Vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng ý thức bảo vệ môi trường đối với sự phát triển lâu

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho đồng bào các dân tộc miền núi phía bắc nước ta hiện nay (Trang 28)

đối với sự phát triển lâu bền

Như trên đã trình bày, ý thức xã hội có tính độc lập tương đối của nó so với tồn tại xã hội. Vì thế, nó không chỉ chịu sự quy định của tồn tại xã hội, mà còn tác động trở lại đối với tồn tại xã hội. Với tư cách là sự phản ánh hiện thực sinh thái, là một dạng đặc biệt của ý thức xã hội, ý thức bảo vệ môi trường có vai trò, ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển. Điều này được biểu hiện tập trung trên một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, ý thức bảo vệ môi trường là cơ sở điều khiển một cách tự

giác (có ý thức) mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.

Trong quá trình hoạt động thực tiễn, trước hết là hoạt động sản xuất, con người đã tác động, cải biến tự nhiên một cách mạnh mẽ và thu được từ tự nhiên lượng của cải vật chất ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hội. Với sự giúp đỡ của khoa học kỹ thuật, của các công cụ ngày càng tinh xảo..., sức mạnh chinh phục tự nhiên của con người đã gia tăng đáng kể. Lôgíc tất yếu là tính thống nhất, cân bằng vốn có của tự nhiên bị phá vỡ. Hậu quả là tự nhiên đã, đang và sẽ tiếp tục trả thù con người vì những tác động vô ý thức mà con người gây ra cho nó. Là một nhà biện chứng duy vật, Ph.Ăngghen cho rằng, trong giới tự

tượng luôn có mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, theo ông: "Chúng ta không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta. Thật thế, mỗi một thắng lợi, trước hết là đem lại cho chúng ta kết quả mà chúng ta hằng mong muốn, nhưng đến lượt thứ hai, lượt thứ ba, thì nó lại gây ra những tác dụng hoàn toàn khác hẳn, không lường trước được, những tác dụng thường hay phá hủy tất cả những kết quả đầu tiên của nó" [22, tr.654].

Cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, ông viết: "Nếu chúng ta đã phải trải qua hàng nghìn năm lao động mới có thể, trong một chừng mực nào đó, đánh giá trước được những hậu quả tự nhiên xa xôi của những hành động sản xuất của chúng ta, thì chúng ta lại càng phải trải qua nhiều khó khăn hơn nữa, mới có thể hiểu biết được những hậu quả hội xa xôi của những hành động ấy" [22, tr.655-656].

Từ những quan điểm đúng đắn trên, Ph.Ăngghen đã đưa ra một luận điểm có tính tổng kết răng ,trong mối quan hệ với tự nhiên: "Chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược đi thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tự nhiên, mà trái lại, chúng ta, với tất cả xương thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tất cả các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác" [22, tr.654-655].

Như vậy, có thể khẳng định rằng, để điều khiển được mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, trước hết, con người phải tự giác "nhận thức được quy luật tự nhiên", và trên cơ sở đó, "sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác" trong quá trình hoạt động thực tiễn của xã hội, trong

đó, lĩnh vực cơ bản và quan trọng nhất là sản xuất vật chất. Trước đây, con người vẫn giữ một quan niệm cũ cho rằng, tự nhiên là một kho của cải vô tận, có thể mặc sức khai thác, sử dụng không bao giờ hết. Song, thực tế lại không phải như con người đã lầm tưởng. Sự cạn kiệt của nhiều nguồn tài nguyên không tái tạo được như đất đai, khoáng sản, các nguồn năng lượng như than đá, dầu mỏ... đã chứng tỏ rằng, các tài nguyên thiên nhiên dù phong phú, giàu có và trữ lượng lớn đến đâu chăng nữa cũng không phải là vô hạn. Những tri thức và sự hiểu biết mới, chính xác và đúng đắn hơn về tự nhiên đã buộc con người phải khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lý hơn.

Cũng vậy, cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, con người đã đổ vào tự nhiên một khối lượng lớn mọi dạng phế thải sản xuất và sinh hoạt, khiến cho cảnh quan môi trường bị biến dạng, ô nhiễm ngày càng nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của con người. Sự phát triển của khoa học đã cung cấp những cơ sở chứng minh rằng cơ chế điều chỉnh, sự thống nhất, tính toàn vẹn và trạng thái cân bằng động của toàn bộ sinh quyển là một chu trình sinh học. Vì thế, con người đang tích cực tìm những giải pháp hiệu quả để xử lýgiảm thiểu lượng chất thải đổ vào môi trường, nhất là các loại chất thải độc hại, chất thải rắn có thời gian phân hủy dài. Tất cả những thay đổi tích cực đó trong quan niệm, hành vi của con người đã nói lên rằng, ý thức bảo vệ môi trường đang tham gia vào quá trình định hướng hoạt động thực tiễn của con người theo hướng ngày càng "tôn trọng", "thân thiện" với môi trường tự nhiên. Nói cách khác, ý thức bảo vệ môi trường đóng vai trò là cơ sở cho việc điều khiển mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.

