Về chiến lợc mở rộng khách hàng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TDCT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HOÀNG MAI (Trang 29 - 34)

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam diễn ra không mấy sôi động nh ở các quốc gia khác, và nh vậy thì nhu cầu về sản phẩm thanh toán cũng bị hạn chế. Do hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam chịu sự chi phối sâu sắc của các chính sách quản lý của nhà nớc nh: Chính sách quản lý ngoại hối, chính sách hạn chế nhập khẩu để bảo vệ nền sản xuất trong nớc và hạn chế nhập siêu, khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng đợc sự cho phép của nhà nớc... Chính vì thế, một ngân hàng thơng mại nào dù có đầy đủ mọi u đãi giành cho khách hàng đi chăng nữa thì ngân hàng đó cũng không thể mở rộng vô hạn lợng khách hàng trong lĩnh vực này mà chỉ dừng lại ở một con số nhất định mà thôi.

Hơn thế nữa Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO nên theo cam kết của WTO thì phải đồng loạt mở cửa các ngân hàng, do đó sẽ có nhiều ngân hàng trong nớc cũng nh nớc ngoài sẽ đợc thành lập ở Việt Nam từ đó bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ diễn ra một cách quyết liệt hơn. Chính vì thế hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ ngày càng phát triển theo hớng mở rộng và đa dạng hoá cả về số lợng và chất lợng dịch vụ. Khi gia nhập WTO thì mọi ranh giới giữa ngân hàng trong nớc và ngân hàng nớc ngoài sẽ không còn nữa, thị trờng tài chính có sự cạnh tranh bình đẳng, và các nớc đối tác sẽ đợc phép mở chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam và cung cấp các dịch vụ của họ, u thế của họ là họ có đầy đủ tiềm năng về vốn, công nghệ ngân hàng phát triển, có bề dầy kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị trờng, thủ tục làm việc nhanh gọn, thông thoáng, thanh toán quốc tế là sản phẩm chất lợng hàng đầu của họ...Đứng trớc cuộc cạnh tranh này đòi hỏi NHNO&PTNT Hoàng Mai cũng nh các ngân hàng thơng mại khác của Việt Nam muốn đững vững trong cuộc cạnh tranh này thì phải đề ra cho mình một chiến lợc hoạt động thật rõ ràng và chất lợng hoạt động phải đợc nâng cao hơn nữa.

2.4.4.Về trình độ cán bộ ngân hàng

Cho đến nay, NHNO&PTNT Hoàng Mai đã xây dựng cho mình đợc một đội ngũ cán bộ có trình độ học vấn khá gồm 120 cán bộ, trong đó trình độ đại học chiếm hơn 80%, riêng phòng TTQT là gồm có 5 cán bộ có trình độ đại học 100%, Tiếng

anh bằng C, họ hầu hết đều là những cán bộ trẻ, có khả năng tiếp thu những cái mới cao, nhng trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế nhất định, và kinh nghiệm làm việc cha cao. Và NHNO&PTNT Hoàng Mai mặc dù luôn quan tâm chú trọng đến việc phát triển đào tạo nguồn nhân lực, nhng mô hình tổ chức còn nhiều nhợc điểm mang nặng tính hành chính, bên cạnh đó t duy kinh tế thị tr- ờng của số đông cán bộ còn cha tiến kịp so với đòi hỏi thực tế, Vì vậy, NHNO&PTNT Hoàng Mai cần phải tăng cờng đào tạo cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lợng và hiệu quả hoạt động và nhất là chú trọng đến phát triển đội ngũ cán bộ của phòng TTQT.

2.4.5.Công nghệ ngân hàng

NHNO&PTNT Hoàng Mai là một ngân hàng luôn chú trọng phát triển công nghệ ngân hàng, vì thế đã không ngừng đầu t, bỏ ra những khoản vốn khổng lồ để đáp ứng đợc yêu cầu hoạt động của các ngân hàng thơng mại hiện đại, nhng cho đến nay hệ thống công nghệ của ngân hàng còn nhiều hạn chế, máy móc còn thiếu, chơng trình quản lý và xử lý cha linh hoạt, vẫn còn xảy ra nhiều lỗi làm gián đoạn quá trình giao dịch.

