Giải pháp thứ nhất: Xây dựng kế hoạch hành động tăng cường hỗ trợ kỹ

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển nguồn việc làm cho sinh viên viện đại học mở hà nội (Trang 46)

k năng ngh nghip và k năng mm cho sinh viên

Xây dựng Chương trình hỗ trợ học tập và nghiên cứu cho sinh viên, thông qua các hình thức như: hướng dẫn rèn luyện kỹ năng mềm, tổ chức các sự kiện, lớp chuyên đề, hội thảo, hoạt động hướng nghiệp… Từ đó giúp sinh viên tiếp cận được những phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học hiệu quả; giúp sinh viên trở thành những người bản lĩnh, tự tin; trang bị cho sinh viên các kỹ năng đáp ứng tốt nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Chuyên đề Nội dung NĂM THỨ NHẤT

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

BẢN THÂN

Các chuyên gia đầu ngành, các học giả nổi tiếng trong và ngoài nước chia sẻ với sinh viên về các kỹ năng thiết yếu để phát triển bản thân trong môi trường học tập mới.

Mục tiêu:

- Trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết ngay khi vừa bước vào một môi trường học tập mới;

- Tạo điều kiện để sinh viên thực hành những kỹ năng đó để thành công trong cuộc sống;

- Giúp sinh viên tiếp cận những phương pháp học tập hiệu quả.

Nội dung chính:

- Giới thiệu các kỹ năng mềm cần thiết cho tân sinh viên như: Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng học và tự học hiệu quả.

- Truyền đạt cho sinh viên cách thức khám phá năng lực của mỗi cá nhân; giúp sinh viên đánh giá đúng về bản thân mình để từ đó xây dựng thái độ và hành động phù hợp với cuộc sống … .

- Hướng dẫn sinh viên thực hiện các Projects theo yêu cầu của chương trình đào tạo.

ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Tổ chức lấy ý kiến thăm dò vềđịnh hướng nghề nghiệp của sinh viên, từ đó thiết kế các hoạt động bổ trợ phù hợp với mục đích nghiên cứu và học tập của sinh viên.

Mục tiêu:

- Giúp sinh viên bước đầu định hình những lĩnh vực nghề nghiệp mà mình có thể theo đuổi sau khi tốt nghiệp.

- Thăm dò sở thích, thế mạnh và nguyện vọng của sinh viên nhằm định hướng nghề nghiệp cho các em và tổ chức các hoạt động bổ trợ phù hợp với từng nhóm sinh viên.

- Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp gồm có hai phần chính. Phần I nhằm tìm hiểu tính cách, sở thích của từng sinh viên. Phần II thăm dò các vị trí và công việc mà sinh viên mong muốn sau khi tốt nghiệp.

CHIA SẺ BÍ QUYẾT

HỌC TẬP

Sinh viên có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với sinh viên năm 3 và năm 4 có thành tích học tập xuất sắc và các cựu sinh viên của Viện thành công trên nhiều lĩnh vực.

Mục tiêu:

- Chia sẻ kinh nghiệm về quá trình học tập tại trường, những phương pháp học tập đạt hiệu quả cao, những bí quyết để thành công.

Nội dung:

- Phần 1: Các sinh viên (hoặc cựu sinh viên) xuất sắc chia sẻ về phương pháp học tập, bí quyết học tập đểđạt được kết quả tốt.

- Phần 2: Cựu sinh viên đã thành công trên một số lĩnh vực như ngoại giao, kinh tế, truyền thông, ngân hàng, luật pháp… trong các Bộ, Ban, Ngành trung ương và địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các công ty nước ngoài… chia sẻ về những kinh nghiệm, điều kiện để thành công.

NĂM THỨ HAI

PHÁT TRIỂN TƯ DUY KHOA HỌC

Trong năm học thứ hai, sinh viên được chú trọng phát triển khả năng nghiên cứu khoa học thông qua việc tổ chức các hoạt động chuyên đề “Phát triển tư duy khoa học”.

Mục đích:

- Trang bị phương pháp nghiên cứu khoa học và phát huy khả năng tư duy khoa học độc lập của sinh viên.

Nội dung:

- Cung cấp bài giảng và các hoạt động nhằm tăng cường khả năng nhận thức thế giới quan, khả năng phân tích, tổng h p v n , t duy logic, kh n ng ph n bi n, kh n ng d

báo tình huống đối với các vấn, khả năng xử lý các vấn đề thực tiễn của công việc cũng như các kỹ năng cần thiết trong hoạt động nghề nghiệp. HƯỚNG DẪN CHUYÊN SÂU Mục đích:

- Giúp sinh viên tiếp cận sâu hơn về các chuyên ngành đang theo học thông qua: phương pháp tiếp cận chuyên sâu, phương pháp đọc tài liệu, phương pháp tra cứu tài liệu, kỹ năng viết học thuật…

Nội dung:

- Cung cấp, hướng dẫn cho sinh viên phương pháp học các môn chuyên ngành trước khi bắt đầu học các môn chuyên sâu về chuyên ngành mình theo học:

- Trung tâm phối hợp với các Khoa chuyên môn mời các học giả của các trường đại học, các chuyên gia đầu ngành tham gia giảng dạy và nói chuyện chuyên đề về các vấn đề liên quan đến kiến thức chuyên ngành.

