1
ĐỊA NHIỆTTẦNGNÔNG–NGUỒNNĂNGLƯỢNGPHONGPHÚ
"CÒN BỊ LÃNG QUÊN" CÓ THỂ SỬ DỤNG CHO SƯỞI ẤM HAY LÀM MÁT
CÁC CÔNG TRÌNH: MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA ĐỨC
PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng
Nguyễn Tuấn Anh
Khoa Kinh tế và Quản lý (tài nguyên thiên nhiên)
Đại học thuỷ lợi
E.mail: ntdzung990@gmail.com , anhnt.wru@gmail.com
Tóm tắt
Khi giá dầu trên thị trường thế giới liên tục tăng dựng đứng trong thời gian qua và việc xả thải khí CO
2
là một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu thì việc sử dụng các nguồnnănglượngtái tạo ngày
càng có ý ngh
ĩa quan trọng và mang tính chiến lược. Ngày nay kỹ thuật và công nghệ đã phát triển và con người có
thể khai thác các nguồnnănglượngtái tạo như địa nhiệt, gió, mặt trời, thuỷ triều và sinh khối. Trong những năm gần
đây
, địanhiệt có một vai trò mới đang "bùng" lên và được quan tâm đặc biệt ở Châu Âu vì nó được coi là một nguồn
năng lượng vô hạn, lại rất thân thiện môi trường v
à ổn định trong khai thác.
Năng lượngđịanhiệt l
à một dạng nănglượng được tích tụ dưới dạng nhiệtlượng nằm ngay dưới lớp đất của vỏ trái
đất.
Khai thác địanhiệttầngnông có nghĩa là khai thác nhiệt của đất nằm ở độ sâu từ 1 đến 150 m dưới bề mặt đất.
Nhờ có những công nghệ tiên tiến (máy bơm nhiệt, máy thu tích nhiệt, mũi hút địa nhiệt, giếng nước ngầm hay các
tấm bêton áp đất) mà lượngnhiệttầngnông tuy có độ chênh lệch nhiệt độ tương đối thấp so với nhiệt độ không khí
song vẫn có thể được khai thác phục vụ cho sưởi ấm vào mùa đông và làm mát về mùa hè cho các công trình như
nhà văn ph
òng, trường học, nhà trẻ, trạm y tế, siêu thị,… Gần 80% nhiệtlượng dùng cho việc sưởi ấm hay làm mát
toà nhà đều được khai thác từ nguồn cấp nhiệt nằm ngay trong lòng đất và như vậy việc sưởi ấm hay làm mát có thể
được coi gần như không có xả thải khí CO
2
và không hề ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu. Trong báo cáo này sẽ giới
thiệu về mặt kỹ thuật và công nghệ, phân tích ở khía cạnh kinh tế và tác dụng môi trường cũng như nêu xu thế chung
và một số kinh nghiệm trong phát triển và khai thác địanhiệttầngnông ở Đức.
Từ khoá: Địanhiệttầng nông, kinh nghiệm của Đức
1. MỞ ĐẦU
Năng lượngđịanhiệt hay nhiệt đất là một dạng nănglượng được tích tụ dưới dạng nhiệtlượng
nằm ngay dưới lớp đất của vỏ trái đất. Việc khai thác nhiệtlượngtầngnông có nghĩa là khai thác
nhiệt của đất nằm ở độ sâu từ 1 đến 100 m dưới bề mặt đất.
Nhiệt lượng đất ở tầng trên cùng, tính đến độ sâu 100 m gồm: Một phần nănglượng mặt trời
được tích lại và một phần nănglượng của lòng đất. Chính vì vậy, giữa hai đại lượngnhiệt độ và
độ sâu của đất (tính đến 10 m dưới mặt đất) có quan hệ với nhau và phụ thuộc vào nhiệt độ mùa
trong năm, ví dụ mùa hè thì thường cao hơn mùa đông. Song, từ độ sâu 15 m trở đi thì biểu đồ
nhiệt độ gần như đi vào ổn định trong cả năm. Theo một số nghiên cứu, cứ 100 m sâu thêm thì
nhiệt độ của trái đất tăng thêm khoảng 3
o
C (Hình 1).
