GVKL: Điểm mới trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang là tổ chức lễ hội, vui chơi, đua thuyền, tập tục ăn trầu, gói bánh trưng ngày tết, thờ cúng tổ tiên đất trời- Có khiếu thẩm mĩ[r]
Trang 1Ngày soạn: 21/11/2019
Tiết 14 Bài 13 - ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN
CỦA CƯ DÂN VĂN LANG
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức
- Học sinh hiểu thời Văn Lang, người dân VN đã xây dựng cho đất nước mình một cuộc sống vật chất và tinh thần riêng, vừa đầy đủ vừa phong phú tuy còn sơ khai
2 Kỹ năng
- Rèn kỹ năng liên hệ thực tế khách quan, quan sát ảnh và nhận xét
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng nhân thức, kĩ năng tư duy độc lập, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo
3 Thái độ
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước và ý thức về văn hoá dân tộc
4 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ, tự học
- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử
II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Giáo viên
- Sách giáo khoa, giáo án, tranh ảnh, máy chiếu, lưỡi cày đồng, trống đồng, hoa
văn trang trí trên mặt trống, truyện Hùng Vương
2 Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, tài liệu tham khảo về cư dân Văn Lang
III PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp,
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút,
IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Ổn định tổ chức(1p)
6A
6B
6C
2 Kiểm tra bài cũ(5p)
-Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang và nhận xét về tổ chức bộ máy nhà
nước Văn Lang ?
3 Bài mới(35p)
Nhà nước Văn Lang được hình thành trên cơ sở kinh tế xã hội phát triển, trên một địa bàn rộng lớn với 15 bộ Để tìm hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1
- Thời gian: 25p
1 Đời sống vật chất
Trang 2- Mục tiêu: Tìm hiểu được những nét chính
về kinh tế của cư dân Văn Lang
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm
thoại, vấn đáp,
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1
phút,
HS: Đọc phần 1 Quan sát hình 33 bài 11
GV: Cư dân Văn Lang đã xới đất để gieo
trồng bằng công cụ gì?
GV: Hãy so sánh công cụ đồng với giai đoạn
trước đó và ngày nay
HS: - Với trước: Tiến bộ hơn - đá
- Ngày nay: Tiến bộ hơn nhiều, thế kỷ
của sắt, thép, hiện đại hoá nông nghiệp, đưa
máy móc vào nông nghiệp…
GV: Cùng với việc dùng cày, cư dân Văn
Lang đã sử dụng sức kéo ntn ?
GVKL: - Như vậy nông nghiệp đã chuyển từ
giai đoạn dùng cuốc sang cày, từ đá sang
đồng…Họ dã dùng trâu, bò để cày Đây là
bước tiến dài trong lao động sản xuất của cư
dân Văn Lang
- Ngày nay, cây lúa vẫn là cây lương thực
chính của nước ta
GV: Trong nông nghiệp, cư dân Văn Lang
biết làm những nghề gì?
GVKL: Trong nông nghiệp người dân Văn
Lang biết trồng trọt, chăn nuôi gia súc trâu,
bò để cày, lúa là cây lương thực chính, đời
sống ổn định, người dân ít phụ thuộc vào
thiên nhiên
HS: Quan sát H 36, 37, 38
GV: Qua các hình trên, em nhận thấy nghề
nào được phát triển thời bấy giờ ?
HS:
GV giải thích: Trống đồng, thạp đồng là vật
tiêu biểu cho văn minh Văn Lang, kỹ thuật
luyện đồng đạt trình độ điêu luyện, nó là hiện
vật tiêu biểu nhất cho trí tuệ, tài năng và thẩm
mĩ của người thợ thủ công lúc bấy giờ
GV: Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở
nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước
ngoài đã thể hiện điều gì?
GV: - Chứng tỏ đây là thời kỳ đồ đồng và
nghề luyện kim rất phát triển, cuộc sống no
* Nông nghiệp:
- Họ biết trông trọt và chăn nuôi, cấy lúa là cây lương thực chính ngoài ra còn có rau đậu, bầu bí…
- Chăn nuối gia súc, nuôi tằm…
* Nghề thủ công:
- Họ làm gốm, luyện kim, xây nhà, đúc trống đồng, tháp đồng, làm vũ khí…
- Họ cũng bắt đầu biết rèn sắt
Trang 3đủ ổn định, họ có cuộc sống văn hoá đồng
nhất
- Có sự trao đổi giữa vùng nọ với vùng kia,
nước ta với nước khác (trống của In-đô,
Ma-lai có nét giống với trống Đông Sơn)
GVKL: Như vậy, cùng với sản xuất nông
nghiệp p.triển, thủ công nghiệp cũng phát
triển, các ngành nghề được chuyên môn hoá,
đặc biệt nghề luyện kim phát triển cao
HS: Đọc 2, thảo luận nhóm, TL
GV: Thảo luận nhóm về cá vấn đề sau:
- Về nơi ở?
