Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu thử, trình bày hiện tượng quan sát được (mô tả hiện tượng xảy ra) rút ra kết luận đã nhận biết được chất nào.. Bước 4: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi[r]
Trang 1Trường THCS Bắc Sơn Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tổ KHTN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN RÚT KINH NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ MÔN HÓA HỌC
“GIẢI BÀI TẬP NHẬN BIẾT VÀ PHÂN BIỆT CHẤT”
* Thành phần:
- Đ/c: Nguyễn Văn Duy – Phó HT nhà trường
08 đồng chí trong tổ Khoa học tự nhiên (Vắng: đ/c Giang)
- Thời gian: 14h 30 phút, ngày 10/01/2019
- Chủ tọa: đồng chí Nguyễn Văn Thượng - tổ trưởng tổ Khoa học tự nhiên
- Thư ký: Đ/c Đặng thị Thúy Hương
* Nội dung:
Chuyên đề: “GIẢI BÀI TẬP NHẬN BIẾT VÀ PHÂN BIỆT CHẤT”
Người viết và thực hiện: Nguyễn Văn Thượng
Tổ: Khoa học tự nhiên
Phần 1: Đặt vấn đề
Phần 2: Giải quyết vấn đề
I Lí do chọn đề tài
1 Cơ sở lí luận
2 Cơ sở thực tiễn
II Mục đích nghiên cứu.
III Nhiệm vụ nghiên cứu.
IV Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
Phần 3: Nội dung chuyên đề.
A PHƯƠNG PHÁP CHUNG LÀM BÀI TẬP NHẬN BIẾT
Cách trình bày bài tập nhận biết:
Bước 1: Trích mẫu thử (Đánh số thứ tự tương ứng)
Bước 2: Chọn thuốc thử để nhận biết (Tùy theo yêu cầu của đề bài: thuốc thử
không giới hạn, có giới hạn hay không dùng thuốc thử nào khác)
Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu thử, trình bày hiện tượng quan sát được (mô tả
hiện tượng xảy ra) rút ra kết luận đã nhận biết được chất nào
Bước 4: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi nhận biết để minh họa.
Trang 2B MỘT SỐ THUỐC THỬ DÙNG ĐỂ NHẬN BIẾT CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ THÔNG DỤNG
C CÁC DẠNG BÀI TOÁN THƯỜNG GẶP
I Dạng toán không giới hạn thuốc thử:
II Dạng toán có giới hạn thuốc thử
III Dạng toán không được dùng bất kỳ thuốc thử nào khác.
PHẦN IV : KẾT LUẬN
Các ý kiến đóng góp cho chuyên đề
1 Đ/C Vinh
* Ưu điểm:
- Đề tài giáo viên chọn thực hiện hợp lí phù hợp với đối tượng học sinh
- Cách tiếp cận vấn đề khá hợp lí, mang tính chất biện chứng
- Các giải pháp dễ thực hiện, ít tốn kém
* Tồn tại:
- Một số câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh nhanh, thời gian cho học sinh áp dụng còn
ít
- Cần đưa ra một số thí nghiệm làm thực tế trên tiết dạy minh học
2 Đồng chí Hương:
* Ưu điểm.
- Chuyên đề đã bám sát vào chương trình học.
- Nội dung chuyên đề phù hợp với trình độ học sinh.
- Bố cục và nội dung chuyên đề sát với bài học trên lớp, kích thích được sự tìm tòi
của học sinh
* Tồn tại.
- Chưa đưa được thí nghiệm vào tiết dạy minh họa
3 Đ/C Hòa
* Ưu điểm:
- Nội dung chuyên đề phù hợp với đối tượng học sinh
- Có thể áp dụng dễ dàng ít tốn kém
* Tồn tại:
- Một số bài tập học sinh trình bầy chưa tốt
* Đánh giá chung
- Chuyên đề nghiên cứu sát với nội dung chương trình học của học sinh lớp 9
Trang 3- Nội dung chuyên đề phù hợp với chương trình, mục tiêu giáo dục hiện nay Đã phân loại được một số dạng bài tập và có một số cách giải
- Thể hiện giờ dạy có thể hiện được một số cách giải bài tập mới nhanh
- Để tạo hứng thú thầy cô phải tổ chức biết dựa vào vốn hiểu biết, khả năng của học sinh để các em tự khám phá tri thức với các bài luyện tập
- Phải linh hoạt trong các tình huống sư phạm, tạo tình huống có vấn đề từ đó kích thích
sự trao đổi giữa thầy và trò
- Chuyên đề lên áp dụng trong các tiết chính khóa và luyện tập
3 Các tổ viên:
Nhất trí với những đóng góp của đ/c đã góp ý xây dựng cho chuyên đề
D Xếp loại chuyên đề.
Qua những nhận xét về ưu điểm và những điểm còn hạn chế giáo viên trong tổ nhất trí xếp loại chuyên đề loại khá: 17 đ
Bắc sơn, ngày 10/01/2019
Thư ký
Đặng Thị Thúy Hương