Do nhiệt độ chỉ giao động trung bình trong miền 8-12
o
C mà lại đem sử dụng trực tiếp cho sưởi
ấm hay làm mát thì quả là quá ít. Chính vì vậy mà người ta phải sử dụng loại máy bơm nhiệt đặc
biệt được lắp tiếp nối với mục đích nângnhiệt độ (làm nóng lên) đến một mức cần thiết, thông
thường vào khoảng 35-65
o
C. Để làm được việc đó ta cần một số thiết bị chuyên dụng thì mới có
thể khai thác được tiềm năng của nhiệt đất đã được tích trong lòng đất bao la với nhiệt độ phân
bố tương đối đồng đều trong cả năm, như bộ phận thu tích nhiệt, mũi khoan hút nhiệt, giếng nước
ngầm hay các tấm bêton áp đất. Gần 80% nhiệtlượng dùng cho việc sưởi ấm đều được khai thác
2
từ nguồn cấp nhiệt nằm trong lòng đất và như vậy việc sưởi ấm có thể được coi như không phát
thải khí CO
2
và hoàn toàn không ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu.
Kỹ thuật mang tính sáng tạo đột phá ở đây là biến ngay lòng đất không những thành nơi lưu tích
nhiệt phục vụ cho sưởi ấm hay làm mát công trình, mà còn tích thêm nhiệtlượng dư thừa phát ra
từ các nguồn như: bức xạ mặt trời, nhiệt phát thải
trong quá trình sản xuất, nănglượng sưởi ấm hay
làm lạnh trong các mùa. Đặc biệt ở các vùng cần
phải sử dụng máy điều hoà nhiệt độ như Việt Nam
thì việc sử dụng địanhiệt có thể giúp ta tiết kiệm
đáng kể lượng điện năng tiêu thụ mà an toàn trong
sử dụng và đảm bảo tính cân bằng sinh thái so với
các máy điều hoà nhiệt độ truyền thống đang sử
dụng.
Việc lựa chọn nguồnnhiệt (lòng đất hay nước
ngầm) và các phương án kỹ thuật để khai thác (máy
thu nhiệt đất, mũi hút nhiệt, giếng nước ngầm hay
các tấm bêton áp đất) phụ thuộc vào đặc điểm địa
chất và thuỷ văn của khu vực cũng như diện tích
mặt bằng có thể sử dụng được. Xét ở góc độ kinh tế
thì phải lưu ý đến mức độ nhiệt độ cao, khả năng
tái tạo nhiệt tốt và khả năng cung ứng nhiệtlượng
quanh năm. Việc khai thác nguồnnhiệtlượng cần
phải tính đến chi phí khai thác rẻ và quản lý vận
hành thấp.
2. SƯỞI ẤM HAY LÀM LẠNH MÀ TIẾT KIỆM NĂNGLƯỢNG VÀ GIẢM PHÁT
THẢI KHÍ CO
2
Hệ thống khai thác địanhiệttầngnông gồm: Máy bơm nhiệt và mũi khoan hay bộ phận thu nhiệt.
Máy bơm nhiệt
Máy bơm nhiệt có tác dụng lấy / hút nhiệt từ trong lòng đất nhờ một lượngnhiệt nhỏ "làm mồi"
cho khởi động vận hành bộ phận cơ hay nhiệt để nâng từ một nhiệt độ thấp đến một nhiệt độ cao
nhất định nào đó. Trong trường hợp làm lạnh thì nguyên tắc hoạt động ngược lại. Việc truyền
nhiệt trong máy bơm nhiệt được tiến hành theo một vòng tuần hoàn động nhiệt khép kín mà trong
đó lãnh chất đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa lớn nhất (Hình 2 và 3). Hoạt động của máy
bơm như sau:
- Trong máy bốc hơi thì lãnh chất lạnh ở thể lỏng tiếp nhận nhiệt từ nguồnnóng và làm bốc
hơi.
- Máy ép hơi nén lãnh chất ở thể khí mà trong đó có sử dụng nănglượng cơ học hay điện học
bên ngoài và làm nóng nó lên thành khí nóng.
- Khí nóng giải phóngnănglượngnhiệt ở máy tụ hơi sang hệ thống sưởi và lại tích tụ thành
lãnh chất nóng ở thể lỏng;
- Lãnh chất nóng ở thể lỏng được xả ra thông qua một ventil xả và qua đó nhiệt độ lại giảm đi
nhanh chóng. Trong máy bốc hơi quá trình thu nhiệt lại bắt đầu từ đầu.
