Kiến thức - Sự yếu kém của vua quan cuối thời Trần trong việc quản lí và điều hành đất nước; tình hình kinh tế, xã hội xuất hiện các cuộc đấu tranh của nông dân, nô tì.. Kĩ năng - Bồi dư[r]
Trang 1Ngày soạn: 26/11/2019
Tiết 31 Bài 16 - SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
I – TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức
- Sự yếu kém của vua quan cuối thời Trần trong việc quản lí và điều hành đất nước; tình hình kinh tế, xã hội (xuất hiện các cuộc đấu tranh của nông dân, nô tì)
2 Kĩ năng
- Bồi dưỡng cho HS kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử và kĩ năng hệ thống, thống kê, sử dụng bản đồ trong khi học bài
3 Thái độ
- Thấy được sự sa đọa, thối nát của tầng lớp quý tộc, vương hầu cầm quyền cuối thời Trần đã gây nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, xã hội, bởi vậy cần phải thay thế vương triều Trần để đưa đất nước phát triển
4 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ, tự học
- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử
II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Giáo viên
- SGK, giáo án, tài liệu tham khảo, máy chiếu,
- Lược đồ “Khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV”
2 Học sinh
- sgk, vở ghi, chuẩn bị nội dung bài học,
III PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp,
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút,
IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Ổn định tổ chức(1p)
7A
7B
7C
2 Kiểm tra bài cũ (5p)
- Trình bày vài nét về tình hình kinh tế thời Trần sau chiến tranh ?
3 Bài mới(35p)
* Giới thiệu bài mới:
Trang 2Sau các cuộc kháng chiến chống quân Xâm lược Mông - Nguyên, tình hình kinh tế và
xã hội thời Trần đạt nhiều thành tựu rực rỡ đóng góp cho sự phát triển đất nước Nhưng đến cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy sụp nghiêm trọng.Vậy những biểu hiện của sự suy sụp đó là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy sụp đó?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1
- Thời gian: 15p
- Mục tiêu: Biết được tình hình kinh tế thời
Trần nửa cuối thế kỉ XIV
- Hình thức tổ chức: dạy học theo lớp, dạy
học phân hóa,
- Phương pháp dạy học: nêu vấn đề, thuyết
trình, đàm thoại, vấn đáp,
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi,
GV: Tình hình kinh tế nước ta ở nửa cuối
thế kỉ XIV như thế nào ? Tại sao có tình
trạng đó ?
HS đọc “Vào nửa rồi”
GV: Hậu quả những việc làm đó của vua,
quan nhà Trần ?
GV: Nêu rõ sự thối nát của chính quyền
nhà Trần cuối TK XIV ?
HS : Quan lại ăn chơi xa xỉ, bóc lột nhân
dân, không quan tâm đến nông nghiệp và
đời sống nhân dân
→ đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn,
ngày càng bấp bênh, cực khổ
Gv dẫn chứng:
- Vua Trần Dụ Tông bắt nhân dân đào hồ
lớn trong thành, chất đá giữa hồ thành núi,
bắt dân chúng múc nước biển vào hồ để
nuôi hải sản.Trần Khánh Dư có nói: Tướng
là chim ưng, dân là vịt, lấy vịt nuôi chim
ưng có gì lạ
Hoạt động 2
- Thời gian: 20p
1 Tình hình kinh tế
- Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm tới sản xuất nông nghiệp, đê điều; các công trình thủy lợi không được chăm lo, tu sửa, nhiều năm xảy ra mất mùa.→ Nông dân phải bán ruộng, thậm chí cả vợ con cho quý tộc và địa chủ
- Quý tộc, địa chủ ra sức cướp ruộng đất công của làng xã
- Triều đình bắt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh
2 Tình hình xã hội
Trang 3- Mục tiêu: Biết được tình hình xã hội thời
Trần; trình bày trên lược đồ những cuộc
khởi nghĩa nông dân nửa cưới TK XIV
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm
thoại, vấn đáp,
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1
phút,
GV: Trước tình hình đời sống của nhân
dân như vậy, vua quan nhà Trần đã làm
gì ?
GV: Em có nhận xét gì về cuộc sống của
vua, quan nhà Trần nửa cuối thế kỉ XIV ?
HS : Đó là cuộc sống ăn chơi sa đọa làm
cho triều chính lũng loạn
GV: Nhà giáo Chu Văn An đã làm gì
trước tình cảnh đó ? Việc làm của ông đã
chứng tỏ điều gì ?
HS : ông xin “treo mũ” từ quan về quê
Ông là vị quan thanh liêm, không vụ lợi,
biết đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết
GV: Sự suy sụp của nhà Trần còn biểu
hiện ở điểm nào?
HS : Sau khi Dương Nhật Lễ lên ngôi
HS đọc : Trần Dụ Tông rượu chè
GV: Sự bất lực của triều đình còn thế hiện
ở những điểm nào ?
HS : Nhà Trần còn bất lực trong việc đối
phó với các cuộc tấn công của Cham-pa và
các yêu sách ngang ngược của nhà Minh
GV: Em có nhận xét gì về cuộc sống của
vua quan nhà Trần nửa cuối TKXIV?
GV: Nêu những nguyên nhân dẫn đến các
cuộc đấu tranh của nông nông cuối TK
XIV ?
HS : Đời sống nhân dân ngày càng khổ cực
→ Mâu thuẫn giữa nhân dân với giai cấp
thống trị ngày càng sâu sắc ND vùng dậy
đấu tranh mạnh mẽ:
GV: Em hãy nêu tên, thời gian, địa bàn
hoạt động của các cuộc khởi nghĩa ở nửa
cuối thế kỉ XIV ?
GV: Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp
- Vua, quan, quý tộc địa chủ thả sức
ăn chơi xa hoa, xây dựng nhiều dinh thự, chùa chiền…
- Trong triều nhiều kẻ gian tham, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước…
- Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần nhưng vua không nghe
- Khi vua Trần Dụ Tông mất (1369), Dương Nhật Lễ lên thay, tình hình càng trở nên rối loạn, nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi :
- Cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Yên Phụ-Hải Dương (1344-1360)
- Cuộc khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai - Sơn Tây (1390),
Trang 4cuối thời Trần báo hiệu điều gì ?
HS : Đó là những phản ứng mãnh liệt của
nhân dân đối với nhà Trần → Nhà Trần
không thể tránh khỏi suy vong
4 Củng cố(3p)
a Nêu tóm tắt tình hình KT, XH nước ta nửa sau TK XIV.
b Em có nhận xét gì về vương triều Trần nửa cuối thế kỉ XIV?
5 Hướng dẫn về nhà(1p)
- HS học bài cũ, trả lời các CH trong SGK / tr 77
- Lập bảng thống kê các cuộc KN
- Soạn tiếp mục II “Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly”, chuẩn bị các CH sau : + Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào ?
+ Nhà Hồ đã có những chính sách cải cách gì ?
+ Em có nhận xét gì về các chính sách đó của Hồ Quý Ly ?
+ Em có nhận xét, đánhgiá như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly ?