Một số nguyên nhân cơ bản

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho đồng bào các dân tộc miền núi phía bắc nước ta hiện nay (Trang 50)

Từ sự phân tích trên đây về những biến đổi theo chiều hướng ngày càng xấu đi của môi trường, có thể đưa ra một nhận định rằng ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân ta nói chung và đồng bào các dân tộc miền núi

phía Bắc nói riêng còn rất thấp, chưa biểu hiện thành những hành động cụ

thể, chưa trở thành một nếp sống văn hóa của mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng. Hiện trạng môi trường đang ngày càng xấu đi và sự suy giảm các nguồn tài nguyên ít có khả năng tái tạo được do tác động của con người ở khu vực miền núi phía Bắc cho thấy, hầu hết các thành viên trong cộng đồng các dân tộc ở đây chưa ý thức hết trách nhiệm tham gia vào sự nghiệp

bảo vệ môi trường, phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường còn

thấp; nếp sống, phương thức hành động "không thân thiện" với môi trường của mỗi người dân còn chậm được khắc phục. Họ chỉ quan tâm chủ yếu đến lợi ích kinh tế trước mắt, mà chưa có cách nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và hướng đến tương lai lâu dài hơn: bảo vệ môi trường để tồn tại

và phát triển bền vững. Tình hình đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác

nhau. Theo chúng tôi, có thể xếp chúng nằm trong hai nhóm chủ yếu: nguyên nhân kinh tế - xã hội và nguyên nhân về mặt nhận thức.

Nhóm nguyên nhân kinh tế - xã hội:

Như chúng ta đã biết, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình, một bước đi tất yếu để thực hiện phát triển toàn diện các mặt kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước nói chung và khu vực miền núi phía Bắc nói riêng. Thực tế, quá trình này đã mang lại cho vùng núi phía Bắc những đổi thay quan trọng trên nhiều phương diện của đời sống xã hội, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đã và đang tạo nên sức ép to lớn đối với môi trường sinh thái. Có thể đưa ra hàng loạt ví dụ để minh chứng cho sự thật đó. Chúng ta đều biết rằng, Nhà máy thủy điện Hòa Bình

được xem là một công trình thế kỷ, một thành tựu quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nguồn "than trắng" vô tận nơi đây đang hàng ngày, hàng giờ cung cấp năng lượng cho các hoạt động kinh tế, dân sinh trên phạm vi cả nướ Sau này, khi dự án xay dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La được hoàn thành và đi vào hoạt động, chắc chắn bộ mặt kinh tế- xẫ hội của các tỉnh miền núi phía Bắc sẽ có những thay đổi tích cực, tiến bộ hơn nữa. Song, không phải ai cũng biết rằng, sự ra đời của hồ chứa cung cấp nước cho thủy điện Hòa Bình đã làm ngập khoảng 152.000 ha rừng (kể cả rừng trồng), 1.600 ha lúa hai vụ, 1.100 ha lúa một vụ và hàng ngàn ha vườn cây ăn quả của nhân dân; trên 8.000 hộ dân cư với khoảng 50.000 người thuộc các dân tộc khác nhau phải di chuyển khỏi nơi cư trú lâu đời của họ [51, tr.497]. Vì lợi ích chung của cả nước, người dân nơi đây phải thay đổi chỗ ở và tập quán canh tác (từ canh tác lúa nước trên ruộng chuyển sang làm nương rẫy...). Để có đủ lương thực thực phẩm duy trì cuộc sống của ngần ấy con người, đồng bào buộc phải khai phá một diện tích đất đai mới, ít nhất cũng tương đương với số diện tích đã bị ngập. Trong khi đó, quỹ đất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc không nhiều và đã được sử dụng hết. Để thỏa mãn nhu cầu này, người dân buộc phải lấn vào đất rừng. Tình hình đó khiến cho hiện tượng tàn phá rừng tiếp tục diễn ra. Những cánh rừng già, giàu trữ lượng và chủng loại động thực vật tiếp tục bị thu hẹp, thay bằng những vùng đất trống đồi trọc. Mặc dù Nhà nước đã triển khai mạnh và rộng khắp chương trình trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, song xét về mặt hiệu quả kinh tế cũng như mặt giá trị sinh thái tự nhiên, chắc chắn rừng trồng không thể san bằng những thiệt hại, mất mát to lớn từ hành vi tàn phá rừng của con người.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc cũng đang tạo nên sức ép ngày càng lớn đối với tài nguyên thiên

