1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các tiền đề tư tưởng lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và Tiền đề quan trọng nhất trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

10 46 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 38,51 KB

Nội dung

là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết tương thân, tương ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý. + Hình thành cùng với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm. + Người Việt sống với nhau có tình có nghĩa, sống thủy chung, sống biết tôn kính những người có công với dân, với nước, sống bao dung độ lượng. + Nhân dân Việt Nam luôn đề cao nhân nghĩa, trọng hiền tài, chia sẽ những buồn vui sướng khổ. => HCM tiếp thu: + Sinh ra và lớn lên trong gia đình đầy lòng nhân ái, cùng với việc được học hành, HCM sớm có lòng nhân ái, yêu thương con người. Lòng nhân ái ở HCM thể hiện trong qua trình tìm đường cứu nước, chứng kiến cảnh các dân tộc thuộc địa trên khắp thế giới bị áp bức bóc lột => Người đau xót, cảm thông, nuôi ý chí quyết tâm tìm con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức toàn thế giới. + Thể hiện ở HCM là người có trái tim yêu thương con người bao la, không chỉ người Việt Nam mà tất cả nhân dân thế giới. + Truyền thống ấy đã gắn kết người dân Việt Nam thành một sức mạnh bền vững. “Bầu ơi, thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

Học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh

TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG

HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hướng dẫn: Vương Xuân Hiệp

HÀ NỘI – 2021

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1

Trang 3

Mục lục

Mục lục 3

I Các tiền đề tư tưởng lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh: 4

1 Giá trị truyền thống dân tộc: 4

2 Tinh hoa văn hóa nhân loại: 6

2.1 Tiếp thu tư tưởng và văn hoá phương Đông 6

2.2 Tư tưởng văn hoá phương Tây 8

3 Chủ nghĩa Mác – Lênin 8

II Tiền đề quan trọng nhất 9

Trang 4

I Các tiền đề tư tưởng lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:

1 Giá trị truyền thống dân tộc:

- Trước hết đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường trong đấu

tranh dựng nước và giữ nước.

+ Là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất, là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu sâu sắc truyền thống yêu nước đó

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần

ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

+ Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam biểu hiện: mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, cả dân tộc nhất tề đứng lên đánh giặc cứu nước Người Việt Nam luôn căm thù đế quốc thực dân cao độ, sẵn sàng xả thân cứu nước

=>Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa yêu nước Việt Nam:

+ Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, được nghe nhiều câu chuyện đánh giặc giữ nước, chứng kiến cảnh áp bức bóc lột của đế quốc, tay sai đối với nhân dân, chứng kiến phong trào yêu nước của dân tộc, từ rất sớm HCM có được tinh thần yêu nước, thương dân, điều đó đã tạo cho HCM ngay từ nhỏ sớm có hoài bão lớn lao, có động cơ to lớn, thôi thúc ra đi tìm đường cứu nước

+Trong quá trình tìm đường cứu nước, từ yêu nước Người đã vượt qua mọi hiểm nguy, gian nan vất vả để quyết tìm con đường cứu dân cứu nước

+ Từ yêu nước, Người hy sinh tất cả những riêng tư bản thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người Đặc biệt HCM biết khơi dậy tinh thần yêu nước cho cả dân tộc Việt Nam đứng lên tự giải phóng mình

Trang 5

+ Tiếp thu chủ nghĩa yêu nước, HCM đã phát huy vào cách mạng Việt Nam: luôn giáo dục, răn dạy mọi người nêu cao tinh thần yêu nước, đây là mẫu số chung quy tụ đoàn kết dân tộc làm cách mạng thành công

+Do đó, tư tưởng HCM, trước hết bắt nguồn từ các giá trị truyền thống của dân tộc, là sự kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam

- Thứ hai là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết tương thân,

tương ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý.

