0
Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Phân tích khả năng sinh lời của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 2. (Trang 30 -35 )

5. Sức sinh lời của TSCĐ (5 = 2/3) 22,88 0,12 22,76 99,

2.5.4. Phân tích khả năng sinh lời của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

doanh của công ty.

Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng tài sản lưu động, tài sản cố định thì phân tích cũng cần xem xét hiệu quả và khả năng sinh lời của vốn. Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh thực chất là xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới gốc độ sinh lời. Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng đặc biệt quan tâm, vì nó gắn liền với lợi ích của họ về cả hiện tại và tương lai. Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh ta đi tính các chỉ tiêu: hệ số doanh lời của nguồn vốn kinh doanh, hệ số doanh lợi của doanh thu thuần, suất hao phí của vốn, hệ số doanh lời của nguồn vốn chủ sở hữu, hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu.

Công thức để phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời của vốn kinh doanh qua các chỉ tiêu:

Hệ số doanh lợi của nguồn vốn kinh doanh

= Lợi nhuận thuần trước thuế Nguồn vốn kinh doanh Hệ số doanh lợi của doanh

thu thuần

= Lợi nhuận thuần trước thuế Doanh thu thuần Suất hao phí của vốn = Nguồn vốn kinh doanh

Doanh thu thuần Hệ số doanh lợi của nguồn

vốn chủ sở hữu

= Lợi nhuận trước thuế Vốn chủ sở hữu Hệ số vòng quay vốn chủ

sở hữu

= Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu

Trên cơ sở công thức tính đã có và bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta lập bảng tính phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh.

Bảng 20: Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Chênh lệch

ST %

1. Doanh thu thuần 73.822.010.657 89.416.090.647 15.594.079.990 21,12 2. Lợi nhuận thuần trước thuế 1.693.259.227 2.350.286.448 657.027.221 38,8 3. Vốn kinh doanh 26.720.804.557 29.800.576.495 3.079.771.938 11,5 4. Vốn chủ sở hữu 26.836.958.013 30.056.680.049 3.219.722.036 11,99 5. Hệ số doanh lợi của VKD

(5 = 2/3)

0,06 0,08 0,02 0,33

6. Hệ số doanh lợi của DTT (6 = 2/1)

7. Suất hao phí của vốn (7 = 3/1)

0,37 0,33 -0,04 -0,1

8. Hệ số doanh lợi của

NVCSH (8 = 2/4) 0,06 0,08 0,02 0,33

9. Hệ số vòng quay VCSH (9 = 1/4)

2,75 2,97 0,22 0,08

Qua bảng phân tích, kết quả tính toán cho ta thấy:

Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh số cuối năm so với số đầu năm tăng 0,02 đồng, tăng tỷ lệ tương ứng 0,33% nghĩa là nếu bỏ ra một đồng vốn kinh doanh thì sẽ thu được 0,06 đồng lợi nhuận trong năm 2005 và 0,08 đồng trong năm 2006. Như vậy, ta thấy hiệu quả sinh lợi từ nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng lên.

Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần, số cuối năm so với đầu năm cũng tăng lên là 0,237 đồng, tăng tỷ lệ tương ứng là 10,3%. Nghĩa là khi công ty bỏ ra một đồng vốn kinh doanh thì sẽ thu được 0,023 đồng doanh thu thuần năm 2005 và thu được 0,26 đồng doanh thu thuần năm 2006. Như vậy, ta thấy hệ số doanh lợi doanh thu thuần của công ty tăng lên.

Suất hao phí của vốn kinh doanh, số cuối năm giảm so với số đầu năm là 0,04 đồng giảm tỷ lệ tương ứng là 0,1%. Nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì năm 2005 phải bỏ ra 0,37 đồng vốn, năm 2006 chỉ bỏ ra 0,33 đồng vốn. Như vậy, hiệu quả kinh doanh của công ty đã được tăng lên.

Hệ số doanh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu số cuối năm so với số đầu năm tăng 0,02 đồng, tăng tỷ lệ tương ứng là 0,33%. Nghĩa là, năm 2005 bỏ ra một đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được 0,06 đồng doanh thu thuần, còn năm 2006 tạo ra được 0,08 đồng doanh thu thuần.

Hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu: năm 2006 tăng so với năm 2005 là 0,22 đồng tăng tỷ lệ tương ứng 0,08%.

Để xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ta dựa vào công thức sau:

Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu

= Doanh thu thuần x Lợi nhuận Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần = Hệ số vòng quay x Hệ số doanh lợi

vốn chủ sở hữu doanh thu thuần

Theo công thức trên ta có thể thấy khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (thể hiện qua hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu) chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là (1) hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu và (2) hệ số doanh lợi doanh thu thuần:

(1) Ảnh hưởng của số vòng quay vốn chủ sở hữu:

Ta đã biết ở bảng trên hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu cuối năm tăng so với đầu năm. Nên ở đây hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu đã làm cho hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu tăng lên: (2,97 - 2,75) x 0,08 = 0,0176

(2) Ảnh hưởng của nhân tố doanh lợi doanh thu thuần

Ta đã biết tại bảng trên hệ số doanh lợi doanh thu thuần cuối năm tăng so với đầu năm. Nên tại đây ta xét thấy hệ số doanh thu thuần tăng làm cho hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu tăng:

2,97 x (0,26 - 0,023) = 0,71 Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố

0,0176 + 0,71 = 0,7276

Nhận xét: hệ số doanh lợi doanh thu thuần tăng lên đã làm cho hệ số doanh lợi

vốn chủ sở hữu tăng lên 0,71, hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu cũng tăng lên 0,0176. Như vậy, ta thấy năm 2006 hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu tăng lên so với năm 2005 là 0,7276.

Tóm lại

Qua phân tích các chỉ tiêu ảnh hưởng về khả năng sinh lời của vốn kinh doanh của công ty, ta thấy hầu hết các chỉ tiêu này năm 2006 đều tăng lên so với năm 2005. Điều này cho ta thấy khả năng sinh lời của vốn kinh doanh kể cả chủ sở hữu là tăng lên. nhưng trong những năm tới công ty vẫn cần phát huy hơn nữa.

Như vậy, quá trình phân tích tình hình tài chính của công ty kết thúc sẽ cung cấp những thông tin quan trọng giúp nhiều người ra quyết định lựa chọn phương pháp kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng và tièm năng của công ty. Những thông tin này không chỉ là mối quan tâm trong quan hệ tài chính của công ty. Tuy nhiên mỗi người quan tâm sẽ có cách tiếp cận khác nhau, ứng xử khác nhau và khai thác mức độ thông tin cùng khác nhau. Vì vậy những phân tích trong bài chỉ có ý nghĩa tương đối. Với mục địch, phạm vi nghiên cứu mà từng đối tượng sử dụng

thông tin như thế nào là hợp. Song những thông tin thu được qua quá trình phân tích đã cung cấp những thông tin khái quát nhất, sát thực nhất cho mục đích ra quyết định.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 2. (Trang 30 -35 )

×