán keo. Do đó, đất càng giàu chất hữu cơ càng thúc đẩy trạng thái keo tán, dẫn tới nguy cơ sét bị rửa trôi và mất khỏi đất.

Trong đất nghiên cứu, hàm lượng cation hòa tan tương đối thấp trong khi chất hữu cơ tương đối (biến động từ 1,4 – 3,0 % C theo chiều sâu của phẫu diện), hàm lượng axit silicic khá dồi dào là những yếu tố thuận lợi thúc đẩy trạng thái keo tán, tăng nguy cơ sét bị rửa trôi và mất khỏi đất. Đây là yếu tố tiềm ẩn dẫn đến nguy

chế sự phân tán của hệ keo trong đất là không thực tế. Mặt khác, việc làm giàu hàm lượng cation trong đất tuy có khả thi hơn thông qua việc bổ sung vào đất các loại phân bón vô cơ (đặt biệt là phân kali,…). Tuy nhiên, khi khuyến cáo áp dụng cần được tiếp tục các nghiên cứu cụ thể để tránh những tác động tiêu cực từ việc sử dụng không hợp lý phân bón vô cơ tới chất lượng và tính bền vững của đất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ LINH ĐỘNG CỦA KHOÁNG SÉT TRONG ĐẤT DỐC HUYỆN SÓC SƠN DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẤT (Trang 47 -47 )

×