công nghiệp, cảnh quan môi trường...) của khu vực rộng lớn này. Thực tế cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với đô thị hóa, sự mở rộng quy mô và năng lực hoạt động của các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản ở các tỉnh như Quảng Ninh, Thái Nguyên... làm gia tăng nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên, nhiên liệu lấy từ tự nhiên. Vì vậy, việc khai thác khoáng sản như than, đá vôi, cao lanh, sắt... trong vùng không giảm; trái lại, ngày càng tăng lên gấp bội về quy mô và trên diện rộng. Bên cạnh lượng tài nguyên khổng lồ được tiêu thụ là hàng núi chất thải được đổ vào môi trường. Các nhà khoa học đã đưa ra ước tính rằng, chỉ riêng ba mỏ than lớn của Quảng Ninh là Đèo Nai, Cọc Sáu và Cao Sơn, hàng năm đã thải ra khoảng trên 200 triệu tấn đất đá. Khi kết thúc hoạt động khai thác, ba mỏ trên sẽ thải ra khoảng 700 triệu m3 đất đá. Tính từ năm 1952 đến nay, cứ sau khoảng 10 - 15 năm, diện tích các moong khai thác và bãi đổ thải ven biển tăng lên 2 - 3 lần. Diện tích đất và rừng cũng theo sự gia tăng trên mà mất đi. Vùng đất vườn, đất nông nghiệp dưới chân bãi thải bị vùi lấp bởi đất đá thải, đặc biệt là trong mùa mưa. Tại thị xã Cẩm Phả, trong vòng 2 năm (1985 - 1986) có khoảng 69 ha đất nông nghiệp bị vùi lấp, hàng trăm gia đình phải chuyển đi nơi khác [43, tr.118].

Sự phát triển của các trung tâm kinh tế - xã hội, các khu công nghiệp... tất yếu sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hóa đạt đến một tốc độ nhanh chóng, hình thành các vùng đông dân cư. Do vậy, làm nảy sinh một loạt vấn đề liên quan như quỹ đất canh tác bị thu hẹp, chất thải sản xuất và sinh hoạt...

Như vậy, có thể thấy rằng, nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một tất yếu để thực hiện sự phát triển, song nó cũng đặt ra những vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc khác, trong đó có vấn đề môi trường .

Mặt khác, như trên đã trình bày, lối canh tác nương rẫy trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc trước đây được xem là một sự sáng tạo, thích nghi của con người với điều kiện tự nhiên có những nét đặc thù của khu vực này. Song, hình thức này chỉ hiệu quả khi dân số chưa phát triển đến mức quá tải và đảm bảo thời gian quay vòng đất đai hợp lý (bỏ hóa trong một khoảng thời gian tối thiểu đủ để cho độ phì của đất đai được tái tạo...). Theo đánh giá của một số nhà khoa học, do nhiều nguyên nhân, hình thức sản xuất nông nghiệp truyền thống đó (canh tác nương rẫy) không còn đứng vững được ở phần lớn miền núi Việt Nam. Sự thay đổi không thuận lợi của tỷ lệ người - đất ở vùng núi hiện nay là một trong những lý do chủ yếu không cho phép duy trì một hệ thống canh tác quay vòng hợp lý như thế. Hiện tại ở khu vực miền núi phía Bắc, có rất ít sự lựa chọn nào vừa có khả năng kinh tế lại vừa bền vững môi trường cho việc canh tác nương rẫy. Vì thế, cho đến nay, người dân vẫn phải tiếp tục canh tác nương rẫy, cho dù hiệu quả và năng suất thấp [12, tr.232]. Trên thực tế, trong điều kiện đất chật người đông, việc người dân khai thác những diện tích đất đai ít phù hợp với sản xuất nông nghiệp hay phải chuyển sang canh tác nương rẫy trên những vùng đất dốc... khiến cho tình trạng xói mòn, thoái hóa đất đai càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn. Mặc dù năng suất cây trồng giảm đáng kể, trung bình chỉ đạt 6 tạ/ha đối với lúa và 8 tạ/ha đối với ngô trong vụ nương đầu và thấp dần sau mỗi năm, song người dân cũng ít có sự lựa chọn nào khác hơn để duy trì cuộc sống của mình.

