Tiếp tục thực hiện tái cấu trúc thị trường vốn gắn với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM (Trang 25)

cấu trúc nền kinh tế.

Cơ cấu lại TTCK đảm bảo sự phát triển đồng bộ, cân đối giữa thị trường cổ phiếu, trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, từng bước nâng cao vai trò của TTCK trong huy động vốn cho đầu tư phát triển. Phát triển về quy mô và hiệu quả hoạt động của thị trường trái phiếu (chính phủ, địa phương và DN), hoàn thiện phương thức phát hành, xây dựng cơ chế khuyến khích các DN thuộc các thành phần kinh tế huy động vốn qua TTCK.

Tăng cung hàng hóa cho thị trường và cải thiện chất lượng nguồn cung thông qua việc đẩy mạnh phát hành mới, sử dụng các công cụ phái sinh để hoàn thiện cấu trúc thị trường. Xây dựng cơ chế công bố thông tin theo chuẩn mực quốc tế, áp dụng các

chuẩn mực quản trị công ty, quản trị rủi ro, chuẩn hóa các quy định về giao dịch, mua bán, đăng ký, thanh toán theo thông lệ quốc tế.

Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc DN gắn với cổ phần hóa DNNN, DN có vốn đầu tư nước ngoài, nhằm tăng số lượng và chất lượng hàng hóa cho thị trường. Đa dạng hóa các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trong nước, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường và đầu tư lâu dài vào TTCK Việt Nam.

Đối với thị trường vốn tín dụng ngân hàng, cần rà soát các cơ chế chính sách, tạo môi trường cho các tổ chức tín dụng hoạt động. Cụ thể: Sửa đổi, bổ sung Luật Phá sản cho phù hợp với lộ trình hội nhập; Nhanh chóng áp dụng các chuẩn mực về phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế; Rà soát vốn thực có của các ngân hàng thương mại để giám sát tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, thực hiện quản trị rủi ro theo Basel II, tiến tới Basel III...

Những văn bản này phải được điều chỉnh phù hợp với lộ trình cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng và phải tương đối ổn định để các tổ chức tín dụng chủ động và tiên liệu được những rủi ro nảy sinh khi thay đổi chính sách.

Mặt khác, thông qua vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết, khắc phục những khuyết tật của thị trường theo hướng tạo môi trường lành mạnh cho các ngân hàng hoạt động theo luật, không bao cấp cho ngân hàng (cả ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước và NHTM cổ phần), nhưng cũng không nên tạo ra những rủi ro bằng cơ chế chính sách hay các mệnh lệnh hành chính; kết hợp giữa giám sát tuân thủ và giám sát theo rủi ro, có chế tài đủ mạnh để bảo đảm cho các ngân hàng tham gia thị trường tuân thủ “luật chơi” đã quy định.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM (Trang 25)