đã, đang và sẽ tiếp tục tác động vào tự nhiên thông qua hoạt động sản xuất - phương thức trao đổi chất đặc thù giữa con người và tự nhiên. Song, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, hoạt động sản xuất trước đây của con người đã để lại trên thân thể tự nhiên nhiều dấu ấn tiêu cực. Xét từ góc độ sinh thái học, con người không chỉ khai thác bừa bãi, sử dụng lãng phí nhiều nguồn tài nguyên như rừng, đất đai, khoáng sản, nước ngọt..., mà còn làm cho tự nhiên bị biến dạng theo chiều hướng ngày càng xấu đi. Những cánh rừng nguyên sinh ẩn chứa sự đa dạng sinh học, đặc biệt là rừng nhiệt đới đang mất dần, nhiều vùng đất màu mỡ đã xuất hiện những dấu hiệu biến thành hoang mạc, nguy cơ cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống như gỗ củi, than đá, dầu mỏ... đang tiến gần trong những thập kỷ tới, mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí do chất thải của quá trình sản xuất ngày càng gia tăng... chỉ là một vài nét phác họa của bức tranh môi trường ngày nay.

Với những hậu quả to lớn đó, nền sản xuất xã hội - một "mắt khâu xã hội" đã làm cho chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin trong tự nhiên bị đứt đoạn, trở thành cội nguồn dẫn đến nguy cơ khủng hoảng môi trường, trực tiếp đe dọa sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người. Vấn đề đặt ra là, để giải quyết những vấn đề môi trường nảy sinh do tác động của hoạt động sản xuất, con người phải giữ vai trò quyết định.

Song, làm thế nào để thực hiện được mục tiêu bảo vệ môi trường, khi mà con người, vì sự tồn tại của chính bản thân mình, không thể không tiếp tục sản xuất ra của cải vật chất, tức là tiếp tục không ngừng tác động vào tự nhiên? Với sự nhận thức đúng đắn rằng, con người là một tiểu vũ trụ, là một bộ phận không thể tách rời trong chỉnh thể thống nhất giữa con người, tự nhiên và xã hội; đồng thời, cũng là nhằm đối phó với những bất lợi đe

dọa sự tồn tại, phát triển của con người, thế giới hiện đại đã tích cực tìm kiếm và đang hướng tới một quan niệm mới về sự phát triển: Phát triển bền vững. Một trong những nguyên tắc quan trọng, đồng thời cũng là mục tiêu cơ bản nhất của chiến lược phát triển bền vững là cần phải giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên. Điều đó có nghĩa là con người phải thực hiện sinh thái

hóa nền sản xuất xã hội. Bởi vì, sản xuất xã hội - dù ở bất kỳ trình độ hay

giai đoạn nào đi nữa, cũng luôn đóng vai trò là phương thức tồn tại tất yếu

của con người và xã hội loài người, nhưng trong điều kiện hiện nay, nó lại

không được phép làm tổn hại môi trường. Ý thức bảo vệ môi trường với tư

cách một hiện tượng xã hội phổ biến là điều kiện tiên quyết, là cơ sở để thực hiện sinh thái hóa nền sản xuất xã hội.

Sinh thái hóa nền sản xuất xã hội là thế nào? Nếu trước đây, hoạt động sản xuất của con người chủ yếu mang tính "tước đoạt", "bóc lột" tự nhiên, thì trong điều kiện hiện nay, với những sự hiểu biết và tri thức mới về tự nhiên, về quan hệ giữa con người với tự nhiên, hoạt động sản xuất của con người cần phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng, tính toán đầy

đủ những quy luật tồn tại và phát triển của tự nhiên, đặc biệt là những quy

luật bảo đảm cơ chế hoạt động bình thường của chu trình trao đổi chất của sinh quyển. Mặt khác, do chỗ là một "mắt khâu" trong chu trình sinh học, nên ngoài chức năng vốn có là tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội, nền sản xuất xã hội còn "cần phải thực hiện thêm một chức năng quan trọng nữa,... đó là chức năng tái sản xuất những tài nguyên thiên nhiên đã tiêu dùng và thải bỏ trong quá trình sản xuất, để cho chu trình được khép kín. Mục đích nhằm đưa "mắt khâu xã hội" hòa nhập thực sự vào chu trình sinh học, từ đó "tạo điều kiện và khả năng bảo vệ và cải thiện chất lượng của môi trường sinh thái" [45,

Tóm lại, sự hiện diện phổ biến, thường trực của ý thức bảo vệ môi trường là cơ sở quan trọng để không chỉ những nhà hoạch định chính sách và thiết kế các dự án phát triển kinh tế - xã hội, mà cả những người lao động luôn quan tâm đến khía cạnh môi trường, ngoài khía cạnh hiệu quả kinh tế, của quá trình sản xuất; hướng đến yêu cầu sinh thái hóa nền sản xuất xã hội. Đến lượt nó, nền sản xuất xã hội được tiến hành theo quan điểm sinh thái, một mặt, cho phép bảo đảm tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu của con người và xã hội; mặt khác, tránh được nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường sống. Và do vậy, nó bảo đảm một sự phát triển bền vững cho các thế hệ con người trong hiện tại và tương lai.

