Chọn các loại đất để nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu sự thay đổi tính chất cơ lý của các loại đất Tàn - Sườn tích ở Tây Nguyên khi mưa lũ kéo dài có ảnh hưởng đến sự ổn định của sườn dố (Trang 41)

6) Các biện pháp đặc biệt:

3.1.1Chọn các loại đất để nghiên cứu

Trong chương I, cĩ giới thiệu vềđặc điểm địa chất cơng trình và các loại đất cĩ nguồn gốc khác nhau ở Tây Nguyên. Theo tài liệu nghiên cứu [9], các quá trình địa động lực thường phát triển mạnh trên vỏ phong hố của đá xâm nhập, Biến chất và Bazan. Trên các loại đá khác, mức độ phát triển hiện tượng trượt lở, xĩi mịn, mương xĩi, nứt đất v.v.. cĩ quy mơ nhỏ hơn.

Trong mục này, NCS chọn các loại đất thường gặp dưới đây để nghiên cứu sự biến đổi dung trọng tự nhiên (W) và các thơng số sức chống cắt (, C) khi độẩm (w) của đất thay đổi trong năm.

- Đất Tàn - sườn tích trên đá Bazan cổ (đất đỏ Bazan) - Đất Tàn - sườn tích trên đá xâm nhập Granite. - Đất Tàn - sườn tích trên đá Trầm tích Lục nguyên. - Đất Tàn - sườn tích trên đá Biến chất.

Những điều trình bày ở mục 1.2.2 cho thấy rằng, các đới trong vỏ phong hố ở Tây Nguyên đều cĩ đặc điểm chung là:

- Đới trên cùng là lớp thổ nhưỡng;

- Đới thứ hai là đới sét hố, đá đã phong hố triệt để thành đất sét, sét pha; - Đới thứ ba là đới biến đổi yếu, chủ yếu là đất lẫn dăm cục, khối tảng, đá

nứt nẻ;

Bề dày các đới cĩ khác nhau tùy thuộc vào mức độ phong hĩa của đá mẹ. Các tuyến đường giao thơng ở Tây Nguyên thường nằm ở đới thứ hai. Các mái dốc đất bên đường chủ yếu là đất loại sét. Đất loại sét rất nhạy biến đổi khi tác

dụng với nước. Do vậy giới hạn nghiên cứu của luận án là xét sự biến đổi dung trọng tự nhiên (W) và các thơng số sức chống cắt (, C) các đất trong lớp sét hĩa khi chịu tác dụng của thời tiết ở Tây Nguyên.

Đối với mỗi loại đất, NCS cùng tập thể các thầy hướng dẫn tham khảo ý kiến của các sở Khoa học Cơng nghệ, sở Giao thơng Vận tải và sở Tài nguyên Mơi trường thuộc các tỉnh Tây Nguyên để chọn địa điểm thích hợp khảo sát lấy mẫu. Vì điều kiện địa chất và cấu thành các lớp đất tại những điểm yêu cầu và để bảo đảm sự tương đối đồng nhất của các nền đất lấy mẫu vào những thời điểm khác nhau trong năm, khu vực được chọn nghiên cứu đối với mỗi loại đất cĩ diện tích rộng 5x5m2, phạm vi lấy mẫu từ độ sâu 0.5-1.5m. Sức chống cắt của mỗi loại đất phụ thuộc vào độ chặt (dung trọng khơ c) và độẩm của đất. Phạm vi lấy mẫu trong diện hẹp như trên nhằm hạn chế sự thay đổi dung trọng khơ (c) và các chỉ tiêu vật lý khác của đất, chủ yếu chỉ xét đến sự thay đổi độẩm đến dung trọng tự nhiên (W) và các thơng số sức chống cắt (, C) của đất.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu sự thay đổi tính chất cơ lý của các loại đất Tàn - Sườn tích ở Tây Nguyên khi mưa lũ kéo dài có ảnh hưởng đến sự ổn định của sườn dố (Trang 41)