Những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng là một nguyên nhân đáng kể. Như chúng ta đã biết, trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế giữa những chủ thể tham gia được biểu hiện qua các hoạt động

đã tạo nên sự thay đổi về mặt ý thức và thái độ của các chủ thể: đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu cho mọi hoạt động kinh tế của mình. Sự tác động của quy luật giá trị, của lợi nhuận tối đa trong cơ chế thị trường đã khiến cho không ít người, vì lợi ích cá nhân, trước mắt luôn tìm đủ mọi cách, mọi thủ đoạn để có thể chiếm đoạt, vơ vét được nhiều nhất từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bất chấp những hậu quả to lớn về môi trường. Người ta đua nhau phá rừng khai thác gỗ và lấy đất làm nương rẫy, săn bắn động vật hoang dã. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, người nông dân đã gia tăng mức độ sử dụng hóa chất (phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu có độ độc tính cao và thời gian phân hủy dài...) bất chấp sự an toàn sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của người tiêu dùng. Chúng ta còn nhớ, cách đây không lâu, vì tiền, người ta đã đua nhau đào quế, hồi để lấy rễ; giết trâu bò để lấy móng; đào bới cả một vùng rộng lớn để tìm vàng và đá quý... Gần đây, sự gia tăng các hoạt động khai thác, buôn bán vùng biên giới phía Bắc đã tạo nên một dòng chảy tài nguyên (thú rừng, gỗ, các loại cây dược liệu và lâm sản quý hiếm khác) sang Trung Quốc. Vì thế, những cánh rừng nhiệt đới bạt ngàn với đa dạng chủng loại động thực vật quý, đúng nghĩa là "rừng vàng"... đến nay đã trở nên nghèo kiệt và bị thu hẹp.

Sự gia tăng dân số với tốc độ nhanh khiến cho sức ép đối với môi trường càng thêm nặng nề. Thực ra, trong điều kiện dân số chưa bùng nổ như hiện nay, nhân dân các địa phương đã duy trì được một lối sống khá phù hợp với thiên nhiên, sử dụng thiên nhiên một cách hợp lý. Các phong tục, tập quán và tín ngưỡng trong đời sống văn hóa của họ đã thể hiện điều đó. Song, do tác động của sự gia tăng dân số và những tác động khác, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của người dân địa phương đã bị lãng quên, vượt bỏ. Trên thực tế, sự gia tăng dân số đồng nghĩa với đòi hỏi tăng nhu cầu sinh hoạt như lương thực, thực phẩm và một số nhu cầu thiết yếu khác,

