Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Phát triển Tin học

Một phần của tài liệu Các phần hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Phát triển Tin học (Trang 34 - 41)

2.2.9.1.Mục đích của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của Công ty. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của Công ty, đáp ứng nh cầu hữu ích cho một số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

- Tài sản - Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu

- Các luồng tiền

* Trách nhiệm lập và trình bày Báo cáo tài chính

Giám đốc công ty chịu trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính

Thời hạn gửi Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính

2.2.9.2.Cách lập Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Phát triển Tin học năm 2009

Bảng cân đối tài khoản ( xem phụ lục)

Cơ sở để lập Bảng Cân đối tài khoản là :

- Số liệu khóa sổ trên Sổ Cái năm 2009 - Bảng Cân đối tài khoản năm 2008

Trước khi lập Bảng Cân đối tài khoản phải hoàn thành việc ghi sổ và khóa sổ kế toán chi tiết và tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu giữa các số liệu có liên quan.

Nội dung và phương pháp lập : Bảng Cân đối tài khoản năm 2009 tại Công ty TNHH phát triển Tin học

Cột dư Nợ đầu kỳ và cột dư Có đầu kỳ của năm 2009 được lấy từ số dư cuối kỳ của Bảng Cân đối tài khoản năm 2008 hoặc số dư đầu kỳ của các tài khoản trên sổ Cái năm 2009.

Cột phát sinh Nợ và cột phát sinh Có: Phản ánh số phát sinh trong năm 2009, số phát sinh Nợ và số phát sinh Có. Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng cột phát sinh trong kỳ của từng tài khoản trên sổ Cái năm 2009.

Số dư cuối kỳ: cột dư Nợ cuối kỳ , dư Có cuối kỳ được căn cứ vào số dư cuối kỳ của năm 2009 của các tài khoản trên Sổ Cái, hoặc được tính căn cứ vào các cột số dư đầu kỳ và số phát sinh trong kỳ trên Bảng Cân đối tài khoản năm 2009.

Sau khi ghi đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản, phải thực hiện tổng cộng Bảng Cân đối tài khoản. Số liệu “ cộng” trong Bảng Cân đối tài khoản, phải đảm bảo các tính cân đối bắt buộc:

Tổng số dư Nợ đầu kỳ năm 2009 phải bằng tổng số dư Có đầu kỳ năm 2009 của các tài khoản và bằng 5.096.744.909 đồng

Tổng số phát sinh Nợ phải bằng tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong kỳ báo cáo năm 2009 và bằng 38.138.742.218 đồng

Tổng số dư Nợ cuối kỳ phải bằng tổng số dư Có cuối kỳ các tài khoản và bằng 4.750.573.260 đồng ( số liệu này được dùng để lập Bảng Cân đối tài khoản năm 2010)

Bảng cân đối kế toán (xem phụ lục)

Kết cấu và cơ sở số liệu: Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Phát triển Tin học được lập theo quy định của Bộ tài chính ( mẫu số B01- DN) kết cấu bao gồm hai phần : tài sản và nguồn vốn, được sắp xếp theo kiểu một bên, phần tài sản xếp trước rồi tới phần nguồn vốn, hết mỗi phần đều có dòng tổng cộng .

Cơ sở để lập Bảng Cân đối kế toán năm 2008 là bao gồm: Bảng Cân đối kế toán năm 2008( lấy số cuối kỳ)

Bảng Cân đối số phát sinh năm 2008 Các sổ kế toán liên quan

Một số tài liệu khác

Phương pháp lập củ thể:

Cột “ số đầu năm ” căn cứ vào cột “ số cuối năm ” của Bảng Cân đối kế toán được lập tại ngày 31/12/2008 để ghi vào chỉ tiêu tương ứng

Cột cuối kỳ căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh được lập vào ngày 31/12/2009, sổ cái các tài khoản, sổ tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản được lập ngày 31/12/2009, tiến hành củ thể như sau:

TÀI SẢN

Tài sản ngắn hạn ( mã số 100): Được lập bằng cách lấy tổng cộng số liệu của các mã số: mã số 110, mã số 120, mã số 130, mã số 140 và mã số 150 để ghi số tiền là: 3.264.369.329 đồng (xem phụ lục )

1. Tiền và các khoản tương đương tiền ( mã số 110): căn cứ vào số liệu là số dư cuối kỳ của sổ Cái tài khoản 111, sổ Cái tài khoản 112 để ghi số tiền là: 1.526.880.300 đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Các khoản phải thu ngắn hạn ( mã số 130) được tổng hợp số liệu của các mã số 131, mã số 132, mã số 138,mã số139 để ghi số tiền là: 122.718.710 đồng. Trong đó mã số 138, mã số 139 không có số liệu.

