Nguồn gốc của văn minh Champa:Cách đây khoảng 5

Một phần của tài liệu Các nền văn minh Việt Nam (Trang 43)

năm, một số cư dân hải đảo trên Thái Bình Dương đã đổ bộ lên vùng đất trung Trung bộ, định cư và lập nên những cư trú cơ sở kinh tế và văn hoá riêng của mình. Dần dần, từ nền văn hoá đá mới, họ sáng tạo ra nghề luyện kim, bấy giờ chủ yếu là rèn sắt, và tạo nên một nền văn hoá sắt sớm mà khảo cổ học gọi là văn hoá Sa Huỳnh (một địa điểm thuộc huyện Đức Phổ - Quãng Ngãi). Cư dân Sa Huỳnh thuộc tiểu chủng Mã Lai - Đa đảo (Malaya - polinésien) sống rải rác trên các châu thổ nhỏ của các sông Thu Bồn, Trà Khúc, Đồng Nai v.v... và các vùng ven núi, ven rừng của đất nam Trung bộ và bắc Nam bộ ngày nay.

Ở đây không có mỏ đồng nhưng lại có một số núi có quặng sắt, do đó công cụ kim loại chủ yếu làm bằng sắt. Người ta tìm được nhiều rùi, dao, kiếm, giáo, lưỡi cuốc sát bên cạnh một số ít mũi tên, đục xoè cân xứng bằng đồng. Người Sa Hùnh cũng đã phát minh ra nghề nông dùng cuốc. Khảo cổ học phát hiện được nhiều lưỡi cuốc, thuổng, liềm bằng sắt.

Nghề làm đồ trang sức đạt trình độ cao Cư dân Sa Huỳnh đã chế tác những chuỗi hạt bằng đá, bằng đồng, bằng mã não, những khuyên tai hai đầu thú đặc sắc. Nghề gốm đã phát triển với việc tạo nên những bát đĩa các loại, bình có đế, vò đựng với các thứ sơn màu vàng, đỏ.

Người Sa Huỳnh có quan niệm riêng về thế giới bên kia thể hiện ở tục chôn người chết. Họ thường đốt xác chết, đổ tro xương vào các vò bằng đất nung cao khoảng 0.60m, đôi khi kèm theo đồ trang sức.

Trên đất bắc Nam bộ, vùng châu thổ sông Đồng Nai, do điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, người nguyên thuỷ đã làm nông nghiệp lúa nước và trồng nhiều cây lương thực khác, gia tăng các loại công cụ, vũ khí.

Những thành tựu nghiên cứu của khảo cổ học đã xác nhận rằng, văn hoá Sa Huỳnh là nguồn gốc của nền văn minh Champa sau này.

Một phần của tài liệu Các nền văn minh Việt Nam (Trang 43)