Kết quả phân loại lớp phủ trên diện tích sông cực đại

Một phần của tài liệu Ứng dụng ảnh viễn thám đa thời kỳ nghiên cứu biến động lòng sông thượng lưu sông sê san tỉnh kon tum (Trang 63)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Kết quả phân loại lớp phủ trên diện tích sông cực đại

Qua việc xử lý phân loại lớp phủ trên ảnh dựa vào công cụ ENVI và xử lý số liệu tính toán thống kê bằng công cụ ArcGIS 10, kết quả thống kê về diện tích các loại lớp phủ được thể hiện qua bảng 3-2 và kết quả về hiện trạng các loại lớp phủ ở các mốc thời gian nghiên cứu được thể hiện qua ba bản đồ hình 3-27, hình 3-28 và hình 3-29.

Bảng 3-2: Diện tích các loại lớp phủ trên diện tích sông cực đại các năm 1990, 2002 và 2013 Stt Loại lớp phủ Năm 1990 (m2 ) Năm 2002 (m2 ) Năm 2013 (m2 ) 1 Lòng sông 8.821.800 9.176.400 52.706.700 2 Bãi bồi 2.332.800 1.444.500 2.617.200 3 Đất nông nghiệp 5.219.100 11.527.200 1.086.300

4 Cây công nghiệp 5.136.300 4.554.900 0

5 Rừng 33.699.600 17.895.600 0

6 Đất trống 1.755.000 12.366.000 554.400

55

Hình 3-27: Bản đồ hiện trạng lớp phủ năm 1990 trên diện tích sông cực đại

Qua bản đồ hình 3-27 có thể nhận thấy ở thời điểm năm 1990 rừng vẫn là loại lớp phủ chiếm đa số trên khu vực lòng sông cực đại (59%). Đất nông nghiệp và cây công nghiệp phân bố đều với số lượng không đáng kể (khoảng 9%). Đây là thời điểm chưa xây dựng các coong trình đập thủy điện ở khu vực nghiên cứu. Lòng sông chiếm 15% với diện tích là 8.821.800 m2

56

Hình 3-28: Bản đồ hiện trạng lớp phủ năm 2002 trên diện tích sông cực đại

Với việc xây dựng thủy điện Yaly (từ năm 1993), đến năm 2002, diện tích rừng đầu nguồn và cây lâu năm giảm đi một lượng đáng kể trên phần diện tích nghiên cứu (chiếm khoảng 31% tổng diện tích), giảm hơn 50% diện tích so với năm 1990. Trong khi đó, diện tích đất nông nghiệp gia tăng đáng kể (tăng gấp đôi diện tích năm 1990), đất trống và đồi núi trọc mở rộng, diện tích lòng sông cũng tăng khoảng 10% so với năm 1990.

57

Hình 3-29: Bản đồ phân loại lớp phủ năm 2013 trên diện tích lòng sông cực đại

Từ năm 2009, thủy điện Pleikong đi vào vận hành chính thức, toàn bộ phần diện tích phía trên của vùng nghiên cứu biến thành lòng hồ. Do đó, lớp phủ ở bản đồ hiện trạng năm 2013 chứa phần lớn diện tích là đối tượng nước.

58

Một phần của tài liệu Ứng dụng ảnh viễn thám đa thời kỳ nghiên cứu biến động lòng sông thượng lưu sông sê san tỉnh kon tum (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)