Hình 1. Quan hệ giữa nhiệt độ và độ sâu
3
Hình 2. Hệ thống máy bơm nhiệt Hình 3. Nguyên lý hoạt động của máy bơm nhiệt
Một hệ thống sưởi bằng địanhiệt bao gồm các: Hệ thống nguồnnhiệt (ví dụ mũi khoan nhiệt),
máy bơm nhiệt và hệ thống sử dụng nhiệt (ví dụ hệ thống sưởi sàn nhà). Nếu hệ thống sử dụng
nhiệt chỉ do máy bơm nhiệt cung cấp thì ta gọi là hệ thống vận hành đơn nguồn; nếu bên cạnh
máy bơm nhiệt lại còn có nguồn cấp nhiệt khác nữa thì gọi là hệ thống vận hành song nguồn và
thậm chí còn đa nguồn như kết hợp với sưởi ga, điện,
Về cơ bản phân biệt máy bơm nhiệt hấp thụ và máy bơm nhiệt nén. Sử dụng rộng rãi nhất mà có
liên quan với địanhiệt là loại máy bơm nén nhiệt. Nếu được khởi động bằng điện cho mồi thì gọi
là "máy bơm nhiệt chạy điện". Máy bơm nhiệt sử dụng khí đốt cho mồi khởi động thì chỉ có hiệu
quả đối với các hệ thống lớn.
Máy bơm nhiệt làm việc có hiệu quả khi mức chênh lệch nhiệt độ giữa nguồn cấp nhiệt và nơi sử
dụng tương đối nhỏ. Địanhiệt với nhiệt độ trung bình thấp mà ổn định trong cả năm thì có thể sử
dụng một cách có hiệu quả. Trong đó có kết hợp với một hệ thống sưởi ở nhiệt độ thấp như làm
ấm nền nhà chẳng hạn (một hình thức sưởi hiện đang thịnh hành ở Đức).
Trong cấp nước nóng buộc ta phải nângnhiệt độ lên đến 65
o
C. Trong trường hợp này phải lắp
máy bơm nhiệt sưởi. Một phương án thế là máy bơm nhiệt có sử dụng nước loại nhỏ thứ hai để
bổ sung. Về mặt nănglượng thì tốt nhất là kèm theo hệ thống đun nước chạy bằng nănglượng
mặt trời.
Khai thác năng lượng
Hình 4 mô tả lưu đồ nhiệtlượng sử dụng được khai thác nănglượngđịanhiệt trong tự nhiên lấy
từ hai nguồn là nhiệt của môi trường và nănglượng của đất. Phần nhiệtnăng này còn lại là tổn
thất trong phân phối.
Đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường
Sự liên kết tối ưu giữa máy bơm nhiệt tiếp nối với đất và hệ thống sưởi sử dụng đến 80% năng
lượng từ lòng đất và chỉ tiêu hao có 20% nănglượng hỗ trợ (mồi) của môi trường (khí đốt, điện
năng, ). Như vậy xét về việc sử dụng nănglượng sơ cấp cũng như phát thải khí CO
2
thì địa
nhiệt trội hơn hẳn. Từ năm 1995 ở Đức đã cấm việc sử dụng chất FCKW trong kỹ thuật làm lạnh.
Đối với địanhiệt người ta thường sử dụng một hợp chất nhân tạo thay thế. Đó là các chất như
R134a và R407C. Song hợp chất tự nhiên sử dụng nhiều nhất là R290, R717 hay R744.
4
Hình 4. Lưu đồ nănglượng của
một hệ thống bơm địanhiệt dùng
cho sưởi
Hình 5. Lắp đặt "cột ống sinh thái" cho sưởi toà nhà
Mũi khoan hay bộ phận thu nhiệt
Mũi hút nhiệt khoan được cấu tạo thông thường bởi một chân mũi khoan làm bằng hợp chất
PEDH và nối tiếp với 4 ống PEDH. Mũi hút nhiệt được dẫn vào một lỗ khoan sẵn để khai thác
địa nhiệt và sau đó được nhồi bằng một hỗn hợp gồm đất sét, xi măng, bột thạch anh và nước.