NĂM THỨ BA

THỰC HÀNH CHUYÊN

NGÀNH

Trong thời gian này, sinh viên chương trình chất lượng cao được tham dự các hoạt động thực hành gắn kết chặt chẽ với các yêu cầu về chuẩn đầu ra của chuyên ngành đào tạo.

Mục đích:

- Giúp sinh viên có cơ hội áp dụng những kiến thức lý thuyết đã được học vào thực tiễn.

- Bổ trợ cho việc học các môn học chuyên ngành, giúp sinh viên hiểu sâu hơn về những kiến thức đã được học trên lớp. - Tạo điều kiện cho sinh viên được nâng cao kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao năng lực hoạt động nhóm, hoạt động tập thể, rèn luyện ý thức gắn kết cộng đồng.

Nội dung:

- Thiết kế cho sinh viên tham dự các hoạt động ngoại khóa nhằm hỗ trợ việc học các môn chuyên ngành như các buổi

thực hành mô phỏng

- Tổ chức cho sinh viên tham gia các đội thi kiến thức chuyên ngành trong và ngoài trường

ĐỊNH HƯỚNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên đề được tổ chức ngay sau khi sinh viên kết thúc năm học thứ 3.

Mục đích:

- Trang bị cho sinh viên những thông tin cần thiết về khóa luận tốt nghiệp.

- Tư vấn, định hướng đề tài khóa luận.

Nội dung:

- Phòng Đào tạo phối hợp với các Khoa tổ chức hoạt động phổ biến cho sinh viên thông tin và điều kiện để được làm khóa luận tốt nghiệp.

- Tư vấn các đề tài lĩnh vực liên quan đến từng chuyên ngành phù hợp với sinh viên và định hướng đề tài khóa luận cho sinh viên.

- Hướng dẫn chi tiết nội dung và hình thức của một khóa luận tốt nghiệp, chia sẻ những kinh nghiệm để chuẩn bị cho việc viết khóa luận tốt nghiệp trong năm thứ 4.

NĂM THỨ TƯ HƯỚNG NGHIỆP VÀ THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

Trong thời gian này, sinh viên được trải nghiệm thực tế công việc tại các, các cơ quan, cơ sở sản xuất, công ty tư nhân, công ty nhà nước… liên quan đến ngành học của sinh viên.

Mục đích:

- Tạo điều kiện cho sinh viên làm quen và trải nghiệm với môi trường làm việc thực tế.

- Giúp sinh viên có điều kiện gặp gỡ và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp.

Nội dung:

- Tổ chức cho sinh viên gặp gỡ các nhà tuyển dụng và Tập hu n k n ng làm vi c.

- Giới thiệu sinh viên thực tập tại các bộ phận đối ngoại, các công ty có liên quan trực tiếp đến ngành học của sinh viên.

KỸ NĂNG XIN VIỆC, XIN HỌC

BỔNG

Năm thứ 4 là một bước đệm quan trọng trước khi sinh viên tốt nghiệp.

Mục đích:

- Giúp sinh viên có được sự lựa chọn đúng đắn cho công việc của mình sau khi tốt nghiệp.

- Cung cấp kỹ năng cần thiết để xin việc.

- Trao đổi những kinh nghiệm vềứng xử nơi công sở. - Bí quyết xin học bổng trong và ngoài nước.

Nội dung:

- Tổ chức các buổi đào tạo kỹ năng viết hồ sơ, kỹ năng phỏng vấn xin việc.

- Cung cấp cho sinh viên những hành trang cần thiết khi đi xin việc.

- Sinh viên có thành tích học tập tốt và có nguyện vọng được giới thiệu làm việc trong các cơ quan đối ngoại, các tổ chức phi chính phủ, các công ty liên quan đến chuyên ngành đào tạo.

- Chia sẻ với sinh viên về cơ hội học sau đại học ở trong và ngoài nước; các kỹ năng và điều kiện cần có để xin học bổng du học nước ngoài.

3.2.2. Gii pháp th hai: Xây dng kênh thông tin hai chiu v vic làm gia doanh nghip và sinh viên.

Thông qua hoạt động tăng cường hỗ trợ kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cho sinh viên tập hợp cơ sở dữ liệu về nhu cầu cũng như hồ sơ năng lực của sinh viên, phân loại phù hợp với yêu cầu của cơ quan, doanh nghiệp.

Chủ động xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với mạng lưới các tổ chức có chức năng giới thiệu việc làm, các công ty và tập đoàn trong, ngoài nước để có được thông tin tuyển dụng xây dựng “Ngân hàng việc làm” cho sinh viên, cập nhật thường xuyên trên website để giúp sinh viên cập nhật, bổ xung các kiến

thức về việc làm, có những bước chuẩn bị cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển nguồn việc làm cho sinh viên viện đại học mở hà nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)