Hình 2-6 Mối liên hệ giữa địa chỉ RAM với vị trí trên LCD

Một phần của tài liệu tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu thiết kế thiết bị huấn luyện báo vụ trên công nghệ DSPIC (Trang 29)

Lệnh được truyền thông qua đường BUS. Mỗi một lệnh được nhà sản xuất đánh địa chỉ rõ ràng. Để truy xuất một lệnh thì vi điều khiển chỉ cần cung cấp địa chỉ lệnh bằng cách nạp vào thanh ghi IR. Nghĩa là, khi nạp vào thanh ghi IR mội chuỗi 8 BIT, chíp HD44780 sẽ tra bảng mã lệnh tại địa chỉ mà IR cung cấp và thực hiện lệnh đó.

Chẳng hạn: Lệnh hiển thị con trỏ trên LCD sẽ có địa chỉ lệnh là 00001110.

+ Thanh ghi dữ liệu DR (DATA REGISTER):

Dùng để chứa dữ liệu 8 BIT để ghi vào vùng RAM DDRAM hoặc CGRAM (ở chế độ ghi). Hoặc dùng để chứa dữ liệu từ 2 vùng RAM này gửi ra MPU (ở chế độ đọc).

+ Vùng RAM hiển thị DDRAM (DISPLAY DATA RAM):

Đây là vùng RAM dùng để hiển thị, ứng với một địa chỉ của RAM thì có một ô ký tự trên màn hình được xuất hiện:

Học viên: Hoàng Việt Sơn – K12 KT ĐT – ĐH Kỹ thuật công nghiệp

Hình 2-6. Mối liên hệ giữa địa chỉ RAM với vị trí trênLCD LCD

Vùng RAM trên có 80 x 8 BIT nhớ, nghĩa là chứa được 80 ký tự mã 8 BIT.

+ Vùng ROM chứa mẫu ký tự (CHARACTER GENERATOR ROM):

Đây là vùng ROM dùng để chứa các mẫu ký tự loại 5x8 hoặc 5x10 điểm ảnh/ký tự, và định địa chỉ bằng 8 BIT. Tại đây nó chứa 208 mẫu ký tự 5x8 và 32 mẫu ký tự kiểu 5x10 (Tổng cộng có 240 thay vì 256 mẫu ký tự).

Ngoài ra trong HD44780 còn dành vùng địa chỉ có BYTE cao là 0000, để người dùng tự định nghĩa mẫu các ký tự đồ hoạ của riêng mình (Tạo FONT chữ). Việc này cũng chỉ thực hiện được với từng loại LCD (Gọi là GLCD). Tuy nhiên với số lượng ký tự rất hạn chế, từ 4 đến 8 mẫu ký tự.

Học viên: Hoàng Việt Sơn – K12 KT ĐT – ĐH Kỹ thuật công nghiệp

Một phần của tài liệu tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu thiết kế thiết bị huấn luyện báo vụ trên công nghệ DSPIC (Trang 29)