- Thành phần hữu cơ là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của xương - Thành phần vô cơ: Ca, P làm tăng độ cứng rắn của xương trụ cột của cơ thể - Vì sao xương động vật được hầm hoặc đ[r]
Trang 1Ngày soạn:14/9/2018
Tiết 8
Bài 8: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Mô tả cấu tạo của 1 xương dài
- Nêu được cơ chế lớn lên và dài ra của xương
2 Kĩ năng
- Q/s tranh hình, TN rút kiến thức và tiến hành TN đơn giản, kĩ năng hoạt động nhóm.
* Kĩ năng sống:
Kĩ năng giải thích những vấn đề thực tế, Kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng hợp tác ứng xử, giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
3 Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ xương, liên hệ với thức ăn lứa tuổi HS
- Giáo dục đạo đức: yêu thương con người
4 Định hướng phát triển năng lực
- Giúp HS phát triển được năng lực hợp tác, năng lực thực hành thí nghiệm
II PHƯƠNG PHÁP
- PP trực quan, thực hành, đàm thoại, thảo luận nhóm Kĩ thuật chia nhóm.
III CHUẨN BỊ CỦA GV -HS
1 Giáo viên :BGĐT, 2 xương đùi ếch, panh, đèn, còn, cốc nước lã, cốc đựng d/dịch
axit HCL 10%, bảng 8.1 SGK BGĐT
2 Học sinh : Xương đùi ếch hay xương sườn gà, diêm.
IV TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
1 Ổn định tổ chức (1’)
2 Kiểm tra bài cũ: (5')
? Bộ xương người gồm mấy phần ? Cho biết các xương ở mỗi phần?
3 Bài mới:
Mở bài: Đọc mục: “ em có biết” ở cuối bài 8 Thông tin đó cho em biết xương có sức
chịu đựng rất lớn Do đâu mà xương có khả năng đó?
Hoạt động 1: Cấu tạo và chức năng của xương
- Thời gian: 13’
- Mục tiêu: HS chỉ được cấu tạo của xương dài, xương dẹt và chức năng của nó
Trang 2- Hình thức tổ chức: Dạy học theo nhóm.
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: PP trực quan, kĩ thuật chia nhóm
- Tiến hành:
Gv
Gv
?
?
?
Gv
?
- Đặt vấn đề: Sức chịu đựng rất lớn có
liên quan gì đến cấu tạo xương?
- Giới thiệu tranh vẽ H8.1, 8.2 Y/c hs
quan sát phối hợp nghiên cứu thông tin
bảng 8-1/tr 29, hoạt động nhóm:
+ Xương dài có cấu tạo ntn?
+ Cấu tạo hình ống và đầu xương như
vậy có ý nghĩa gì đối với chức năng của
xương?
+ Với cấu tạo hình trụ rỗng, phần đầu
có hình vòng cung tạo các ô giúp các em
liên tưởng tới kiến trúc nào trong
đ/sống.
- Liên hệ: Người ta vận dụng kiểu cấu
trúc hình vòm vào kỹ thuật xây dựng
đảm bảo độ bền vững mà tiết kiệm được
nguyên vật liệu Vd: làm cột trụ cầu,
vòm cửa
- Đưa ý kiến: Chắc chắn xương phải có cấu trúc đặc biệt
- HS đọc thông tin, hình vẽ SGK và thảo luận trả lời:
+ Cấu tạo xương dài gồm 2 đầu xương
và thân xương hình ống ở giữa
- Cấu tạo ống làm xương nhẹ và vững chắc Nan xương xếp vòng cung có tác dụng phân tán làm tăng khả năng chịu lực
+ Con người đã vận dụng cấu tạo của xương dài vào xây dựng: VD trụ cầu, vòm nhà thờ, tháp Epphen Vì đây là cấu trúc bền vững và tiết kiệm vật liệu
Kết luận:
1 Cấu tạo và chức năng của xương dài
Nội dung bảng 8.1 SGK
Hoạt động 2: Thành phần hoá học và tính chất của xương
- Thời gian: 15’
- Mục tiêu: Thông qua TN, HS chỉ được thành phần cơ bản của xương và liên hệ thực tế
- Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: PP trực quan, thục hành, kĩ thuật chia nhóm
- Tiến hành:
Trang 3Hoạt động của GV Hoạt động của HS Gv
?
