AN TOÀN LAO ÐỘNG

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất axit glutamic từ rỉ đường năng suất 3400 tấn sản phẩmnăm (Trang 68)

C. Băng tải làm nguội tinh thể axit glutamic sau khi sấy.

AN TOÀN LAO ÐỘNG

Trong nhà máy, an toàn lao động là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, sức khoẻ và tính mạng của công nhân cũng như tình trạng máy móc, thiết bị. Cần phải phổ biến rộng rãi cho cán bộ công nhân viên nhà máy hiểu biết và vận dụng thiết bị, máy móc một cách có hiệu quả. Ngoài ra, nhà máy cần phải đề ra những biện pháp phòng ngừa cụ thể, buộc tất cả mọi người tuân theo những qui định đó.

9.1. Các nguyên nhân gây tai nạn lao động.

• Vận hành thiết bị, máy móc không đúng quy trình kỹ thuật.

• Trình độ lành nghề và nắm vững về mặt kỹ thuật của công nhân còn yếu. • Các thiết bị, máy móc được trang bị không tốt hoặc chưa hợp lý.

• Tổ chức lao động và sự liên hệ giữa các bộ phận không chặt chẽ. • Các thiết bị bảo hộ lao động còn thiếu hoặc không đảm bảo an toàn. • Ý thức chấp hành kỷ luật của công nhân chưa cao.

9.2. Những biện pháp hạn chế tai nạn lao động.

• Bố trí lắp đặt thiết bị phù hợp với quá trình sản xuất. Các loại thiết bị có động cơ như: băng tải, gàu tải, …phải có che chắn cẩn thận.

• Các đường ống hơi nhiệt phải có lớp bảo ôn, có áp kế.

• Phải kiểm tra lại các bộ phận của máy trước khi vận hành để xem có hư hỏng gì không, nếu có phải sửa chữa kịp thời.

• Các thiết bị chứa CO2 lỏng, khí nén… phải đặt xa nơi đông người, có áp kế. • Kho xăng, dầu, nguyên liệu… phải đặt xa nguồn nhiệt. Trong kho phải có bình

CO2 chống cháy và vòi nước để chữa cháy. Ngăn chặn người vô phận sự vào khu vực sản xuất và kho tàng. Không được hút thuốc lá trong kho.

• Người công nhân vận hành máy phải thực hiện đúng chức năng của mình

9.3 Các biện pháp dự phòng an toàn lao động9.3.1. An toàn cháy nổ 9.3.1. An toàn cháy nổ

• Các chất dể cháy nỗ có thể tạo thành bên trong khu vực sản xuất, bên trong các thiết bị, bể chứa. Những chất lỏng dể cháy được bảo quản trong các bể cách nhiệt, tốt nhất là bảo quản dưới đất. Trong khi đỗ đầy và tháo cặn chúng cần phải theo dõi cẩn thận các quy luật va định mức hoạt động.

• Không cho phép sử dụng không khí nén để tạo áp cho chất lỏng dể cháy từ thiết bị này qua các thiết bị khác, vì tỉ lệ hơi và không khí cũng như bụi bên trong thiết bị có thể dẫn tới tạo thành nồng độ dễ nổ. Để tạo quá áp trong trường hợp này tốt nhất nên dùng khí trơ. Dùng các bơm có dạng màng hay không có vòng khít để bơm các loại chất lỏng dể cháy nhằm loại trừ rò rỉ.

• Để năng ngừa tia lửa điện tạo thành, các nguồn nung nóng trong các khu dể nổ và cháy,tất cả những dụng cụ lấy điện, mở điện và các phương tiện tự động cần phải hoàn thành các kiểu phòng nổ và kín nước.

9.3.2. An toàn các chất hóa học, sinh học

• Các chất hóa học sinh học phải được đảm bảo chứa trong các thiết bị chứa chuyên biệt có ghi chú nhãn mác.

• Cảnh báo nguy hiểm nếu có và hướng dẫn sử dụng pha chế hóa chất.

• Các hóa chất phải được xắp xếp theo danh mục tính chất, đặc điểm, dụng cụ chứa… để thuận tiện cho việc sử dụng.

• Có các thiết bị sử lý sự cố kịp thời khi sự cố mất an toàn về hóa chất xảy ra. • Những người sử dụng làm việc với hóa chất phải được học về thao tác sử dụng

an toàn đối với hóa chất.

• Khi sử dụng các chất hóa học đảm bảo ngiên ngặt các thao tác an toàn.

• Khi xáy ra sự cố với các chất hóa sinh học phải sơ cứu kịp thời tại chỗ và đưa ngay tới các chạm y tế gần nhất.

9.3.3. An toàn về điện

• Phải có hệ thống báo động khi thiết bị có sự cố. • Thiết bị điện phải có rơle đề phòng quá tải.

• Các phần cách điện của thiết bị điện phải đảm bảo bền chặt, không bị ăn mòn. • Thiết bị điện phải được nối đất khi làm việc.

• Khi sửa chữa thiết bị điện phải cách ly điện với người sửa chữa và có bút thử điện.