Thứ ba, ý thức bảo vệ môi trường là cơ sở thực hiện sinh thái hóa

mọi hoạt động khác của con người trong đời sống xã hội.

Hoạt động sản xuất vật chất là hành vi quan trọng, cơ bản nhưng không phải là duy nhất của con người. Theo quan điểm của C. Mác, bản

chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Thực tế cho thấy, trong

đời sống xã hội, hoạt động của con người rất đa dạng, phong phú. Sự tác động của con người đến tự nhiên biểu hiện tập trung nhất trong lĩnh vực sản xuất xã hội. Song, như trên đã trình bày, quan hệ giữa con người và tự nhiên bao trùm lên tất cả các phương diện, khía cạnh của đời sống xã hội. Vì vậy, để bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển bền vững của con người và xã hội, ngoài việc thực hiện mục tiêu sinh thái hóa nền sản xuất, còn cần phải thực hiện sinh thái hóa toàn bộ các hoạt động khác của con người trong các lĩnh vực chính trị, đạo đức, pháp luật, văn hóa tinh thần...

Ý thức bảo vệ môi trường là cơ sở góp phần hình thành trong đời sống xã hội những giá trị, chuẩn mực đạo đức sinh thái mới. Sự phát triển của kinh tế thị trường, của cách mạng khoa học công nghệ và xu thế hội

nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế..., bên cạnh mặt tích cực, còn là những tác nhân chính làm cho những giá trị đạo đức sinh thái truyền thống bị phá vỡ. Nếu trước đây con người yêu quý thiên nhiên vì vẻ đẹp và những giá trị vốn có của nó thì ngày nay, do những lợi ích vị kỷ, cá nhân trước mắt, con người chỉ quan tâm đến những giá trị sử dụng và thực dụng của tự nhiên. Cũng không phải là quá đáng khi có ý kiến cho rằng, con người hiện tại đang sống bằng tất cả những gì "vay" được của các thế hệ tương lai. Rõ ràng, để điều chỉnh những hành vi đạo đức kiểu như vậy trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, cần thiết phải có ý thức bảo vệ môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Được sống đầy đủ và trong một môi trường trong lành là một quyền tự nhiên của mỗi con người, mỗi cộng đồng và mỗi dân tộc. Song, mức độ hiện thực của quyền đó trong cuộc sống như thế nào lại không hoàn toàn phụ thuộc vào những quy định pháp luật chung, mặc dù sự hiện diện của nó (pháp luật) là tối cần thiết; trái lại, còn phụ thuộc rất lớn vào ý thức pháp luật thể hiện ở sự nhận thức, thái độ tôn trọng và chấp hành của mỗi người, cộng đồng, dân tộc đối với những quy định chung. Nếu ý thức của họ càng được nâng cao thì sự tôn trọng pháp luật, tính tự giác thực hiện các yêu cầu chung càng có hiệu quả. Điều này lại phụ thuộc đáng kể vào những tri thức về môi trường nói chung và sự hiểu biết pháp luật về bảo vệ môi trường nói riêng. Nghĩa là, ý thức bảo vệ môi trường tham gia vào quá trình điều chỉnh hành vi của con người trong việc khai thác, sử dụng tự nhiên cũng như gìn giữ môi trường phù hợp với quy luật khách quan và những nguyên tắc chung của xã hội.

Tóm lại, môi trường là một khái niệm rộng lớn, bao gồm toàn bộ các điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết đối với sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng và không thể

thức đúng đắn ý nghĩa to lớn của môi trường sống. Trái lại, những hoạt động của con người, trước hết là hoạt động sản xuất, đã và đang tiếp tục làm cho môi trường sống của mình biến đổi theo chiều hướng xấu.

Ngày nay, do tính bức bách của vấn đề, bảo vệ môi trường phải được coi là khẩu hiệu hơn thế, là hành động chung của con người. Tuy nhiên, để có được những hành động đúng đắn và thiết thực, trước hết con người cần phải có ý thức bảo vệ môi trường. Đó chính là cơ sở để điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, thực hiện sinh thái hóa nền sản xuất xã hội và các hoạt động đa dạng khác của con người vì mục tiêu phát triển bền vững.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ Ý THỨC

BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƢỚC TA HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho đồng bào các dân tộc miền núi phía bắc nước ta hiện nay (Trang 28)