Kinh nghiệm xây dựng Nông thôn ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiêu cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm pháp triển mô hình nông thôn mới tại xã lục ba huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 27)

2.2.1.1 Xây dựng Nông thôn mới “ Mỗi làng,một sản phẩm” ở Nhật Bản.

Nổi tiếng là đất nước mặt trời mọc có nền kinh tế rất phát triển trên tất cả các lĩnh vực trong đó không thể bỏ qua là sự phát triển vượt bậc của nền nông nghiệp. Nhật Bản cũng như các nước trên thế giới đều trải qua các giai đoạn thăng trầm khó khăn trong phát triển kinh tế. Từ những khó khăn họ đã biết tìm ra những giải pháp bằng cách đưa ra những chính sách, chủ trương nhằm đẩy mạnh sự phát triển chung của đất nước.

Từ năm 1979, ở tỉnh Oi-ta, Nhật Bản đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” (OVOP), với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản. Người khởi xướng phong trào OVOP của thế giới, Tiến sĩ Mo-ri-hi-kô Hi-ra-mát-su nhấn mạnh ba nguyên tắc chính xây dựng phong trào OVOP:(1) Địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu; (2)Tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; (3) Phát triển nguồn nhân lực.[19]

Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Còn người nông dân sẽ là người tự

sản xuất; tự quyết định trong sản xuất, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Khi tạo ra sản phẩm họ sẽ trước tiếp chế biến ra sản phẩm mà họ mong muốn và rồi mang đi bán không qua thương lái, họ hưởng toàn bộ lợi nhuận chứ họ không chia sẽ lợi nhuận qua một khâu trung gian nào cả. Khi họ áp dụng phong trào này đã thu hút được nhiều địa phương tham gia, thực hiên và từ năm 1979 – 1999 đã tạo ra được 329 sản phẩm có chất lượng với giá bán rất cao. Trong quá trình thực hiện cho thấy được kinh nghiệm:

- Phát triển mỗi làng một sản phẩm sẽ tạo ra sản phẩm đặc trưng cho từng địa phương và sản phẩm phát triển tốt sẽ trở thành sản phẩm có thương hiệu cao.

- Tạo quá trình giao lưu, buôn bán giữa các địa phương thông qua việc trao đổi sản phẩm giữa các làng làm ra.

- Một sản phẩm vì vậy mỗi làng sẽ tập trung nghiên cứu và đi sâu , tiếp cận các kỹ thuật khoa học dễ dàng để áp dụng vào tạo ra sản phẩm của họ có chất lượng đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Sự quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương được dễ dàng hơn. - Giúp cho người dân tạo sự phân bổ, tập trung nguồn lực của địa phương.

Như vậy sự thành công của phong trào OVOP đã lôi cuốn không chỉ các địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, đáng chú ý là các quốc gia ở châu Á và châu Phi tìm hiểu và áp dụng. Một số quốc gia trong khu vực Đông-Nam Á như Thái-lan, Phi-li-pin... tận dụng được nguồn lực địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng, bảo tồn các làng nghề truyền thống, đã thu được những thành công nhất định trong phát triển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệm của phong trào OVOP của Nhật Bản.

2.2.1.2 Phong trào Samuel Udong của Hàn Quốc.

Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến khu vực kinh tế nông thôn khi thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ I (1962-1966) và thứ II (1966-1971) với chủ trương công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, tháng 4 năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc phát động phong trào Saemaul Undong. Mục tiêu của phong trào này là "nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới: mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn".

Chính phủ vừa tăng đầu tư vào nông thôn vừa đặt mục tiêu thay đổi suy nghĩ ỷ lại, thụ động vốn tồn tại trong đại bộ phận dân cư nông thôn. Phong trào Làng mới (SU) với 3 tiêu chí: (1)cần cù (chăm chỉ; (2) tự lực vượt khó; (3) hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào SU và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng. Phương thức canh tác được đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân .

Điểm đặc biệt của phong trào NTM của Hàn Quốc là Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần nguyên vật liệu còn nông dân mới chính là đối tượng ra quyết định và thực thi mọi việc. Saemaul Undong cũng rất chú trọng đến phát huy dân chủ trong xây dựng NTM với việc dân bầu ra một nam và một nữ lãnh đạo phong trào. Ngoài ra, Tổng thống còn định kỳ mời 2 lãnh đạo phong trào ở cấp làng xã tham dự cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để trực tiếp lắng nghe ý kiến từ các đại diện này. Nhằm tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ Hàn Quốc áp dụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ cho chế biến nông sản. Ngân hàng Nông nghiệp cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư về nông thôn với lãi suất giảm 2% so với đầu tư vào ngành nghề khác...

Kết quả thực hiện sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành. Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m đường; cứng hóa đường ngõ xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng. Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phông trào. Năm 1970, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực Nông thôn

mới chỉ đạt 824 USD/người/ năm. Nhưng năm 1976, thu nhập đã tăng lên 3000 USD/người/ năm. Đó là một sự chuyển biến rất nhanh chóng và rõ nét.

Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm phương tiện sản xuất. Cụ thể là, năm 1971, cứ 3 làng mới có 1 máy cày, thì đến năm 1975, trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy vào năm 1980. Từ đó, tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả đã thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng nhanh. Năm 1979, Hàn Quốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế.[20]

Một phần của tài liệu Nghiêu cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm pháp triển mô hình nông thôn mới tại xã lục ba huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 27)