Kết quả biến động lớp phủ qua các giai đoạn

Một phần của tài liệu Ứng dụng ảnh viễn thám đa thời kỳ nghiên cứu biến động lòng sông thượng lưu sông sê san tỉnh kon tum (Trang 67)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Kết quả biến động lớp phủ qua các giai đoạn

Sau khi tiến hành phân loại lớp phủ trên diện tích sông cực đại dựa trên thông tin từ các ảnh viễn thám được chụp vào các năm 1990, 2002 và 2013, phương pháp tính biến động sau phân loại như đã trình bày ở chương 2 được sử dụng để tính biến động lớp phủ mỗi giai đoạn bằng công cụ ArcGis. Hai bản đồ hình 3-30 và 3-31 chỉ ra bản đồ biến động lớp phủ của từng giai đoạn và số liệu ở hai bảng 3-3 và bảng 3-4 thể hiện các kết quả tính toán chi tiết về diện tích biến động của từng loại lớp phủ.

Hình 3-30: Bản đồ biến động lớp phủ trên diện tích lòng sông cực đại giai đoạn 1990 - 2002

59

Hình 3-31: Bản đồ biến động lớp phủ trên diện tích lòng sông cực đại giai đoạn 2002 - 2013

60

Bảng 3-3: Ma trận biến động các loại lớp phủ trong giai đoạn 1990 – 2002

Stt Diện tích năm 2002 (m2) Diện tích năm 1990 (m2) Lòng

sông Bãi bồi Đất nông nghiệp Cây công nghiệp Rừng Đất trống

1 Lòng sông 7.088.400 1.395.000 338.400 0 0 0

2 Bãi bồi 728.100 49.500 905.400 0 0 649.800

3 Đất nông

nghiệp 649.800 0 4.139.100 0 0 430.200

4 Cây công nghiệp 0 0 0 4.654.800 79.200 402.300

5 Rừng 462.600 0 5.353.200 4.475.700 13.240.800 10.167.300

6 Đất trống 247.500 0 791.100 0 0 716.400

Bảng 3-4: Ma trận biến động các loại lớp phủ trong giai đoạn 2002 – 2013

Stt Diện tích năm 2013 (m2) Diện tích năm 2002 (m2)

Lòng sông Bãi bồi Đất nông nghiệp Cây công nghiệp Rừng Đất trống 1 Lòng sông 7.117.200 1.010.700 678.600 0 0 369.900 2 Bãi bồi 756.000 501.300 164.700 0 0 22.500 3 Đất nông nghiệp 10.891.800 496.800 76.500 0 0 62.100

4 Cây nghiệp công 9.129.600 0 0 0 0 900

5 Rừng 13.279.500 11.700 2.700 0 0 26.100

6 Đất trống 11.532.600 0 163.800 0 0 669.600

Kết quả ở bảng 3-3 và bảng 3-4 chỉ ra rằng, trong giai đoạn 1990 – 2002, lòng sông biến động tăng về diện tích (khoảng 8% tổng diện tích). Diện tích rừng biến động mạnh, từ năm 1990 đến năm 2002 theo tính toán có khoảng 10.167.300 m2 rừng chuyển thành đất trống, và một diện tích tương đương như vậy chuyển thành đất nông nghiệp và vùng trồng cây công nghiệp. Việc suy giảm diện tích rừng tự nhiên nghiêm trọng này được cho là do quá trình quy hoạch xây dựng các hồ thủy điện Yaly và thủy điện Pleikrong ở khu vực nghiên cứu. Quá trình xây

61

dựng các đập thủy điện dẫn tới việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (từ trồng cây lâu năm sang trồng cây nông nghiệp ngắn ngày hoặc chặt phá rừng lấy gỗ để lại đất trống và đồi núi trọc). Việc bị mất đi một diện tích đáng kể của rừng tự nhiên đầu nguồn là nguyên nhân gây biến đổi lòng sông do khi rừng bị mất, các dòng chảy nhanh chóng đổ vào sông khiến mực nước sông dâng cao nhanh làm gia tăng áp lực lên hai bờ nên dễ gây lũ lụt và sạt lở, đặt biệt trong mùa mưa [20], [32]. Kết quả này phù hợp với các luận giải về những ảnh hưởng của việc tàn phá rừng liên quan tới biến động lòng sông ở mục 3.2. và giải thích cho xu hướng gia tăng về diện tích lòng sông trong giai đoạn 1990 – 2002.

Một phần của tài liệu Ứng dụng ảnh viễn thám đa thời kỳ nghiên cứu biến động lòng sông thượng lưu sông sê san tỉnh kon tum (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)