Phải thu khách hàng (mã số 131) căn cứ vào số dư nợ trên sổ chi tiết phải thu khách hàng ( mở theo từng khách hàng) để ghi số tiền là: 106.855.220 đồng.

3.Hàng tồn kho( mã số 140) được tổng hợp số liệu của các mã số: mã số 141, mã 19 để ghi số tiền 1.576.967.009 đồng.

Trong đó mã số 149 không có số liệu

Hàng tồn kho mã số 141 căn cứ vào sổ Cái tài khoản 156 để ghi số tiền là: 1.576.976.009 đồng.

4.Tài sản ngắn hạn khác mã số 150 được tổng hợp số liệu của các mã số: mã số 151,mã số 152, mã số 158 để ghi số tiền là 37.803.310 đồng, trong đó mã số 151 không có số liệu

B. Tài sản dài hạn( mã số 200) được tổng hợp số liệu từ các mã số 210,mã số 220, mã số 230, mã số 240. Trong đó mã số 220, mã số 230, mã số 240 không có số liệu

Tài sản cố định mã số 210 được tổng hợp số liệu từ các mã số 211, mã số 212( hao mòn được ghi âm), để ghi số tiền là 57.733.741 đồng

Nguyên giá mã số 211 căn cứ vào số dư Nợ trên sổ Cái của tài khoản 211 để ghi số tiền là 1.381.304.723 đồng.

Hao mòn mã số 212 căn cứ vào số dư Có của tài khoản 214 trên sổ Cái để ghi số tiền là 1.323.570.982 đồng

Tổng cộng tài sản mã số 250 được tổng hợp từ các số liệu của các mã số : mã số 100, mã số 200, để ghi số tiền là 3.322.103.070 đồng

NGUỒN VỐN

A.Nợ phải trả (mã số 300) được lập bằng cách tổng hợp từ các số liệu của các mã số: mã số 310, mã số 320 để ghi số tiền là 355.514.988 đồng.

- Nợ ngắn hạn được tổng hợp số liệu từ các mã số : mã số 311, mã số 312, mã số 313, mã số 314, mã số 315, mã số 316, mã số 318, mã số 319. Trong đó mã số 311, mã số 315, mã số 316, mã số 319 không có số liệu phát sinh.

+ Phải trả người bán (mã số 312) căn cứ vào số dư có trên sổ chi tiết của tài khoản 331( mở theo từng khách hàng ) để ghi số tiền là 160.334.359 đồng.

+ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (mã số 314) căn cứ vào số dư có của tài khoản 333 trên sổ Cái để ghi số tiền là 52.680.629 đồng.

+ Các khoản phải trả phải ngắn hạn khác mã số 318 được căn cứ vào số liệu số dư Có của tài khoản 338 trên sổ Cái để ghi số tiền 2.500.000 đồng

B.Nguồn vốn chủ sở hữu mã số 400

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng hợp số liệu từ các mã số: mã số 410, mã số 430,để ghi số tiền là 2.966.588.082 đồng. (xem phụ lục)

Vốn chủ sở hữu 410 được tổng hợp từ số liệu từ các mã số : mã số 411, mã số 412,mã số 413, mã số 414,mã số 415,mã số 416, mã số 417b để ghi số tiền là 2.966.588.082 đồng.

+ Vốn đầu tư chủ sở hữu mã số 411 căn cứ vào sổ Cái tài khoản 411 để ghi số tiền là 3.200.000.000 đồng.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối mã số 417 căn cứ vào sổ Cái tài khoản 421 “ Lợi nhuận chưa phân phối” để ghi số tiền là 233.411.918 đồng (ghi âm)

Tổng cộng nguồn vốn mã số 440 chỉ tiêu này được tổng hợp số liệu từ các mã số: mã số 410 và mã số 430, để ghi số tiền 3.322.103.070 đồng.(xem phụ lục).

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Kết cấu và cơ sở dữ liệu:

Công ty TNHH phát triển tin học lập BCKQHĐKD theo đúng mẫu biểu của Bộ Tài Chính(mẫu B02-DN). Bao gồm 17 chỉ tiêu. Căn cứ vào số liệu của BCKQHĐKD năm 2008 và các chỉ tiêu phát sinh năm 2009.

