Hình 2-22 Quá trình phối hợp đọc/ghi dữ liệu

Một phần của tài liệu tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu thiết kế thiết bị huấn luyện báo vụ trên công nghệ DSPIC (Trang 45)

Việc khởi tạo, chọn chế độ hoạt động và thực hiện giao tiếp của I2C đã có các hàm dựng sẵn của CCS thực hiện. Bao gồm các hàm được liệt kê dưới đây:

- I2c_isr_state(): Thông báo trạng thái giao tiếp I2C. - I2c_START(): Tạo điều kiện START.

- I2c_STOP(): Tạo điều kiện STOP.

- I2c_read(): Đọc dữ liệu từ BUS I2C, trả về giá trị 8 BIT. - I2c_write(): Ghi dữ liệu 8 BIT đến BUS I2C.

Đoạn chương trình sau sẽ mô tả việc ghi một BYTE dữ liệu từ MASTER đến SLAVE:

void write_I2C(int8 stt,data)

{ i2c_START();

i2c_write(SLAVE[stt]); i2c_write(data);

i2c_STOP(); }

Đoạn chương trình sau sẽ mô tả việc đọc một BYTE dữ liệu từ SLAVE về MASTER: int8 read_I2C(int8 stt) { int8 value_re; i2c_START(); i2c_write(SLAVE[stt]+1); value_re=i2c_read(0); i2c_STOP(); return value_re; }

Chương 3

TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ HUẤN LUYỆN BÁO VỤ CHUYÊN DÙNG3.1. Các chức năng và yêu cầu cần đạt được 3.1. Các chức năng và yêu cầu cần đạt được

3.1.1. Thực trạng về thiết bị huấn luyện báo vụ hiện nay

Hệ thống thiết bị huấn luyện báo vụ hiện nay chủ yếu do nhà máy M1- BCTTLL sản xuất, theo MODEL của năm 1997, có tên là "Hộp giảng đường". Bao gồm các khối sau:

- Khối tạo dao động tần số từ 200Hz đến 1200Hz. - Khối khuyếch đại công suất âm tần.

- Khối các ZƠLE nối GND cho tai nghe. - Khối dảo mạch chọn maníp và liên lạc mạng.

Điều khiển sự hoạt động của thiết bị, là các đảo mạch cơ khí. Dung lượng của thiết bị là 40 maníp.

+ Các ưu điểm:

- Đơn giản về thiết bị.

- Dễ khai thác sử dụng, và thuận tiện cho sửa chữa. + Các nhược điểm của thiết bị:

- Dung lượng thấp (40 MANIP), trong khi đó các hội trường huấn luyện báo vụ hiện nay từ 30 MANIP đến 80 MANIP. Không có khả năng thực hiện tăng dung lượng được, bởi vì sử dụng các đảo mạch để chọn vị trí MANIP, các ZƠLE 12V.

- Chỉ có hai chức năng đó là:

- Huấn luyện thu báo thủ công (Giáo viên sử dụng MANIP tay). - Huấn luyện phát báo thủ công (Giáo viên sử dụng MANIP tay). Mà không có các chức năng khác như:

- Huấn luyện thu báo tự động (Máy tự phát nội dung bản điện). - Huấn luyện phát báo tự động(Máy tự dẫn phát cho các báo vụ). - Huấn luyện thu báo nhiều tốc độ, có nhiễu đa dạng.

- Kiểm tra phát báo, đánh giá kết quả phát báo.

Từ các ưu, nhược điểm nêu trên thì chúng ta thấy rằng thiết bị 'Hộp giảng đường' chỉ phù hợp huấn luyện cho các đối tượng báo vụ ở trình độ cơ bản (Tốc độ thu phát báo từ 20 chữ / phút đến 50 chữ / phút. Khi huấn luyện cho các đối tượng báo vụ ở tốc độ nâng cao, hoặc huấn luyện cho các vận động viên 'Thu phát báo nhanh toàn quân' (Tốc độ thu phát báo từ 50 chữ / phút đến 130 chữ /phút) thì thiết bị 'Hộp giảng đường' không còn phù hợp.

Để khắc phục các nhược điểm nêu trên, ta sử dụng thêm một bộ máy vi tính và một thiết bị giao tiếp. Phần mềm trên máy vi tính sẽ có chức năng phát tự động nội dung bản điện thành tín hiệu MORSE, sau đó tín hiệu được đưa qua thiết bị giao tiếp để đến hộp giảng đường.