Việc chôn mũi hút nhiệt vào lỗ khoan sẵn và bơm dung dịch nêu trên để cố định và liên kết phải
đảm bảo được tính bền vững cũng như khả năng tiếp xúc tốt với môi trường đất xung quanh.
Đồng thời liên kết cũng phải đảm bảo tốt độ dẫn nhiệt.
Khi hoạt động thì một loại lãnh chất sẽ đi theo hai ống tiền để vào sâu lòng đất và đến chân mũi
hút nhiệt thì quay ngược lại theo hai ống hậu để đi lên và chạy thẳng đến máy bơm nhiệt.
Chỉ với sự chênh lệch nhiệt độ tương đối thấp khoảng 5
o
C giữa nhiệt độ của hai ống tiền (10
o
C)
và hậu (5
o
C) cũng đã đủ để hút nhiệt của đất để máy bơm nhiệtnângnhiệt độ lên khoảng 35
o
C
dùng cho sưởi ấm sàn nhà hay nâng hẳn lên thành 65
o
C làm nước nóng dùng cho sinh hoạt.
Song trong thực tế, máy thu nhiệt có thể được xây dựng ở dạng "cột ống" hay dạng "dải chiếu"
các ống có tiết diện nhỏ được dải nằm ngang ở độ sâu 1,0 đến 1,2 m dưới mặt đất (ở Châu Âu
thường nằm dưới tầng đất chịu ảnh hưởng của đóng băng). Bộ phận thu nhiệt thường có chi phí
vốn đầu tư nhỏ, song lại cần một diện tích thoáng nhất định, thường thì rộng từ 1,5 đến 2 lần so
với diện tích cần được sưởi ấm hay làm mát. Chính vì vậy mà người ta hay áp dụng hình thức
"cột ống sinh thái".
3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CỦA NƯỚC ĐỨC
Đức đang đẩy mạnh phát triển sản xuất nănglượngtái tạo bao gồm nănglượng gió, mặt trời, sinh
khối (năng lượng từ thực vật và các chất thải của sinh vật) và đã thu được nhiều thành quả lớn.
Trước hết, phải kể đến lợi ích kinh tế. Theo báo cáo mới đây của Bộ Môi trường Đức, ngành sản
xuất nănglượngtái tạo của quốc gia này đang phát triển như vũ bão, chiếm tới 6,7% tổng năng
lượng điện tiêu thụ năm so với 5,5% năm 2006 và 3,5% 2003. Doanh thu của nó đạt 24,6 tỷ euro
5
(32,9 tỷ USD), tăng 10% so với năm 2006 và gấp gần 4 lần so với 2000. Tỷ trọng điện có được từ
nguồn nănglượngtái tạo đã đạt tới 14,2%, một bước nhảy rất xa so với 11,7% của năm 2006.
Hơn nữa, nănglượng sạch này không gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính - thải khí gây ô nhiễm
môi trường và đặc biệt không gieo nỗi “ám ảnh” về tai nạn thảm khốc nếu có sự cố như các nhà
máy nhiệt điện và điện nguyên tử. Nguồnnănglượng sạch giúp Đức bớt phụ thuộc vào nguồn
dầu mỏ nhập khẩu cũng như hạn chế khí thải CO
2
. Mỗi năm, nănglượngtái tạo giúp Đức giảm
được gần 20 triệu tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Động lực đưa Đức vươn lên vị trí dẫn đầu ngành nănglượngtái tạo là năm 2001 chính phủ đã
ban hành Luật Nănglượngtái tạo (EEG), dành ưu tiên cho việc nhập điện từ các nguồnnăng
lượng gió, mặt trời, sinh khối Luật khuyến khích đầu tư vào sản xuất điện tái tạo trên toàn quốc
và hòa vào mạng lưới điện quốc gia. Đây được xem như một bộ luật tối ưu nhất toàn cầu trong số
các đạo luật tương tự. Trong đó qui định các công ty điện lực địa phương phải mua điện từ nguồn
năng lượngtái tạo theo “biểu giá cung cấp”
cao hơn mức giá thị trường với giá cố định
trong 20 năm. Giá cố định sẽ giúp người
đầu tư thu hồi vốn và thoát khỏi khó khăn
về tài chính. Thêm vào đó, các nhà doanh
nghiệp Đức - thành công trong lĩnh vực
năng lượngtái tạo - lại dành một phần lợi
nhuận cho tái đầu tư vào nghiên cứu và
phát triển, nâng cao hiệu suất pin mặt trời,
quạt gió cũng như sáng tạo thêm nhiều
sản phẩm mới. Do vậy, ngành công nghiệp
mới này đang ngày một phát triển mạnh và
mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho Đức.