9.3.4. An toàn về khí bụi.

• Sự nhiễm bẩn không khí xảy ra trong các phòng tập trung các loại thiết bị để cấy, lên men, sấy…

• Để làm sạch không khí khỏi các chất nhiễm bẩn công nghiệp thường sử dụng các thiết bị thu gom các khí - bụi. Thiết bị để làm sạch các khí dể bốc cháy hay các chất dể nỗ được trang bị phù hợp với các bộ luật an toàn có tính đến sự đảm bảo làm sạch liên tục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9.3.5. An toàn về thông gió chiếu sáng

• Phải đảm bảo cường độ ánh sáng, nhiệt độ không khí, mức độ không khí theo quy định phù hợp trong nhà máy.

• Số bóng đèn, vị trí treo lắp đèn, công tắc, cầu dao phải phù hợp với thao tác. Các mạch điện phải kín, đặt nơi khô ráo. Các bóng đèn phải có các bộ phận lồng che chắn khỏi các va đập cơ học trong nhà Thường xuyên kiểm tra độ sáng của bóng đèn.

• Phải đảm đủ các cửa thông gió và quạt gió hút thổi không khí đối với các khu vực yêu cầu.

9.3.6. An toàn về thiết bị sản xuất và vận hành thiết bị

• Tại các phân xưởng phải có các biển báo về quy trình vận hành từng loại thiết bị, có các biển cảnh báo nguy hiểm đối với các khu vực dễ xảy ra sự cố.

• Bố trí lắp đặt thiết bị phù hợp với quá trình sản xuất. Các loại thiết bị có động cơ như: gàu tải, …phải có che chắn cẩn thận.

• Các đường ống hơi nhiệt phải có lớp bảo ôn, có áp kế.

• Phải kiểm tra lại các bộ phận của máy trước khi vận hành để xem có hư hỏng gì không, nếu có phải sửa chữa kịp thời.

• Các thiết bị chứa CO2 lỏng, khí nén… phải đặt xa nơi đông người, có áp kế. • Kho xăng, dầu, nguyên liệu… phải đặt xa nguồn nhiệt. Trong kho phải có bình

CO2 chống cháy và vòi nước để chữa lửa. Ngăn chặn người vô phận sự vào khu vực sản xuất và kho tàng. Không được hút thuốc lá trong kho.

• Có chế độ vệ sinh, sát trùng, vô dầu mỡ cho thiết bị.

• Người công nhân trước khi vận hành thiết bị phải được học các qui trình vận hành thiết bị, các thao tác an toàn và các biện pháp sử lý sự cố…

• Người công nhân vận hành máy phải thực hiện đúng chức năng của mình, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu máy móc bị hư hỏng do quy trình vận hành của mình.

• Kỷ luật của nhà máy phải thực hiện nghiêm để xử lý kịp thời những trường hợp vô nguyên tắc, làm ẩu.

• Thiết bị, máy móc phải sử dụng đúng chức năng, đúng công suất.

• Mỗi loại thiết bị phải có hồ sơ rõ ràng. Sau mỗi ca làm việc phải có sự bàn giao máy móc, nêu rõ tình trạng để ca sau xử lý.

• Thường xuyên theo dõi chế độ làm việc của máy móc, thiết bị.

9.3.7 An toàn về tiếng ồn

Các khu vực có tiếng ồn lớn trong phân xưởng sản xuất là các khu vực có thiết bị

như: thiết bị ly tâm, thiết bị bao gói. Các khu vực này nếu mật độ tiếng ồn quá lớn cần phải có cửa kính phân cách tách biệt riêng với các khu vực khác.

Công nhân làm việc tại các khu vực có tiếng ồn lớn phải mang dụng cụ bịt tai để làm

việc.

9.3.8 Chống sét

Để đảm bảo an toàn cho các công trình trong nhà máy, phải có cột thu lôi cho những công trình ở vị trí cao.

9.4 Bảo vệ môi trường9.4.1 Làm sạch không khí 9.4.1 Làm sạch không khí

Không khí thải vào khí quyển bị nhiểm các tế bào vi sinh vật, bị nhiểm cát bụi của các protein. Và các sản phẩm khác của tổng hợp vi sinh, được tạo ra trong giai đoạn lên men. Các sản phẩm của quá trình đốt sử dụng nhiên liệu lò hơi.Tất cả phải được sử lý lọc bụi trước khi thải vào môi trường. Đặc biệt các loại khí mùi độc hại phải có các biện pháp giảm nhẹ mức độ độc hại trước khi được thải vào môi trường.

9.4.2 Làm sạch nước thải

Quá trình công nghệ thu nhận các sản phẩm vi sinh tổng hợp đòi hỏi phải sử dụng một lượng lớn nước, chính một lượng nước này bị nhiễm bẩn bởi các vi sinh vật độc hại, bởi các muối khoáng và các cấu tử hữu cơ.

Độ nhiễm bẩn của dòng nước được đánh giá theo hai chỉ số: COD và BOD (COD - lượng Oxy (mg) để oxy hoá hoàn toàn tất cả các chất nhiễm bẩn hoá học có trong một (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lít nước thải và BOD -lượng Oxy (mg), mà các vi sinh vật sử dụng để oxy hoá các chất hữu cơ có trong một lít nước thải).

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất axit glutamic từ rỉ đường năng suất 3400 tấn sản phẩmnăm (Trang 68)