Phân tích chỉ tiêu tài chính của nhà máy điện trấu

Một phần của tài liệu Tính toán và xây dựng biểu giá điện sản xuất từ nguồn sinh khối vỏ trấu phù hợp với điều kiện Việt Nam (Trang 60)

Ở nước ta trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế thị trường chưa hoàn toàn xác lập. Điện năng là ngành kinh tế trợ giá nên giá bán còn thấp hơn giá thành sản xuất. Vì vậy, ngoài tiến hành phân tích kinh tế còn phải tiến hành phân tích các khía cạnh tài

55

chính của dự án dựa trên các chỉ tiêu tài chính cần đạt được theo các điều kiện về đầu tư, quản lý vận hành, chi phí nhiên liệu, cơ chế đầu tư (vay vốn) để tìm giá điện hợp lý dung hòa giữa chủ đầu tư và đơn vị mua điện. Phân tích các khía cạnh tài chính của dự án cũng sẽ làm rõ cơ chế đầu tư đối với những phương án dự kiến lựa chọn.

Theo nhận định chung trong môi trường kinh doanh điện năng truyền thống tại Việt Nam hiện nay để đảm bảo độ an toàn tài chính cho cho chủ đầu tư mà mức lợi nhuận thể hiện qua hệ số thu hồi vốn nội tại phải đảm bảo ROE %. Đối với các dự án phát điện từ NLTT cũng vậy. Vì vậy, phân tích tài chính trong nghiên cứu này được tiến hành theo các điều kiện về đầu tư, tính đúng đủ các chi phí nhiên liệu, các khoản phải nộp về tài chính và lãi suất v.v...

Theo các điều kiện và giả thiết cơ sở nêu trên, kết quả tính toán tài chính được tổng hợp như sau:

Bảng 3.8. Kết quả phân tích tài chính

Các chỉ tiêu tài chính đạt đƣợc Kết quả tính toán

- Tỷ suất sinh lợi nội tại về tài chính (FIRR %) 13.06% - Giá trị hiện tại ròng tài chính NPVf (USD) 4,341,922

Ghi chú: Các bảng tính chi tiết xem tại phụ lục 1)

Dựa vào kết quả phân tích tài chính của nhà máy điện trấu (hình 3.8) nhận thấy: Tỷ suất hoàn vốn nội tại về tài chính (FIRR) = 13.06%> 10% (lớn hơn lãi suất vay)

Giá trị hiện tại ròng tài chính (NPVf - USD) là 4,341,922> 0

Để đánh giá độ rủi ro, tìm lề cho nhà máy điện trấu, trong phân tích tài chính cần phải phân tích độ nhậy với mức thay đổi tổng mức đầu tư, giá nguyên liệu trấu, chi phí O&M, để xem giá bán điện phụ thuộc vào yếu tố nào nhiều nhất từ đó giúp chủ đầu tư đưa ra quyết định đầu tư tối ưu. Cụ thể trong các trường hợp sau:

a. Trường hợp tổng mức đầu tư tăng 10% (từ 19 triệu USD lên 20,9 triệu USD) để dự án khả thi thì giá bán điện sẽ là 9,85 UScents/kWh. Như vậy, giá bán điện tăng 1.06% so với phương án cơ sở giả định.

56

b. Trường hợp giá nguyên liệu trấu tăng 10% (từ 19.38 USD/tấn lên 21.318 USD/tấn) để dự án khả thi thì giá bán điện sẽ là 9.58 UScents/kWh. Như vậy, giá bán điện tăng 1.04% so với phương án cơ sở giả định.

c. Trường hợp chi phí vận hành và bảo dưỡng (O&M) tăng lên 10%, để dự án khả thi thì giá bán điện sẽ là 9.70 UScents/kWh. Như vậy, giá bán điện tăng 1.05% so với phương án cơ sở giả định.

 Như vậy, mức thay đổi giá không nhiều giữa các phương án, trong đó giá điện trấu sẽ phụ thuộc nhiều nhất khi thay đổi tổng mức đầu tư (với mức giá bán điện cao nhất là 9.85 UScents/kWh). Với giá bán điện cao sẽ gây khó khăn cho đơn vị bán điện cũng như khách hàng sử dụng điện vì người dân khó chấp nhận.

Ngoài ra, để giảm giá thành sản xuất điện trấu đề tài cũng đưa ra phương án giảm điện năng tự dùng phục vụ cho nhà máy điện trấu (từ 10% xuống 5%), như vậy giá bán điện trấu là 8.74 UScents/kWh (giảm 0.5 UScents/kWh so với phương án cơ sở giả định) nhằm tối thiểu hóa giá điện.

Một phần của tài liệu Tính toán và xây dựng biểu giá điện sản xuất từ nguồn sinh khối vỏ trấu phù hợp với điều kiện Việt Nam (Trang 60)