Ở bang Bavaria trong những năm gần đây
đã bùng lên trào lưu sử dụng địa nhiệt. Nếu
năm 2003 gần như chưa có một dự án nào
về địanhiệt thì sang 2006 đã cấp 75 giấy
phép cho khai thác địanhiệt từ các nguồn
nước nóng để phục vụ cho sản xuất điện và
nhiệt. Trong đó việc khai thác địanhiệt ở
Molasse thực sự tổng hợp nhất và đặc biệt
hàng loạt các vấn đề về kỹ thuật, kinh tế cũng như pháp lý lần đầu tiên được đem ra nghiên cứu
để có thể thấy được tính kinh tế của loại dự án này. Các dự án địanhiệt trong những năm qua có
một ý nghĩa đặc biệt khi giá dầu thô trên thế giới gia tăng lên liên tục. Dự án địanhiệt hoàn toàn
không phụ thuộc vào giá dầu leo thang trên thế giới. Song các dự án địanhiệt lại chịu ảnh hưởng
của việc tăng giá sắt thép chung trên thế giới và chi phí khoan cũng như chi phí điện năng cho
nhu cầu nănglượng riêng trong mấy năm gần đây cũng tăng. Việc mô phỏng các chỉ tiêu kinh tế
đối với dự án công cộng và tư nhân trong sản xuất nhiệt và điện cho thấy khoảng cách giữa lợi
nhuận và phi lợi nhuận của các dự án địanhiệt là khá mỏng manh. Song liệuđịanhiệt có phát
triển hay không thì phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách nănglượng và môi trường của bang
Bavaria. Về hướng này thì bang Bavaria đã tạo dựng sân chơi cho mọi thành phần kinh tế trong
phát triển địa nhiệt.
Siêu thị EDEKA Aktiv-Markt Koch ở Schoemberg
Diện tích mặt bằng 1.700 m
2
Nằm ở độ cao so với mực nước biển 800 m
Nhi
ệt độ bên ngoài để khai thác -15
o
C
Nhu c
ầu sưởi ấm của cửa hàng cộng với
diện tích phụ trợ 150 kW
T
ổng lượng khí lấy vào đối lưu 11.200 m
3
/h
Nhu c
ầu làm lạnh của cửa hàng 85 kW
Công su
ất làm lạnh của tủ làm lạnh sâu 70 kW
Công su
ất làm lạnh của tủ làm lạnh nông 22 kW
Khai thác l
ại nhiệt của quá trình làm lạnh
từ các tủ lạnh 123 kW
Địa nhiệt
Sử dụng nhiệt vào mùa đông 49 kW
H
ạ thấp nhiệt độ (làm mát) vào mùa hè 49 kW
Mũi khoan địa nhiệt
Sử dụng công suất riêng 50 W/m
Chi
ều sâu mũi khoan 140 m
S
ố mũi khoan nhiệt 7 mũi khoan
Hình th
ức xây dựng Mũi khoan ống
hình chữ U kép 4 x 32 mm
6
Một ví dụ điển hình là Siêu thị EDEKA Aktiv-Markt Koch ở Schoemberg (vùng Balingen, Đức)
được xây dựng cuối năm 2005, đã sử dụng địanhiệttầngnông trong một liên kết hiệu quả giữa
hệ thống làm lạnh, sưởi và địa nhiệt. Nhờ có hệ thống liên hoàn này mà có thể tiết kiệm đến 50%
nhu cầu sử dụng nănglượng năm. Trong đó toàn bộ lượngnhiệt dư thừa phát thải trong quá trình
làm lạnh (tủ lạnh, tủ đá và kỹ thuật làm lạnh khác) được khai thác triệt để phục vụ cho sưởi ấm
không gian và khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp thì các mũi khoan địanhiệt hoạt động để bù đắp
cho nhu cầu sưởi gia tăng còn lại. Gần ¾ khoảng thời gian trong năm, tiềm năng làm lạnh được
trữ trong lòng đất có tác dụng rút nhiệt vào mùa đông, được sử dụng nhằm cải thiện mức độ làm
lạnh quá trình của hệ thống làm lạnh trong siêu thị. Ngoài ra, hệ thống liên kết giữa làm lạnh -
sưởi ấm thông qua máy bơm dựa vào môi trường trao đổi trung gian tàng trữ địa nhiệt, đã làm vô
hiệu hoá hệ thống sưởi bằng nước được lắp đặt trước đây trong siêu thị. Một số thông tin chính ở
hộp bên.
