Các thông số kỹ thuật và kinh tế tài chính

Một phần của tài liệu Tính toán và xây dựng biểu giá điện sản xuất từ nguồn sinh khối vỏ trấu phù hợp với điều kiện Việt Nam (Trang 50)

1. Vị trí đặt nhà máy

Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây, đề tài giả định một số địa điểm khu vực đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Kiên Giang, Long An, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp) đây là các khu vực tập trung chủ yếu các nhà máy/cơ sở xay xát gạo của Đồng bằng sông Cửu Long làm địa điểm tính toán. Các vị trí giả định đều nằm gần trục giao thông đường thủy để thuận tiện trong quá trình vận chuyển trấu bằng thuyền, khoảng cách từ khu vực cung cấp nguyên liệu tới nhà máy điện trấu khoảng 40 km.

Nhu cầu sử dụng đất cho việc xây dựng nhà máy và khu dự trữ nguồn nguyên liệu ổn định trong vòng 30 ngày/tháng vận hành của nhà máy được giả định trong nghiên cứu này là 4,5 ha/10MW.

2. Suất đầu tư cho nhà máy điện trấu

Suất đầu tư 1kW tiêu biểu cho nhà máy điện trấu khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng nước và mô hình giả định. Tuy nhiên, rất khó để có thể tính toán chi tiết được chi phí thực tế bởi bí mật của các nhà cung cấp, xuất xứ thiết bị. Thiết bị có xuất xứ từ các nước G7 thường có suất đầu tư cao hơn bởi 3 yếu tố chính:

- Tiêu chuẩn phát thải ra môi trường đòi hỏi cao hơn

- Chi phí O&M (vận hành và bảo dưỡng): suất tiêu hao nhiên liệu thấp - Tuổi thọ dự án, hiệu suất của thiết bị.

Việt Nam sẽ phải nhập khẩu phần lớn trang thiết bị nhà máy điện trấu. Do vậy, việc lựa chọn suất đầu tư tiêu biểu áp dụng cho tính toán trong nghiên cứu này sẽ được xem xét trong bối cảnh thế giới với các tham khảo tin cậy. Mặt bằng chung trên toàn thế giới, chi phí đầu tư về công nghệ cho nhà máy điện trấu được thể hiện ở Bảng 3.3:

45

Bảng 3.3. Chi phí công nghệ cho nhà máy điện sinh khối trên thế giới [17]

Ngoài ra, chi phí đầu tư thay đổi mạnh theo kích thước: 1 nhà máy 1MW có chi phí cụ thể cao hơn nhà máy 10MW hoặc cao hơn 1 nhà máy 100MW. Tuy nhiên, đối với các nước không phải là nước công nghiệp thì chi phí thiết bị có thể thấp hơn. Đối với nhà máy có công suất >10MW chi phí thiết bị khoảng 1.000USD/ kW. Dưới 10 MW chi phí cao hơn lên đến 2.000USD/ kW.

Hình 3.1. Tổng chi phí lắp đặt cho lò hơi cơ bản trong hệ thống điện ở các nƣớc không phải công nghiệp

46

3. Số giờ vận hành

Theo Quyết định số 2014/QĐ-BCN ngày 13/6/2007 về việc Ban hành Quy định tạm thời nội dung tính toán phân tích kinh tế, tài chính đầu tư và khung giá điện mua bán điện từ các dự án nguồn điện số giờ sử dụng công suất cực đại từ 6,500 giờ/năm đến tối đa 7,000 giờ/năm. Còn đối với nhà máy điện trấu trong nghiên cứu này, số giờ vận hành phụ thuộc vào vụ mùa thu hoạch và các cơ sở xay xát. Cần tính đến rủi ro khi mất mùa. Do vậy, trong nghiên cứu này đề tài lựa chọn số giờ vận hành trung bình của nhà máy điện trấu giả định là 6,000 giờ/năm.

4. Các nhân tố cấu thành chi phí đầu tư

Chi phí vận hành và bảo dưỡng (O&M)

Chi phí O&M của nhà máy điện trấu được tính bằng 3% tổng vốn đầu tư (Áp dụng theo Quyết định số 2014/QĐ-BCN ngày 13/6/2007 về việc Ban hành Quy định tạm thời nội dung tính toán phân tích kinh tế, tài chính đầu tư và khung giá điện mua bán điện từ các dự án nguồn điện).

Chi phí thu gom và vận chuyển trấu

Theo nguồn tham khảo tại Công ty nhiệt điện Đình Hải, đơn vị đầu tiên lắp đặt lò hơi đốt trấu quy mô công nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long thì trấu được công ty mua trực tiếp từ thương lái và chở đến nhà máy của mình bằng thuyền với loại thuyền gỗ có công suất vận chuyển là 25 tấn/thuyền. Khoảng cách vận chuyển từ các nhà máy xay xát về nhà máy điện bằng thuyền trên đường sông trung bình khoảng 30-40 km. Giá trấu chở về đến nhà nhà máy phụ thuộc vào 3 yếu tố chính, đó là: i). Thời vụ xay xát (chính vụ khoảng 150-200 đồng/kg, cuối vụ hoặc ngoài vụ cao hơn khoảng 350 đồng/kg). Trung bình trong năm khoảng 200-300đ/kg.

