(6 = 3/1)
0,89 0,93 0,04 4,49
Trong đó: Tổng tài sản bình quân =
Biết tổng tài sản năm 2004: 57.103.470.006
Qua kết quả tính toán ở bảng trên ta thấy doanh thu thuần năm 2006 tăng so với năm 2005 là: 15.394.079.990 đồng tăng tương ứng 21,12%.
Tổng tài sản bình quân cũng tăng 657.027.22 đồng, tăng tương ứng 38,8% làm cho sức sản xuất của tổng tài sản giảm xuống (-1,05 đồng). Có nghĩa là: năm 2005 một đồng tài sản đầu tư sẽ mang lại 1,13 đồng doanh thu thuần, trong khi đó năm 2006, một đồng tài sản đầu tư chỉ mang lại 1,08 đồng. Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng tài sản ta xem xét sức sinh lời của tổng tài sản.
Sức sinh lời của tổng tài sản năm 2006 tăng nhẹ so với năm 2005, (tăng 0,001 đồng). Có nghĩa là một đồng tài sản đầu tư thì thu được 0,027 đồng lợi nhuận trong năm 2005 và 0,028 đồng vào năm 2006. Ta thấy sức sinh lời của tổng tài sản tăng, trong khi đó sức sản xuất của tổng tài sản lại giảm, làm nên sự bất hợp lý công ty sử dụng tài sản chưa hợp lý xét về phương diện doanh thu thuần.
Suất hao phí tổng tài sản năm 2006 tăng so với năm 2005 là 0,04 đồng và tăng với tỷ lệ tương ứng 4,49%. Có nghĩa là một đồng doanh thu thuần công ty phải chi thêm 0,04 đồng.
2.5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty
Tài sản cố định là tư liệu sản xuất, là điều kiện và năng lực sản xuất, bộ phận tạo ra hiệu quả kinh doanh bởi nó phản ánh độ sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nói chung. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận trên một đồng vốn cố định bình quân tham gia vào sản xuất. Tại Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2, vốn cố định chiếm một tỷ trọng không cao lắm trong tổng tài sản. Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định ta lập bảng phân tích dựa trên bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006.
Bảng 18: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định