+ Hình thành cùng với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm

+ Người Việt sống với nhau có tình có nghĩa, sống thủy chung, sống biết tôn kính những người có công với dân, với nước, sống bao dung độ lượng

+ Nhân dân Việt Nam luôn đề cao nhân nghĩa, trọng hiền tài, chia sẽ những buồn vui sướng khổ

=> HCM tiếp thu:

+ Sinh ra và lớn lên trong gia đình đầy lòng nhân ái, cùng với việc được học hành, HCM sớm có lòng nhân ái, yêu thương con người Lòng nhân ái ở HCM thể hiện trong qua trình tìm đường cứu nước, chứng kiến cảnh các dân tộc thuộc địa trên khắp thế giới bị áp bức bóc lột => Người đau xót, cảm thông, nuôi ý chí quyết tâm tìm con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức toàn thế giới

+ Thể hiện ở HCM là người có trái tim yêu thương con người bao la, không chỉ người Việt Nam mà tất cả nhân dân thế giới

+ Truyền thống ấy đã gắn kết người dân Việt Nam thành một sức mạnh bền vững

“Bầu ơi, thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Trang 6

- Thứ ba: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời; có niềm tin vào chính nghĩa, tin vào sức mạnh của bản thân

và dân tộc.

+ Động viên nhau vượt khó khăn, gian khổ, tin tưởng vào tương lai

“Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”

“Đi diệt thù như đi trẩy hội mùa xuân”

+ Thể hiện trong con người Hồ Chí Minh: tác phong, nhân cách, đạo đức; thơ văn…

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ, canh măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh, dịch sử đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang.”

- Thứ tư: Dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu, đồng thời là dân tộc ham học hỏi, cầu tiến bộ và không ngừng mở rộng cánh cửa tiếp nhận tinh hoa văn hoá nhân loại.

+ Dân tộc Việt Nam có tinh thần hiếu học, cầu thị

+ Trên cơ sở giữ vững bản sắc dân tộc, người Việt Nam biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị riêng của mình

2 Tinh hoa văn hóa nhân loại:

2.1 Tiếp thu tư tưởng và văn hoá phương Đông.

- Về nho giáo:

+ Nho giáo là tổng hợp những tư tưởng, triết lý, đạo đức và thể chế cai trị của người Trung Hoa, do Khổng Tử sáng lập ra

+ Ngay từ nhỏ, HCM đã được học chữ nho với các thầy vốn là những nhà Nho yêu nước Đạo đức nho giáo thấm vào tư tưởng, tình cảm của Người không phải là những giáo điều “tam cương ngũ thường” nhằm bảo vệ tôn ty trật tự phong kiến, phân biệt đẳng cấp, khinh thường phụ

Trang 7

nữ… mà là tinh thần nhân nghĩa, đạo đức, triết lý hành động, tư tưởng nhập thé, hành đạo, giúp đời…

+ Người nhận thức rõ: Nho giáo (chung), Khổng Tử (riêng) là ý thức

hệ bênh vực và bảo vệ chế độ phong kiến HCM sử dụng những yếu tố tiến

bộ trong đạo Nho: đề cao văn hoá, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học HCM khai thác, lựa chọn những yếu tố tích cực và cải tạo lại nội dung trên

cơ sở thế giới quan Mác - Lênin và nhân sinh quan cách mạng, nhằm phục

vụ cho nhiệm vụ cách mạng

“Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”

+Nho giáo đề cao văn hóa, lễ giáo và tạo ra truyền thống hiếu học

“hành đạo giúp đời” trong dân

+ Tuy nhiên, HCM cũng phê phán nho giáo có những tư tưởng tiêu cực như phân chia giai cấp, coi thường phụ nữ, coi khinh lao động chân tay, trọng nông, ức thương, bảo vệ chế độ phong kiến,…

- Về Phật giáo:

+ Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, đó là một tôn giáo và gắn bó với đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, để lại nhiều dấu ấn trong văn hoá Việt Nam: Từ tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng cho đến phong tục tập quán, lối sống…

+ Hồ Chí Minh đã tiếp thu và chịu nhiều ảnh hưởng sâu sắc về tư duy, hành động, ứng xử tích cực của Phật giáo:

 Tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn

 Nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện

 Tinh thần bình đẳng, chống mọi phân biệt đẳng cấp

 Đề cao lao động, chống lười biếng

 Sống gắn bó với nhân dân, với đất nước

+ Tuy nhiên ở Phật giáo còn có những yếu tố lạc hậu như: mê tín dị đoan, an bài số phận,…

