6.1. Mục đích:
Lái chuyển hướngsang phải nhằm thay đổi hướng tiến của con tàu sang phải. 6.2. Quy trình lái chuyển hướng sang phải:
Ta thực hiện các bước như sau;
- Giữ thẳng lái (đồng hồ góc lái chỉ 00 ); - Đưa cần ga về vị trí nhỏ nhất;
- Cài số tới; - Tăng ga từ từ;
- Quay vô lăng sang phải.
Ta quay vô lăng sang phải với một góc nhỏ và quan sát sự chuyển hướng của la bàn từ, để biết sự tương quan giữa góc lái và sự chuyển hướng đi của con tàu.
Hình 2.8. Điều động tàu sang phải (máy tới)
1. Mặt phẳng trục dọc tàu; 2. Bánh lái;3. Chiều quạt chân vịt;4. Hướng mũi tàu; . Góc lái.
6.3. Lưu ý khi lái chuyển hướng sang phải:
Khi thực hiện lái tiến sang phải, người lái tàu cần phải biết kết hợp giữa việc quay vô lăng lái và sự chuyển hướng của la bàn cũng như sự thay đổi của đồng hồ chỉ báo góc lái để xác định được góc bẻ lái của tàu.
7. Chạy lùi:
Khi điều động tàu, có những tình huống ta phải điều động cho tàu chạy lùi chẳng hạn như để giảm quán tính tàu, làm cho tàu dừng lại một cách nhanh chóng, chạy lùi máy để thả neo,...
7.2. Quy trình lái tàu chạy lùi:
Trường hợp 1: máy chạy lùi, mũi tàu thẳng hướng: - Giữ thẳng lái (đồng hồ góc lái chỉ 00
); - Đưa cần ga về vị trí nhỏ nhất;
- Cài số lùi; - Tăng ga từ từ; - Giữ nguyên góc lái.
Hình 2.9. Điều động tàu chạy lùi
1. Mặt phẳng trục dọc tàu; 2. Bánh lái; 3. Chiều quạt chân vịt; 4. Hướng mũi tàu; . Góc lái
Trường hợp 2: máy chạy lùi, chuyển hưởng mũi tàu sang phải: - Giữ thẳng lái (đồng hồ góc lái chỉ 00
); - Đưa cần ga về vị trí nhỏ nhất;
- Cài số lùi; - Tăng ga từ từ;
- Quay vô lăng sang trái.
Ta quay vô lăng sang trái với một góc nhỏ và quan sát sự chuyển hướng của la bàn từ, để biết sự tương quan giữa góc lái và sự chuyển hướng đi của con tàu.
Hình 2.10. Điều động tàu sang phải (máy lùi)
1. Mặt phẳng trục dọc tàu; 2. Bánh lái;3. Chiều quạt chân vịt; 4. Hướng mũi tàu;. Góc lái
Trường hợp 3: máy chạy lùi, chuyển hưởng mũi tàu sang trái: - Giữ thẳng lái (đồng hồ góc lái chỉ 00
); - Đưa cần ga về vị trí nhỏ nhất;
- Cài số lùi; - Tăng ga từ từ;
- Quay vô lăng sang phải.
Ta quay vô lăng sang phải với một góc nhỏ và quan sát sự chuyển hướng của la bàn từ, để biết sự tương quan giữa góc lái và sự chuyển hướng đi của con tàu.
Hình 2.11. Điều động tàu sang trái (máy lùi)
1. Mặt phẳng trục dọc tàu; 2. Bánh lái; 3. Chiều quạt chân vịt; 4. Hướng mũi tàu;. Góc lái
7.3. Những lưu ý khi lái tàu chạy lùi:
Khi thực hiện công việc này, đòi hỏi người lái tàu phải biết cách sử dụng vô lăng lái, la bàn, bộ ga-số và nắm vững các đặc tính chuyển động của tàu.
Trong thực tế, do ảnh hưởng của chiều quay chân vịt, nên mũi tàu có xu hướng sang trái nếu chân vịt chiều phải; sang phải nếu chân vịt chiều trái (chưa kể đến ảnh hưởng của gió, nước).