Giải pháp thứ ba: Tổ chức các chương trình tuyển dụng, thực tập cho sinh

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển nguồn việc làm cho sinh viên viện đại học mở hà nội (Trang 52)

sinh viên.

Với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng của nguồn nhân lực, việc tổ chức các chương trình thực tập và tuyển dụng chuyên nghiệp là một trong những chương trình thiết thực dành cho sinh viên. Các sinh viên tham gia chương trình sẽđược tham gia các khóa huấn luyện chuyên nghiệp, trải nghiệm thực tế các công việc trong thời gian thực tập tại các doanh nghiệp và sẽ có được kinh nghiệp thực tế đồng thời là xác nhận kinh nghiệm làm việc từ các doanh nghiệp để khi ra trường có thể tiếp cận ngay công việc mà không mất thời gian thử việc.

Thường xuyên tổ chức các buổi “Ngày hội việc làm” cho các sinh viên với sự tham dự của các công ty trong mạng lưới đối tác. Sinh viên sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều công ty và doanh nghiệp, được trải nghiệm cơ hội phỏng vấn việc làm với các chuyên gia và yêu cầu tuyển dụng của các công ty. Từ đó các bạn dễ dàng định hướng con đường nghề nghiệp tương lai sau này của mình.

KT LUN VÀ KIN NGH

Từ những nghiên cứu tài liệu và kết quả của các khảo sát, điều tra thực tế yêu cầu của doanh nghiệp và sựđáp ứng của sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội, có thể rút ra những kết luận sau:

- Trong quá trình làm việc, sinh viên tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội đáp ứng ở mức độ vừa phải các yêu cầu của công việc, có thể vẫn làm chủ doanh nghiệp hài lòng với chất lượng làm việc của họ. Tuy nhiên, những sinh viên này thiếu những kỹ năng thực thế, những khả năng giúp họ thành công hơn trong công việc.

- Xét riêng các nhóm ngành đào tạo tại Viện Đại học Mở Hà Nội, những sinh viên nhóm ngành Kinh tế, Quản trị Kinh doanh được đánh giá có các kỹ năng tốt nhất, tiếp theo đến là nhóm ngành Luật, nhóm ngành Công nghệ, nhóm ngành Ngoại Ngữ và cuối cùng là nhóm ngành Kiến trúc – Mỹ thuật bịđánh giá thấp nhất về kỹ năng. Tuy nhiên đây cũng là mặt bằng chung về kỹ năng của người lao động khi chia theo các nhóm ngành.

- Trong 17 kỹ năng được chia thành 3 nhóm thì chủ yếu các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội đang đạt ở mức chấp nhận được của nhóm 1: Kỹ năng cơ bản. Những nhóm Kỹ năng giá trị gia tăng và nhóm Kỹ năng người lãnh đạo tương lai thì rất ít sinh viên của Nhà trường đạt được.

- Các nghiên cứu tài liệu và số liệu điều tra, khảo sát minh chứng đã khẳng định hướng đi đúng đắn của Đề tài về việc nghiên cứu mức độ đáp ứng với yêu cầu của nhà tuyển dụng của sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội, đưa ra các giải pháp nhằm để sinh viên tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của công việc, từđó tạo nguồn việc làm cho sinh viên.

Từ kết quả nghiên cứu, nhóm đề tài xin đưa ra một số kiến nghị như sau: - Cho đến nay các bình luận về mức độ đáp ứng với công việc của

những sinh viên tốt nghiệp đại học là rất nhiều song không có những tiêu chí đo lường chung, không có nhiều số liệu thực tế để chứng

minh. Vì vậy cần có những nghiên cứu tiếp theo với quy mô lớn hơn để tiếp cận và giải quyết vấn đề hoàn chỉnh hơn.

- Việc các doanh nghiệp phải đào tạo lại các sinh viên tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình là việc làm hết sức lãng phí. Vì vậy, nhất thiết phải có các chính sách và hoạt động cụ thểđểđào tạo đáng ứng được nhu cầu của xã hội.

- Bộ phận hỗ trợ sinh viên của Nhà trường cần có những tham mưu cho lãnh đạo Viện trong việc gắn kết với doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo theo nhu cầu của đơn vị tuyển dụng.

- Hiện nay, một số trường đại học đã đưa kỹ năng mềm vào thành môn học để tiếp cận các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Với việc Viện Đại học Mở Hà Nội đã áp dụng hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì việc đưa Kỹ năng mềm vào thành các môn học là điều cần thiết, thể hiện sự nhạy bén của đội ngũ cán bộ quản lý của Nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các sách tham khảo.

1/ Lê Ngọc Đức, Đổi mới tư duy để phát triển giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Báo cáo tại Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo, Đà Lạt 2007

2/ Leil Lowndes. Nghệ thuật giao tiếp để thành công: 92 thủ thuật giúp bạn trở thành bậc thầy trong giao tiếp. NXB Lao động xã hội 2009.

3/ Lê Thị Loan , Nguyễn Thị Phi Yến, Dương Thị Liễu. Vai trò của giáo dục đạo đức cho sinh viên đối với việc phát huy nguồn lực con người trong các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam hiện nay. Trường Đại Học Thương Mại 2001.

4/ Đề tài NCKH cấp Viện năm 2012 “Điều tra việc làm sinh viên tốt nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội” – Phòng Công tác Chính trị và Sinh viên.

5/ Tài liệu tập huấn công tác Hỗ trợ sinh viên năm 2013 – Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các trang web tham khảo

1/ http://tamviet.edu.vn 2/ http://kynangmem.com/

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển nguồn việc làm cho sinh viên viện đại học mở hà nội (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)