trong khi lượng tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, nhất là tài nguyên đất đai - yếu tố tư liệu sản xuất không thể thiếu cho hoạt động nông nghiệp. Hệ quả tất yếu là, để có lương thực thực phẩm duy trì cuộc sống của mình, đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc phải tìm cách mở rộng đất nông nghiệp vào đất rừng, dẫn tới thu hẹp rừng, suy giảm đa dạng sinh học... Mặc dù Nhà nước đã có chủ trương hạn chế sinh đẻ, song hiện nay tỷ lệ gia tăng dân số của khu vực này vẫn khá cao. Nếu như năm 1950, trong khu bảo tồn Na Hang (Tuyên Quang) chỉ có 1987 người, thì đến năm 1997, số người đã lên tới 10.590 (đạt mức tăng từ 2,8 - 3,6%/năm). Ở khu vực Ba Bể (Bắc Cạn), tỷ lệ này còn cao hơn, từ 3,5 - 5%/năm. Bên cạnh đó, cuộc vận động di dân từ vùng đồng bằng lên miền núi khai hoang và sinh sống (diễn ra từ những năm 60 của thế kỷ trước) cũng là một tác động đáng kể,làm thay đổi sự cân bằng dân số của khu vực này. Trong khoảng gần 30 năm (từ 1960 đến 1990), tỷ lệ người Kinh ở tỉnh Tuyên Quang tăng lên 426%, ở tỉnh Lạng Sơn tăng 254% và ở tỉnh Lai Châu tăng lên 677%. Trong khi đó, theo đánh giá của một số nhà khoa học, mặc dù mật độ dân số ở vùng núi thấp hơn rất nhiều so với vùng đồng bằng, nhưng đứng về mặt nông nghiệp, mật độ dân số vùng miền núi phía Bắc hiện nay đã quá tải. Bởi vì, các hệ sinh thái nông nghiệp ở đây, trừ một số rất ít vùng có thể xây dựng hệ thống ruộng bậc thang để tưới nước, có khả năng tải thấp hơn nhiều so với các hệ sinh thái mạnh và bền vững của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vì vậy, khi mật độ dân số vượt qua giới hạn 40 người/km2, các hệ sinh thái miền núi sẽ suy giảm rất nhanh, thậm chí có thể sụp đổ hoàn toàn [36, tr.1087]. Chính sự gia tăng mật độ dân số cùng với nạn phá rừng và suy thoái môi trường đã tạo ra một cuộc khủng hoảng thực sự của nông nghiệp vùng cao và suy thoái nghiêm trọng các tài nguyên thiên nhiên khác. Thực tế cho thấy, người dân đã tìm mọi cách để tăng diện tích canh tác. Thậm

chí, một số nơi trong khu vực đã xảy ra tình trạng tranh chấp đất đai một cách bất hợp pháp. Ví dụ, tại huyện Bắc Hà (Lào Cai), trung bình có hàng chục vụ tranh chấp đất đai ở mỗi xã và trên phạm vi cả huyện đã có hàng trăm vụ lớn nhỏ khác nhau. Việc tranh chấp đất đai xảy ra dưới nhiều hình thức, hoặc là giữa các gia đình với nhau, hoặc là giữa cộng đồng dòng họ này với cộng đồng dòng họ khác, cũng có khi là giữa xã này với xã khác. Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số phải lùi sâu vào rừng. Tất cả những tình trạng đó khiến cho thảm họa phá rừng ngày càng thêm trầm trọng.

Tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, hơn nữa lại diễn ra trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển tất yếu dẫn đến nghèo đói. Đến lượt mình, sự nghèo đói trở thành một tác nhân quan trọng làm gia tăng hình thức biểu hiện, mức độ bức xúc, căng thẳng của các vấn đề môi trường của khu vực miền núi hiện nay. Nếu năm 1994, GDP bình quân trên đầu người của Việt Nam đạt 260 USD thì ở các tỉnh miền núi phía Bắc mới chỉ là 150 USD. Trên toàn bộ vùng cao, nhất là ở những vùng núi cao hẻo lánh, mức thu nhập tiền mặt trung bình trên đầu người là dưới 50 USD. Có tới 3 - 4 % hộ gia đình thuộc các vùng cao phía Bắc bị xếp vào diện các hộ nghèo và rất nghèo với mức thu nhập chưa được 50.000 đ/người/tháng. Mặc dù công cuộc xóa đói giảm nghèo đã thu được những kết quả to lớn, song số hộ nghèo vẫn còn nhiều và nguy cơ tái nghèo chưa phải là đã được ngăn chặn triệt để, hiệu quả. Theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nghèo chung hiện nay (bao gồm cả nghèo lương thực - thực phẩm và nghèo phi lương thực - thực phẩm) của khu vực này vẫn khá cao: ở vùng Tây Bắc còn 68,7%, vùng Đông Bắc còn 38%. Điều đáng lo ngại là ở chỗ: "Nhiều người dân vùng cao đã bắt đầu nhận ra họ là những người nghèo nàn và lạc hậu. Sự thiếu thốn về tiền bạc, lương thực, thiếu những tiếp cận với các nguồn tài nguyên và các dịch vụ công cộng (giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thông

tin). Họ không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống. Mà trước hết, họ đang trong tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá: Đó là lòng tự tin và tính tự trọng" [12, tr.235].

Cảnh nghèo đói và nhu cầu bức bách phải khai thác các loại tài

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho đồng bào các dân tộc miền núi phía bắc nước ta hiện nay (Trang 50)