Để đạt được những mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững, Việt Nam cần có một lượng lớn vốn đầu tư tăng thêm mỗi năm. Tuy nhiên, khi dòng vốn vào không được kiểm soát, sử dụng không hiệu quả, thì bất ổn tài chính sẽ nảy sinh. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách để đối phó với dòng chảy vốn trong giai đoạn đầu hội nhập.
Kinh nghiệm của một số nước trong việc kết hợp các chính sách để đối phó với dòng chảy vốn, thường là công khai các biện pháp kiểm soát vốn và lộ trình thay đổi nếu có để các nhà đầu tư nắm bắt và có phản ứng thích hợp. Kiểm soát vốn một khi được kết hợp với những chính sách khác sẽ làm thay đổi cấu trúc của dòng vốn chảy vào theo hướng khuyến khích các dòng vốn đầu tư dài hạn, hạn chế dòng tiền nóng mang tính đầu cơ ngắn hạn, từ đó giảm thiểu được rủi ro “đảo ngược dòng vốn” gây khủng hoảng.
1.9.5. Tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường vốn. vốn.
Tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán để có tiềm lực tài chính mạnh, uy tín, trình độ nghiệp vụ cao, quản trị hiện đại, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và tính an toàn hệ thống, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực; Tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và thị trường vốn.
Về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: Đối với các NHTM cổ phần yếu kém, sau khi tái cấu trúc phải có sự chuyển biến mới về chất (ọÐhá ch vốn uầcqvắự cổ g
Một vấn đề khác, đó là sở hữu chéo giữa DN và ngân hàng, giữa ngân hàng với công ty chứng khoán, cần có lộ trình và biện pháp cứng rắn để xử lý sở hữu chéo trong việc thực hiện tái cấu trúc đi đôi với hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng, hạn chế và đi tới chấm dứt lợi ích nhóm.
KẾT LUẬN
Một quốc gia muốn phát triển nền kinh tế nhanh, mạnh, vững chắc phải có một thị trường vốn phát triển. Ngoài ra, đối với các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, việc thu hút đầu tư là một chính sách quan trọng nhằm tăng cường quan hệ với các đối tác nước ngoài cũng như nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, công nghệ và tạo ra nhiều việc làm mới trong nước. Một thị trường vốn phát triển sẽ tạo nhiều cơ hội thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả việc sử dụng các đồng vốn đó.
Phát triển thị trường vốn là bước đi tất yếu của việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở trình độ phát triển cao. Vì vậy, sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã quan tâm đến việc tái cấu trúc thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng để phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, thị trường vốn Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn cần khắc phục. Một trong những vấn đề cần lưu ý khi đẩy nhanh việc phát triển thị trường vốn ở hầu hết các nước là Nợ công. Việt Nam cũng không thoát khỏi vấn nạn này. Những năm gần đây, khi nền kinh tế mở cửa, nợ công của Việt Nam ngày càng tăng cao và đang trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, vai trò của Chính phủ trong việc điều tiết thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng là hết sức quan trọng.
Bài tiểu luận của nhóm còn nhiều thiếu sót do việc chọn lọc số liệu, thu thập thông tin chưa thật sự tốt. Mong cô góp ý để những bài sau nhóm thực hiện được tốt hơn.