?
?
?
Gv
?
Gv
- Biểu diễn TN trước lớp:
+ Thí nghiệm 1: Lấy 1 xương đùi ếch
trưởng thành ngâm vào cốc đựng HCl
10% Sau 10-15' lấy ra uốn cong
+ Thí nghiệm 2: Lấy 1 mẩu xương khác
đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi
xương không cháy nữa, không thấy khói
bay lên Bóp nhẹ phần xương đã đốt
+ Có hiện tượng nào đặc biệt xảy ra?
+ Thử giải thích hiện tượng đó?
+ Phần nào của xương cháy có mùi
khét?
+ Tại sao sau khi ngâm xương lại bị dẻo
và có thể kéo dài thắt nút?
- Tỷ lệ chất hữu cơ và vô cơ thay đổi
theo tuổi
+ Xương có những tính chất gì?
- Chốt kiến thức
- HS q/s thí nghiệm ghi chép hiện tượng quan sát được rút ra nhận xét
+ Hiện tượng:
+/ TN1: Thấy các bọt khí nổi lên (khí CO2) thành phần xương có muối cacbonat tác dụng axit giải phóng CO2 Khi uốn cong thấy xương mềm
+/ TN2: Đốt xương trên ngon lửa đèn cồn thấy có mùi khét Bóp phần xương đã cháy hết thấy nó bị vỡ vụn
- Chất hữu cơ bị cháy có mùi khét còn lại chất vô cơ: muối canxi vỡ vụn
- Xương mất phần rắn bị hoà vào HCl chỉ có thể là chất Ca và C
+ Rắn chắc và đàn hồi
Kết luận:
1.Thành phần hoá học : gồm:
- Chất vô cơ, muối Canxi, chất hữu cơ
2 Tính chất: Rắn chắc và đàn hồi
Hoạt động 3: Sự lớn lên và dài ra của xương (5')
- Mục tiêu: HS chỉ được xương dài ra là do sụn tăng trưởng, to ra là nhờ Tb màng
xương
- Hình thức tổ chức: Dạy học theo nhóm
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: PP trực quan, đàm thoại, kĩ thuật chia nhóm
- Tiến hành:
Gv - Y/c hs nghiên cứu thông tin mục II tr 29
và quan sát H 8.4
HS ng/cứu thông tin SGKq/s H8.4 trao đổi nhóm
Trang 4?
?
Gv
?
+ Nhận xét gì về H 8.5?
+ Xương dài ra là nhờ đâu?
+ Xương to ra bề ngang là do đâu?
- Y/c hs đọc KL chung
+ Vì sao người trưởng thành không cao
thêm?
- Ở H 8.5 khoảng BC không tăng, khoảng AB, CD tăng nhiều đã làm cho xương dài
+ Xương dài ra nhờ lớp sụn tăng trưởng
- Các TB màng xương tạo thành TB mới
- HS đọc SGK
+ Vì sụn tăng trưởng không còn khả năng hoá xương
Kết luận:
- Xương dài ra do sự phân chia TB ở lớp sụn tăng trưởng
- Xương to ra nhờ sự phân chia của TB màng xương
4 Củng cố (4')
Bài tập 1/31, bảng 8.2
- HS đổi bài nhau và nhận xét GV đọc đáp án , HS tự chấm
- Thành phần hoá học cuả xương có ý nghĩa gì đ/v chức năng của xương?
- Thành phần hữu cơ là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của xương
- Thành phần vô cơ: Ca, P làm tăng độ cứng rắn của xương trụ cột của cơ thể
- Vì sao xương động vật được hầm hoặc đun sôi lâu thì bở?
(Hầm xương bò, lợn chất cốt giao bị phân huỷ.)
- Vì sao nước hầm xương thường sánh và ngọt? (Phần xương còn lại là chất vô
cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên xương bở.)
5 Hướng dẫn học bài ở nhà (2')
- Học và SGK
- Vẽ hình 8.1, 8.2, 8.5
- Đọc phần: “Em có biết”
+ Tim hiểu cấu tạo và tính chất của cơ
+ Cấu tạo của 1TB cơ và bắp cơ
+ Giải thích cơ chế co cơ và nêu ý nghĩa
+ Xem hình 9.2, 9.3