Theo Tổng Cục Năng lượng (năm 2012) cho biết dự án đã ký kết hợp đồng cung cấp trấu dài hạn (10 năm) với các nhà máy xay xát với giá là 12 USD/tấn (chưa bao gồm vận chuyển). Theo chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung với mục đích sớm chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung bằng lò

47

thủ công, lò thủ công cải tiến sử dụng nhiên liệu như than và trấu, làm cho giá trấu giảm, không có nơi tiêu thụ, có nơi còn cho không.

Dựa trên cơ sở đặc thù khu vực sông nước đồng bằng sông Cửu Long phương tiện vận chuyển trấu được đề xuất trong nghiên cứu này là thuyền 25 tấn, khoảng cách vận chuyển từ nhà máy/cơ sở xay xát gạo là 40km. Do vậy, chi phí thu gom và vận chuyển trấu từ nhà máy/cơ sở xay xát gạo tới nhà máy điện trong nghiên cứu này giả định như sau:

(1) Chi phí mua trấu tại nhà máy/cơ sở xay xát: chiếm 62% = 252 đồng/kg (2) Chi phí vận chuyển trấu vào thuyền: chiếm 24% = 98 đồng/kg

Chủ yếu là nhân công vận chuyển

(3) Chi phí vận chuyển bằng thuyền tới nhà máy: chiếm 9% = 37 đồng/ kg

Gồm: Chi phí vốn mua thuyền, lãi vay, dầu Diesel, lương công nhân, sửa chữa và bảo trì.

(4) Chi phí bốc dỡ cơ khí từ thuyền tới khu lưu trữ/kho nhà máy điện: chiếm 5% = 20 đồng/kg

=> Như vậy, tổng chi phí mua trấu và vận chuyển từ nhà máy/cơ sở xay xát tới nhà máy điện là: 415 đồng/kg trấu => 1 tấn trấu giá: 407.000 đồng/tấn => Quy đổi ra USD/tấn = 19.38 (Lấy tỷ giá 1USD là 21.000 VNĐ)

Chi phí xây dựng

Bao gồm: chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng các hạng mục công trình (nhà xưởng, nhà lưu giữ trấu, nhà điều hành), công trình phụ trợ phục vụ thi công và các công trình khác.

Trong nghiên cứu này, đề tài ước tính chi phí xây dựng là 4,430,975 USD.

Chi phí thiết bị

Bao gồm:

- Chi phí mua sắm lò hơi, tua bin, máy phát điện, bao gồm toàn bộ chi phí từ khi mua đến khi thiết bị về công trình (giá thiết bị tại cảng, chi phí vận chuyển từ cảng về nơi đặt nhà máy, thuế và phí bảo hiểm thiết bị)

48

- Chi phí lắp đặt, thí nghiệm

Tổng chi phí thiết bị của nhà máy điện trấu trong nghiên cứu này là: 12,695,928 USD.

Chi phí dự phòng

Bao gồm: chi phí cho khối lượng công việc phát sinh và dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình. Chi phí này dao động trong khoảng 2 – 3% tổng số phụ (chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí đấu nối, bảo hiểm thiết bị).

Tổng chi phí dự phòng trong nghiên cứu này tính toán được là: 553,398 USD

5. Khấu hao tài sản cố định

Phương pháp khấu hao được sử dụng trong nghiên cứu này là khấu hao đều hàng năm theo phương pháp đường thẳng theo thông tư số 45/TT-BTC ngày 25/04/2013.

Khấu hao đều hàng năm theo phương pháp đường thẳng là cách tính khấu hao mà mức khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định trong nhà máy điện trấu.

6. Thuế

Theo Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg về Cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam trong đó có điện trấu được ưu đãi, tổng hợp ưu đãi về thuế được thể hiện ở bảng 3.4 dưới đây:

Bảng 3.4. Tổng hợp ƣu đãi về thuế

Thuế Ƣu đãi

a.Thuế thu nhập doanh nghiệp

- 4 năm đầu: Thuế suất 0%

- 9 năm tiếp theo: Thuế suất 12,5% - Các năm còn lại: Thuế suất 25%

b.Thuế nhập khẩu

- Miễn thuế nhập khẩu cho tài sản cố định. - Miễn thuế nhập khẩu đối với các vật tư, vật liệu sử dụng cho vận hành nhà máy.

Một phần của tài liệu Tính toán và xây dựng biểu giá điện sản xuất từ nguồn sinh khối vỏ trấu phù hợp với điều kiện Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)