Cột “ năm trước” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh căn cứ vào cột năm nay của Báo cáo kỳ trước để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng.( xem phụ lục)

Cột năm nay của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập như sau:

1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (mã số 01) căn cứ vào số phát sinh của tài khoản 511 trong kỳ báo cáo để ghi số tiền là:4.822.414.025đồng

2.Các khoản giảm trừ doanh thu( mã số 02) số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ vào số liệu phát sinh Có của TK521, TK 531, TK 532 đối ứng với bên Nợ của TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để ghi số tiền là: 0 đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.Doanh thu thuần về bán hàng ( mã số 10) căn cứ vào số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lấy số liệu của mã số 01 trừ số liệu ở mã số 02 được số tiền là 4.822.414.025 đồng.

4. Giá vốn hàng bán mã số 11 căn cứ vào số phát sinh Có của tài khoanfr632 “ giá vốn hàng bán” đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” để ghi số tiền là 3.254.262.336 đồng.

5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (mã số 20) số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số liệu của mã số 10 trừ số liệu mã số 11 để ghi số tiền 1568.151.689 đồng.

6.Doanh thu hoạt động tài chính mã số 21 căn cứ vào số phát sinh Nợ của tài khoản 515 “ Doanh thu hoạt động tài chính” đối ứng bên Có của T K 911 để ghi số tiền 2.747.515 đồng.

7. Chi phí tài chính mã số 22 số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 635 đối ứng với bên Nợ TK 911 để ghi số tiền là 52.280.587 đồng.

8.Chi phí quản lý kinh doanh mã số 24 tổng hợp số phát sinh Có của TK 642 đối ứng với bên Nợ của TK 911 để ghi số tiền là 1.354.397.791 đồng.

9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh mã số 30 được tính bằng cách lấy số liệu của mã số : mã số 20 cộng mã số 21 trừ mã số 22 và mã số 24 để ghi số tiền là 164.220.826 đồng ( xem phụ lục)

- Thu nhập khác, chi phí khác không phát sinh nên lợi nhuận khác bằng 0 đồng. - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế mã số 50 được tính bằng cách lấy số liệu của mã số 40 cộng với số liệu của mã số 30 được số tiền là 164.220.826 đồng

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (mã số 51): được tính bằng cách lấy số liệu của mã số 50 nhân với 25% được số tiền là 41.055.207 đồng.

Lợi nhuận sau thuế TNDN (mã số 60): được tính bằng cách lấy số liệu của mã số 50 trừ đi số liệu của mã số 51 ra số tiền là 123.165.619 đồng.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Cơ sở số liệu: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2008 lấy số cuối kỳ Bảng cân đối kế toán năm 2009

Bảng xác định kết quả kinh doanh năm 2009 Các sổ kế toán liên quan và các tài liệu khác

Phương pháp củ thể: cột đầu năm của BCLCTT năm 2009 căn cứ vào cột cuối năm của BCLCTT năm 2008 để điền vào các chỉ tiêu tương ứng.

Thuyết minh báo cáo tài chính ( xem phụ lục)

Cơ sở số liệu: Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết

Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009

Phương pháp lập củ thể:

Thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty bao gồm 7 phần Phần I: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

Phần II: Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp

Phần III: Bảng thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng Cân đối kế toán

Phần IV:Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Phần V: Thông tin bổ sung cho các khoản mục trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Phần VI: Những thông tin khác

KẾT LUẬN***** *****

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Phát triển Tin học, được tiếp cận với môi trường làm việc, công nghệ hiện đại của công ty. Dựa vào kiến thức đã học đi vào tìm hiểu thực hành về những nghiệp vụ kế toán phát sinh trong doanh nghiệp.Cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo: Hoàng Thị Thanh Huyền, và các anh chị phòng kế toán em đã tìm hiểu được tình hình thực tế hạch toán những nghiệp vụ kế toán đã phát sinh trong doanh nghiệp.

Trong những năm qua Công ty đã có những thành quả nhất định, ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, tạo được uy tín đối với khách hàng. Sự thành công đó phải kể đến sự nỗ lực làm việc của tất cả nhân viên trong công ty.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Hoàng Thị Thanh Huyền, các anh chị phòng kế toán đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập để hoàn thiện báo cáo này.

Một phần của tài liệu Các phần hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Phát triển Tin học (Trang 34 - 41)