Và không thể phủ nhận những tiện lợi của công nghệ hiện đại mang lại cho toàn hệ thống NHNO&PTNT Hoàng Mai, nhng nh thế thì ngân hàng Hoàng Mai sẽ ngày càng phụ thuộc vào công nghệ hơn, nếu nh có một sự cố kỹ thuật nào xảy ra sẽ ảnh hởng tới mọi hoạt động tại ngân hàng, khi đó quá trình thanh toán cũng sẽ bị ảnh hởng do sự cố về máy móc, thiết bị truyền dữ liệu và xử lý thông tin: mạng nghẽn, telex bị tắc hoặc điện nhập sai số, hoặc thậm chí còn bị thất lạc chứng từ. Vì thế NHNO&PTNT Hoàng Mai cần đợc trang bị công nghệ hiện đại nhất để đảm bảo cho quá trình hoạt động của Ngân hàng.

2.4.6.Quan hệ bạn hàng

Một thực tế cho thấy là hàng hóa của Việt Nam cha có chất lợng cao và uy tín trên thị trờng quốc tế, do đó trong quan hệ với các ngân hàng nớc ngoài NHNO&PTNT Hoàng Mai luôn gặp phải những trở ngại từ phía bạn hàng do bị ảnh hởng về chất lợng hàng hoá. Chính vì thế mà các ngân hàng nớc ngoài thờng

áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn cao, thực hiện kiểm sóat và bắt lỗi chứng từ chặt chẽ khi nhận đợc chứng từ xuất khẩu của chúng ta gửi tới nhằm tăng phí thu và trốn tránh trách nhiệm hoặc trì hoãn thanh toán.

NHNO&PTNT Hoàng Mai có quan hệ với rất nhiều ngân hàng trên thế giới nhng vẫn có một số thị trờng mà NH còn thiếu đại lý nh: khu vực Trung Nam A, Mỹ Latin, nên khi thanh toán tại các nớc này thờng phải thông qua một ngân hàng thứ ba, đo đó dẫn đến kéo dài thời gian thanh toán, tăng chi phí, giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

2.4.7.Về phía chính sách của Nhà nớc

Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng còn thiếu và còn nhiều bất cập, các bên vận dụng UCP600 làm căn cứ qui định trách nhiệm quyền hạn nhng UCP600 chỉ là thông lệ quốc tế, không thể áp dụng một cách máy móc nhất là trong điều kiện nh nớc ta hiện nay. Hơn thế nữa, các văn bản qui định về công tác xuât nhập khẩu, thuế, hải quan của Việt Nam còn cha ổn định, hay thay đổi làm ảnh hởng trực tiếp tới hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. (Ví dụ nh: L/C ngân hàng đã đợc mở, doanh nghiệp đã xây dựng phơng án kinh doanh và ngân hàng đã thẩm định trên cơ sở biểu thuế hiện hành, khả năng tiêu thụ theo mức thuế đó, nhng đột xuất nhà nớc thay đổi biểu thuế nhập khẩu mặt hàng đó theo hớng tăng lên thì rõ ràng là khi hàng về bán theo mức giá đã định thì bị lỗ mà bán giá cao hơn thì sẽ bán đợc ít hàng, nh vậy hàng đành nằm chờ dẫn đến lãi suất ngân hàng phát sinh tăng, kết quả là phơng án kinh doanh bị thua lỗ, doanh nghiệp không đủ tiền trả nợ dẫn đến ngân hàng buộc phải cho vay để thanh toán tiền cho nớc ngoài).

Ngoài ra quy chế quản lý ngoại hối của Việt Nam còn nhiều điểm cha rõ ràng cũng ảnh hởng nhiều đến quá trình thanh toán quốc tế, khi mà tỷ giá là yếu tố phản ánh tơng quan giá cả đồng bản tệ và đồng ngoại tệ, nếu nhà nớc điều chỉnh tỷ giá theo một mục tiêu vĩ mô nào đó thì sẽ kéo theo sự biến động của trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu, từ đó làm phát sinh lỗ hoặc lãi đối với các đơn vị kinh doanh.

Từ những hạn chế trên thì NHNO&PTNT Hoàng Mai phải đề ra cho mình phơng hớng chiến lợc hoạt động cụ thể nhằm khắc phục khó khăn và làm sao để nâng cao hoạt động kinh doanh của mình trong những năm tiếp theo.