4. TIỀM NĂNGĐỊANHIỆT CỦA VIỆT NAM
Tài nguyên địanhiệttầng sâu của Việt Nam tuy không phongphú bằng những quốc gia nằm
trong các vành đai động (Địa Trung Hải và Hymalaya, Đông và Tây Thái Bình Dương ) nhưng
cũng thuộc loại có tiềm năng khá. Đây là một dạng nănglượng mới và tái tạo, được biểu hiện
bằng những nguồn nước nóng xuất lộ trên mặt đất hay bắt gặp trong các lỗ khoan (chưa có công
trình nghiên cứu các dạng địanhiệt khác như hơi nóng, đá khô nóng ). Theo số liệu điều tra của
ngành địa chất, tính đến năm 1998 trên toàn lãnh thổ nước ta đã phát hiện được 253 nguồn có
nhiệt độ từ 30
0
C trở lên (chưa kể đến những nguồn được phát hiện bởi các lỗ khoan dầu khí ở
thềm lục địa biển Đông). Chúng được phân bố theo các cấp nhiệt độ và miền địa lý ở bảng 1.
Bảng 1. Thống kê các nguồn nước nóng theo cấp nhiệt độ và theo miền địa lý
Nhiệt độ Mức độ
Tây Bắc
Bộ
Đông
Bắc Bộ
Đồng
bằng
Bắc Bộ
Bắc
Trung
Bộ
Nam
Trung
Bộ
Đông
Nam Bộ
Tây
Nam Bộ
Cộng
theo cấp
nhiệt độ
% so với
toàn
quốc
30-40
0
C Ấm 35 5 6 5 27 5 48 131 51.78%
41-60
0
C Nóng vừa 38 2 3 9 22 1 2 77 30.43%
61-100
0
C Rất nóng 5 3 2 6 24 1 0 41 16.21%
>100
0
C Qúa nóng 0 0 3 1 0 0 0 4 1.58%
C
ộng theo miền 78 10 14 21 73 7 50 253 100,00%
% so v
ới toàn quốc 30.83% 3,95% 5,53% 8,30% 28,85% 2,77% 19,76% 100,00%
Từ bảng 1 ta có nhận xét: Xét về địa bàn phân bố thì miền Tây Bắc Bộ có nhiều nguồn nước
nóng nhất có 78 nguồn (tương đương 30,83% số nguồn nước nóng của cả nước). Tiếp đến, Nam
Trung Bộ (Duyên hải và Tây Nguyên) có 73 nguồn (chiếm 28,85%). Nhưng xét về mặt nhiệt độ
thì ở Nam Trung Bộ số nguồn "rất nóng" có tới 24 nguồn, tức là chiến 58,54% tổng số nguồn "rất
nóng" trong toàn quốc (41 nguồn). Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là những bồn artesi lớn, bị phủ
bởi các trầm tích Đệ tứ rất dày nên nước nóng không có điều kiện xuất lộ, nhưng vẫn tồn tại dưới
sâu và chỉ được phát hiện bởi các lỗ khoan. Ở vùng trũng sông Hồng có rất nhiều lỗ khoan phát
hiện nước nóng nhưng mới thu thập đầy đủ tàiliệu ở 14 lỗ khoan, trong đó đặc biệt là một số lỗ
khoan sâu ở Thái Bình, Nam Định đã phát hiện được nước "quá nóng" (100-150
0
C ở lỗ khoan với
độ sâu 3-4 nghìn mét). Theo sự phát triển của công tác điều tra địa chất và tìm kiếm dầu khí thì
chắc chắn số lỗ khoan gặp nước nóng sẽ ngày càng gia tăng. Ở Đồng bằng Nam Bộ trong các lỗ
7
khoan phần lớn phát hiện các loại nước ấm. Còn địanhiệttầngnông thì đến nay chưa được đề
cập đến.