- Về chủ nghĩa Tam dân:

Trang 8

+ Khi đã là người mácxít, Nguyễn Ái Quốc vẫn tìm hiểu về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, vì tìm thấy ở đó “những điều thích hợp với điều kiện đất nước ta”: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc

=> Qua đó cho thấy, Hồ Chí Minh là nhà mác- xít sáng suốt, không chỉ khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng văn hóa phương Đông, mà còn kết hợp hài hòa giữ yếu tố văn hóa phương Đông và phương Tây để phục vụ cho sự nghiệp của cách mạng Việt Nam

2.2 Tư tưởng văn hoá phương Tây.

- Từ rất sớm, HCM chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nền văn hoá dân chủ và cách mạng phương Tây, đặc biệt là truyền thống văn hoá dân chủ, tiến bộ của nước Pháp => Đây là tư tưởng nhân văn đạo đức mang tầm nhân loại vì con người Chính tư tưởng này đã hướng HCM sang Pháp

“Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi nghe 3 chữ Pháp: Tự do – Bình đẳng – Bác ái Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp Người Pháp nói như thế Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn sau những chữ ấy”

- Trên con đường bôn ba khắp năm châu bốn biển, Người đã để tâm xem xét tình hình, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới

+ Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ 1776: dân chủ về quyền sống quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc

+ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp và tư tưởng của nhà khai sáng Pháp và nhà kinh tế học người Anh

+ Chủ nghĩa nhân văn nhân đạo thời phục hưng => Những tác phẩm

lý luận của họ đã đi vào nền văn học phương Tây và có ảnh hưởng tới tư tưởng của HCM (tinh thần pháp luật…)

+ Tư tưởng nhân đạo của Giêsu

3 Chủ nghĩa Mác – Lênin.

+ Chủ nghĩa Mác- Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trang 9

+ Chủ nghĩa Mác – Lênin là bộ phận văn hoá đặc sắc nhất, tinh tuý, cách mạng khoa học nhất của nhân loại và Chủ nghĩa Mác - Lênin mang tính hiện thực

+ Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân – giai cấp tiên tiến nhất Nó là học thuyết tổng kết quá khứ, giải thích và cải tạo hiện tại, chuẩn bị và hướng dẫn tương lai

“Chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ là cẩm nang thần kỳ, là kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng cho chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới CNXH và CNCS”

+ Là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến TTHCM, là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận của HCM

II Tiền đề quan trọng nhất

Trong các tiền đề trên, chủ nghĩa Mác- Lê nin là tiền đề quan trọng nhất là vì: Chủ nghĩa Mác- Lê nin là thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, là chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất,cách mạng nhất, đã chỉ ra con đường giải phóng dân tộc và phát triển cho dân tộc ta.

+Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của

tư tưởng Hồ Chí Minh Người tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin trên nền tảng những tri thức văn hóa tinh túy của nhân loại cùng với sự hiểu biết chính trị phong phú được tích lũy qua hoạt động thực tiễn đấu tranh vì mục tiêu cứu nước, giải phóng dân tộc của chính mình

+ Thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tiến bộ và tích cực của truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại thành trí tuệ của bản thân; giúp Người phân tích và tổng kết đúng đắn thực tiễn trong nước và thế giới Đây là những cơ sở quan trọng giúp Người đề ra những chiến lược và sách lược đúng đắn cho cách mạng Việt Nam

Trang 10

+Chủ nghĩa Mác – Lênin là bộ phận văn hoá đặc sắc nhất, tinh tuý, cách mạng khoa học nhất của nhân loại và Chủ nghĩa Mác - Lênin mang tính hiện thực

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là "kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại" + Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lê-nin nằm trong sự thống nhất hữu cơ; cả hai đều là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng

ta, nhân dân ta Chúng ta không thể lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin thay cho tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như không thể hiểu và quán triệt, vận dụng sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh nếu không nắm vững chủ nghĩa Mác - Lê-nin

Ngày đăng: 07/01/2022, 00:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w