Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều chế hệ xúc tác quang TIO2vật liệu vảiVIS (bức xạ ánh sáng nhìn thấy) để khử khuẩn trong không khí (Trang 33)

Tụ cầu vàng thuộc họ Micrococcaceae do Robert Koch (1843-1910) phát hiện năm 1878 phân lập từ mủ ung nhọt và đến năm 1884 đƣợc Rosenbach nghiên cứu tỉ mỉ.

Hình 9. Tụ cầu vàng

Tụ cầu vàng là những cầu khuẩn có đƣờng kính từ 0,8 đến 1 µm và đứng thành hình chùm nho, bắt màu gram dƣơng, không có lông, không nha bào, thƣờng không có vỏ. Tụ cầu vàng thuộc loại dễ nuôi cấy, phát triển đƣợc ở nhiệt độ từ 10 đến 450C và nồng độ muối cao tới 10%, thích hợp đƣợc ở điều kiện thiếu và kỵ khí. Trong tự nhiên, tụ cầu vàng xuất hiện rải rác trong trong môi trƣờng đất, nƣớc, không khí và đặc biệt cơ thể ngƣời. Trong cơ thể ngƣời, tụ cầu vàng cƣ trú chủ yếu là ở vùng mũi họng (30%), nách, âm đạo, mụn nƣớc trên da, các vùng da trầy xƣớt và tầng sinh môn. Vi khuẩn này gây bệnh cho ngƣời bị suy giảm đề kháng bệnh nhân lọc máu, có bệnh tiểu đƣờng loại 1, chích xì ke, nhiễm HIV, mắc bệnh da mãn tính hoặc các nhân viên y tế. Tụ cầu vàng là vi khuẩn gây bệnh thƣờng gặp nhất và có khả năng gây nhiều loại bệnh khác nhau. Cụ thể là:

- Nhiễm khuẩn ngoài da: do tụ cầu vàng ký sinh ở da và niêm mạc mũi, nên có thể xâm nhập qua các lỗ chân lông, chân tóc hoặc các tuyến dƣới da. Sau đó gây

26

nên các nhiễm khuẩn sinh mủ: mụn nhọt, đầu đinh, các ổ áp xe, hậu bối … Mức độ các nhiễm khuẩn này phụ thuộc vào sự đề kháng của cơ thể và độc lực của vi khuẩn. - Nhiễm khuẩn huyết: do tụ cầu vàng gây nên các nhiễm khuẩn ngoài da, từ đấy vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nên nhiễm khuẩn huyết. Từ nhiễm khuẩn huyết tụ cầu vàng đi đến các cơ quan khác nhau và gây nên các ổ áp xe (gan, phổi, não, tủy xƣơng…), viêm nội tâm mạc. Do vậy, có khả năng gây viêm tắc tĩnh mạch.

- Viêm phổi: viêm phổi do tụ cầu vàng chỉ xảy ra sau viêm đƣờng hô hấp do virut (nhƣ cúm) hoặc sau nhiễm khuẩn huyết. Chúng thƣờng xảy ra ở trẻ em hoặc những ngƣời suy yếu. Tỷ lệ tử vong của bệnh này khá cao, vì thế có thể đƣợc coi là bệnh nặng. Viêm phổi do tụ cầu khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn rất nặng, có tỷ lệ tử vong cao. Ngƣời bị nhiễm tụ cầu vào phổi qua hai đƣờng: hít thở tụ cầu vào theo đƣờng hô hấp hoặc tụ cầu từ các ổ nhiễm khuẩn da hay cơ quan khác theo đƣờng máu vào phổi. Mùa nắng nóng, mồ hôi ra nhiều, tụ cầu thƣờng gây viêm da rồi gây viêm phổi.

Tụ cầu vàng có khả năng đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi khuẩn không có nha bào khác. Nó bị diệt ở 800

C trong một giờ (các vi khuẩn khác thƣờng bị diệt ở 600C trong 30 phút). Khả năng đề kháng với nhiệt độ thƣờng phụ thuộc vào khả năng thích ứng nhiệt độ tối đa (450C) mà vi khuẩn có thể phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều chế hệ xúc tác quang TIO2vật liệu vảiVIS (bức xạ ánh sáng nhìn thấy) để khử khuẩn trong không khí (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)