Việc sử dụng thêm máy vi tính tại giảng đường huấn luyện báo vụ, đã tăng tạo ra chức năng huấn luyện thu báo tự động cho hệ thống. Nhưng nó lại làm tăng kinh phí khi trang bị và sửa chữa hệ thống, đấu nối và sử dụng hệ thống phức tạp, tỷ lệ hỏng hóc cao. Đồng thời hệ thống này vẫn chữa khắc phục được các nhược điểm khác như: Kiểm tra phát báo, huấn luyện thu báo nhiều tốc độ, tạo nhiễu đa dạng...

Để khắc phục được dứt điểm các hạn chế nêu trên, đòi hỏi phải có một thiết bị huấn luyện báo vụ mới; Thiết bị mới phải ứng dụng công nghệ tiên tiến, để tích hợp được tất cả các chức năng cần thiết.

3.1.2. Các chức năng cần đạt được

+ Dung lượng lớn 80 MANIP, để có thể trang bị cho tất cả các hội trường báo vụ. Đồng thời chia ra làm 2 kênh (Mỗi kênh 40 MANIP) hoạt động độc lập nhau để có thể lắp đặt một thiết bị cho 2 giảng đường báo vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khi không kết nối với máy vi tính, thiết bị thực hiện được các chức năng sau:

• Huấn luyện thu / phát báo nhân công (Như thiết bị cũ)

• Huấn luyện thu / phát báo tự động, với 4 tốc độ, 4 nội dung bản điện cùng

một thời điểm (Xử lý song song).

• Có sẵn nhiều bản điện trong thiết bị. Ngoài ra cho phép nạp / xoá khi kết nối thiết bị với máy vi tính.

• Chế độ liên lạc hướng (2 MANIP được nối với nhau)

• Chế độ liên lạc mạng (4 MANIP được nối với nhau).

• Chế độ phát nhiễu dạng file *.Mp3 (Chọn được file tuỳ ý).

• Cho phép chọn nghe một MANIP bất kỳ (từ 1..80) trong giảng đường.

+ Khi kết nối với máy vi tính, thực hiện được các chức năng sau:

• Kết nối được với máy vi tính qua cổng COM.

• Phần mềm trên máy tính chạy trên môi trường WINDOWS XP,

WINDOWS VISTA.

• Phần mềm thực hiện được các chức năng sau:

- Soạn thảo tự động, nhân công các loại bản điện.

- Nạp thêm / xoá bản điện trong thiết bị huấn luyện báo vụ chuyên dùng. - Đọc nội dung bản điện thành tiếng việt, để cho học viên đối chiếu.

- Cùng với thiết bị huấn luyện báo vụ thực hiện được kiểm tra phát báo, ghi âm / phát lại tín hiệu MORSE .

3.1.3. Các yêu cầu của thiết bị huấn luyện báo vụ chuyên dùng

- Gọn nhẹ, tích hợp tất cả các chức năng trong một vỏ máy.

- Ứng dụng công nghệ hiện đại, giao tiếp với người sử dụng thông qua màn hình LCD 4 dòng x 20 ký tự (Hiển thị tiếng việt).

- Các đường tín hiệu của tốc độ 1,2,3,4 phải được điều chỉnh riêng biệt. - Công suất đầu ra của 4 đường tín hiệu: 10 Wats / 1 đường.

- Phối hợp tốt với hệ thống MANIP, tai nghe hiện có tại các giảng đường báo vụ.

- Cùng một lúc thực hiện huấn luyện được 2 giảng đường (40 MANIP / 1 giảng đường).

- Cùng một lúc thực hiện được nhiều chế độ công tác.

- Kiểm tra phát báo chính xác, tạo được cơ sở khoa học để đánh giá chất lượng phát báo của báo vụ viên.

- Thuận tiện cho việc lắp đặt và sử dụng, dễ sửa chữa khi hỏng hóc.

- Phần mềm trên máy tính có giao diện tiếng việt, thuận tiện cài đặt và sử dụng các chức năng.

3.2. Sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động của hệ thống3.2.1. Sơ đồ khối 3.2.1. Sơ đồ khối

1.

3.2.2. Chức năng các khối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Máy vi tính:

Học viên: Hoàng Việt Sơn – K12 KT ĐT – ĐH Kỹ thuật công nghiệp

MÁY VI TÁNH( Phần mềm điều khiển nạp

Một phần của tài liệu tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu thiết kế thiết bị huấn luyện báo vụ trên công nghệ DSPIC (Trang 45)