2.5.Nguyên nhân của những hạn chế trên

2.5.1.Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Về trình độ cán bộ NH

Nhân viên của NHNO&PTNT Hoàng Mai nói chung và nhân viên TTQT nói riêng, tuổi đời còn rất trẻ, khi vào NH mới đợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nên kinh nghiệm trong thực tế của các nhân viên thanh toán, vì thế kéo dài thời gian xử lý yêu cầu của KH dẫn tới nguy cơ KH chuyển sang sử dụng dịch vụ của NH khác. Bên cạnh đó, mô hình tổ chức hiện tại của NH Hoàng Mai còn nhiều nhơc điểm mang nặng tính hành chính, t duy kinh tế của số đông cán bộ của NHNO&PTNT Hoàng Mai cha tiến kịp so với đòi hỏi thực tế.

Thứ hai: Về quan hệ đại lý

NHNO&PTNT Hoàng Mai thờng gặp phải trở ngại trong khi quan hệ với bạn hàng nớc ngoài, do bị ảnh hởng của một thực tế là hàng hoá của Việt Nam cha có chất lợng cao và uy tín trên thị trờng quốc tế. Do đó các NH nớc ngoài thờng hay áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn, thực hiện kiểm soát và bắt lỗi chứng từ chặt chẽ khi nhận đợc chứng từ xuất khẩu của chúng ta gửi tới, nhằm tăng phí thu và trốn tránh trách nhiệm hoặc trì hoãn thanh toán.

2.5.2.Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Về phía khách hàng

Trình độ hiểu biết của KH về L/C còn hạn chế, cha có nhiều kinh nghiệm trong

khâu lập chứng từ, khả năng sử dụng tiếng nớc ngoài còn hạn chế, không am hiểu các tập quán thơng mại quốc tế, do đó trong quá trình lập chứng từ còn nhiều sai sót. Đây là phơng thức thanh toán rất phức tạp, do vậy đòi hỏi KH phải có sự hiểu biết cặn kẽ về phơng thức này nhằm giảm thiểu tối đa những sai sót vì tất cả những sai sót có thể là kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng, làm giả mạo chứng từ gây bất lợi cho doanh nghiệp và cho cả NH.

Hơn thế nữa các doanh nghiệp thiếu chủ động trong việc thu thập thông tin, tìm hiểm và tiếp cận các thị trờng mới giàu tiềm năng, do đó kim ngạch xuất khẩu hàng năm của nớc ta vẫn cha cao, khiến doanh số thanh toán L/C còn bị hạn chế.

Thứ hai: Việt Nam gia nhập WTO

Khi Việt Nam gia nhập WTO , đồng nghĩa mở cửa các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng, có nhiều NH trong nớc cũng nh các chi nhánh ngân hàng nớc ngoài đợc thành lập ở Việt Nam, và những ngân hàng này đa ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, công nghệ của họ hiện đại hơn, khiến số lợng khách hàng đến với họ đông hơn, làm giảm thị phần của NHTM trong nớc cũng nh NHNO&PTNT Hoàng Mai, và NH Hoàng Mai đang phải đứng trớc áp lực cạnh tranh gay gắt.

Thứ ba: Về chính sách của nhà nớc, tác động đến:

+ Hoạt động xuất nhập khẩu: những năm trớc đây, do chính sách quản lý ngoại hối, hạn chế nhập khẩu để bảo vệ nền sản xuất trong nớc, hạn chế nhập siêu, khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng đợc sự cho phép của nhà nớc. Do đó, việc mở rộng khách hàng của NH cũng bị hạn chế, ảnh hởng đến doanh số thanh tóan L/C của NH.

+ Thủ tục pháp lý: còn rờm rà, phân cấp nhiều , có quá nhiều bộ, ngành cùng đa ra các văn bản qui định thực thi một nhiệm vụ cụ thể của nhà nớc đề ra, dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn trong việc thực thi các văn bản đó.

+ Tỷ giá: nếu nhà nớc điều chỉnh tỷ giá theo một mục tiêu vĩ mô nào đó thì sẽ kéo theo sự biến động của trị giá hàng hoá xuất nhập khẩu, từ đó làm phát sinh lỗ hoặc lãi đối với các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, làm ảnh hởng đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của NH.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TDCT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HOÀNG MAI (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w