- Về thức ăn?
- Về mặc?
- Về phương tiện đi lại?
GV: Vì sao họ lại ở nhà sàn ?
HS: (Tránh ẩm thấp, thú dữ)
GV: Tại sao đi lại của cư dân Văn Lang chủ
yếu bằng thuyền ?
HS: (Ven sông, lầy lội)
GV: Quan sát hình trang trí mặt trống và
nhận xét ?
GVKL: Đời sống vật chất của cư dân Văn
Lang ổn định, cuộc sống phong phú đa dạng
Hoạt động 2
- Thời gian: 10p
- Mục tiêu: Nắm được những đặc điểm về đời
sống tinh thần của cư dân Văn Lang
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm
thoại, vấn đáp,
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1
phút,
GV: Xã hội Văn Lang chia thành những
tầng lớp nào?
HS: Quan sát H 38
GV: Ngoài những ngày mệt nhọc, cư dân
Văn Lang có những sinh hoạt chung gì ?
HS: Trai gái ăn mặc đẹp, trống khèn ca hát,
đua thuyền… Đây là nét đẹp về nếp sống
văn hoá của cư dân Văn Lang
GV: - Hoa văn trên trống đồng minh chứng
trang phục khác ngày thường
* Đời sống vật chất:
- Về nơi ở: họ ở nhà mái hình thuyền, hình tròn…bằng gỗ, tre, lứa, lá…
- Về thức ăn: họ ăn cơm rau, cá, thịt… (những gì họ làm ra)
- Về mặc: nam đóng khố, nữ mặc váy
- Về phương tiện đi lại: họ đi lại chủ yếu bằng thuyền
2 Đời sống tinh thần
- Xã hội chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: người quyền quý, dân
tự do, nô tỳ (sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc)
- Thường tổ chức lễ hội, vui chơi
Trang 4- Thường tổ chức lễ hội vào mùa xuân => thể
hiện sự lạc quan, vui vẻ, mong “mưa thuận,
gió hoà”…
GV: Các truyện “ Trầu cau, Tấm Cám, Bánh
chưng, bánh giầy” cho ta biết thời Văn Lang
đã có những tập tục gì ?
(Ăn trầu, gói bánh…cúng tổ tiên ngày tết.)
GV nhấn mạnh ý nghĩa của phong tục tập
quán, lễ hội: Đây là nét đẹp trong đời sống
văn hoá, giúp cho đời sống tinh thần thêm
phong phú, cuộc sống vui vẻ
GV: Ngày tết, người Văn Lang làm bánh
trưng, bánh giầy, ở giữa có hình ngôi sao.
Điều ấy có ý nghĩa gì ?
GV: Các ngày lễ hội, các tục lệ, tín ngưỡng
có ý nghĩa gì?
GVKL: Điểm mới trong đời sống tinh thần
của cư dân Văn Lang là tổ chức lễ hội, vui
chơi, đua thuyền, tập tục ăn trầu, gói bánh
trưng ngày tết, thờ cúng tổ tiên đất trời- Có
khiếu thẩm mĩ cao.=> Đời sống vật chất và
tinh thần hoà quyện vào nhau tạo nên tình
cảm cộng đồng trong con người Văn lang (Cơ
sở của tình yêu nước một truyền thống quý
báu của dân tộc ta)
GVCC toàn bài: Nhà nước Văn Lang ra
đời,có những chuyển biến về đời sống vật
chất và tinh thần, đăc biệt là sự phát triển về
nông nghiệp và thủ công nghiệp Nơi ăn chốn
ở và tập tục lễ hội của cư dân Văn Lang…Đó
là cơ sở tồn tại của quốc gia này
- Có phong tục ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh, xăm mình
- Tín ngưỡng: Thờ cúng thần Mặt Trăng, Mặt Trời, thần núi (các lực lượng siêu nhiên), thờ cúng tổ tiên
4 Củng cố(3p)
- Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang ?
- Nêu tình cảm cộng đồng ngày nay ? (Tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách)
5 Hướng dẫn về nhà(1p)
- Học thuộc bài cũ Trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị trước bài 14 “Nước Âu Lạc” và trả lời câu hỏi trong bài
+ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào?
+ Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc
+ Sự tiến bộ trong sản xuất