5. KẾT LUẬN
Địa nhiệttầng sâu hay tầngnông hiện nay đang được chính phủ Đức quan tâm thích đáng như
ngân hàng cho phép vay và hỗ trợ vốn trong triển khai hàng loạt các dự án về địa nhiệt. Lãnh thổ
Việt Nam có tiềm năng về tài nguyên địa nhiệt. Đây là một dạng nănglượng mới, có giá trị sử
dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Nhưng đến nay nó vấn chưa được quan tâm đúng mức. Để
nguồn tài nguyên này được phát huy tác dụng nhằm phục vụ kinh tế - dân sinh thì trong thời gian
tới cần dành sự chú ý thích đáng vào việc điều tra nghiên cứu chi tiết hơn, chọn ra những nguồn
có triển vọng nhất để đưa vào khai thác sử dụng.
Về ngắn hạn, để giải quyết phần nào sự thiếu hụt nănglượng do quá trình phát triển kinh tế bên
cạnh việc tiếp tục khai thác các nguồnnănglượng truyền thống Việt Nam nên từng bước khai
thác nănglượngđia nhiệt. Nhà nước đề ra Chương trình quốc gia về sử dụng nănglượng địa
nhiệt, trong đó cần có chính sách ưu tiên về các mặt công nghệ, thiết bị, tài chính, vay vốn, giá
mua bán cũng như từng bước rỡ bỏ độc quyền và cho phép tư nhân tham gia kinh doanh điện.
Trong tương lai không xa, các nhà máy điện địanhiệt ở Việt Nam hoàn toàn có khả năng góp
phần vào việc cân bằng nănglượng điện của Việt Nam và trước hết góp phần đảm bảo tỉ lệ 10-
15% sử dụng nănglượng sạch trong tổng nănglượng điện của Việt Nam, mà ngành điện Việt
Nam đã nhất trí ký kết trong hội nghị toàn ngành điện của các nước ASEAN năm 2005.
Về dài hạn, Việt Nam cần xây dựng chiến lược và lộ trình phát triển các nguồnnănglượng mới.
Trong chiến lược này, chi phí kinh tế (gồm cả chi chí nội và ngoại về môi trường, xã hội) cần
phải được phân tích một cách kỹ lưỡng, có tính đến những phát triển mới về mặt công nghệ, cũng
như trữ lượng và biến động giá của các nguồnnănglượng thay thế. Việt Nam có nhiều thuận lợi
để phát triển nănglượngđịa nhiệt. Việc không đầu tư nghiên cứu và phát triển điện địanhiệt là
một lãng phí lớn trong khi nguy cơ thiếu điện luôn thường trực, ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc gia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bayerisches Staatsministerium fuer Umwelt, Gesundheit und Verbraucherschutz, Bayerisches Staatsministerium fuer
Wirtschaft, Infrastruktur, Verkehr und Technologie,
Oberflaechennahe Geothermie – Heizen und Kuehlen mit
Energie aus dem Untergrund, Ein Ueberblick fuer Bauherren, Planer und Fachhandwerker in Bayern,
Initiative
klimafreundliches Bayern, 2007
Bitsch, F. & Nuessle, F.,
Effiziensteigerung und Energieeinsparung durch geothermischen Kaelte-Waermeverbund,
T
ạp chí Geothermische Energie, 9. Geothermische Fachtagung in Karlsruhe, 52 (Juli/Sep. 2006, 15.
Jahrgang/Heft 3)
Mary H. Dickson and Mario Fanelli, What is Geothermal Energy?, Prepared, 2004
Võ Công Nghiệp, Về khả năng sử dụng nănglượngđịanhiệt ở nước ta, Hội địa chất Việt Nam
. khai thác địa nhiệt tầng nông ở Đức.
Từ khoá: Địa nhiệt tầng nông, kinh nghiệm của Đức
1. MỞ ĐẦU
Năng lượng địa nhiệt hay nhiệt đất là một dạng năng lượng. bằng năng lượng
mặt trời.
Khai thác năng lượng
Hình 4 mô tả lưu đồ nhiệt lượng sử dụng được khai thác năng lượng địa nhiệt trong tự nhiên lấy
từ hai nguồn