Trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn gram âm, hình dạng thẳng hoặc hơi cong nhƣng không xoắn, hai đầu tròn. Kích thƣớc từ 0,5 – 1,0µm x 1,5 – 5,0µm. Có một lông duy nhất ở một cực. Các pili của trực khuẩn mủ xanh dài khoảng 6 nm, là nơi giúp cho vi khuẩn gắn vào bề mặt của tế bào vật chủ. Trực khuẩn mủ xanh dễ mọc trên các môi trƣờng nuôi cấy thông thƣờng (thạch thƣờng, thạch máu, canh thang), hiếu khí tuyệt đối. Nhiệt độ tối ƣu là 37oC, nhƣng chúng có thể mọc đƣợc trong khoảng dao động rộng (5 – 42oC); pH thích hợp từ 7,2 đến 7,5 (dao động từ 4,5 đến 9,0).
24
Hình 8. Trực khuẩn mủ xanh
Trực khuẩn mủ xanh là một vi khuẩn phổ biến gây bệnh ở động vật và con ngƣời. Nó đƣợc tìm thấy trong đất, nƣớc, hệ vi sinh vật trên da và các môi trƣờng nhân tạo trên khắp thế giới. Vi khuẩn không chỉ phát triển trong môi trƣờng không khí bình thƣờng, mà còn có thể sống trong môi trƣờng có ít khí ôxy, và do đó có thể cƣ trú trong nhiều đối tƣợng môi trƣờng tự nhiên và nhân tạo. Nguồn dinh dƣỡng của vi khuẩn này là các hợp chất hữu cơ.
Trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn gây bệnh có điều kiện, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch. Triệu chứng chung của việc lây nhiễm thông thƣờng là gây ra viêm nhiễm và nhiễm trùng huyết. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan thiết yếu của cơ thể nhƣ phổi, đƣờng tiết niệu và thận, chúng sẽ gây ra những hậu quả chết ngƣời vì vi khuẩn này phát triển tốt trên các bề mặt bên trong cơ thể. Ngƣời ta đã tìm thấy trực khuẩn mủ xanh ở khắp nơi trong bệnh viện: đầu các ống thông, máy khí dung, máy hô hấp nhân tạo, máy hút ẩm, thậm chí trong cả một số dung dịch vẫn dùng để rửa vết thƣơng do pha chế hoặc bảo quản không tốt.
25