1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu Ý KIẾN NHỎ VỀ VẤN ĐỀ “LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM” TRONG DẠY- HỌC LỊCH SỬ. pptx

4 700 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 290,32 KB

Nội dung

Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Giảng dạy lấy người học làm trung tâm” Ý KIẾN NHỎ VỀ VẤN ĐỀ “LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM” TRONG DẠY- HỌC LỊCH SỬ Ths. Lê Thị Minh Thu Trường Đại Học Cần Thơ TÓM TẮT “Giảng dạy lấy người họctrung tâm” có nghĩa là trong quá trình đào tạo, người học giữ vị trí then chốt, quyết định chất lượng đào tạo. Ngành sư phạm lịch sử đào tạo những thầy cô giáo lịch sử ở bậc phổ thông trong tương lai, ngoài việc cung cấp nội dung kiến thức, còn trang bị cho sinh viên lý luận phương pháp dạy học và chú trọng việc rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên. ĐẶT VẤN ĐỀ Lịch sử là một khoa học. Ngay từ thuở xa xưa, các nhà triết học cổ đại La Mã đã khẳng định: Lịch sử là “thầy giáo của cuộc sống”[4:25], là “bó đuốc soi đường đến tương lai” [5:21]. Rõ ràng lịch sử là cả một kho tàng kinh nghiệm phong phú và vô cùng quý giá cho cuộc sống loài người. Hơn nữa, Lịch sử còn góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡ ng tình cảm, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc… cho người học. Thế nhưng, trong tình hình thực tiễn giáo dục ở nước ta hiện nay, có vẻ như lịch sử chưa được trân trọng đúng như giá trị của nó. Nhiều người học vẫn cho rằng lịch sử là một môn học khô khan, toàn những năm tháng, sự kiện, vì thế họ cho rằng: học lịch sử không cầ n tư duy, sáng tạo, chỉ cần ghi nhớ được những sự kiện, năm tháng là đạt yêu cầu… Chính nhận thức sai lầm về môn học và kiểu “học vẹt” đã khiến người học quên bẵng những gì đã học ngay sau kỳ thi. Nguyên nhân của thực trạng này liên quan đến nhiều lĩnh vực như: nội dung chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, chất lượng dạy-học… Theo chúng tôi, nguyên nhân quan trọng nhất là nguyên nhân về chất l ượng dạy-học lịch sử, mà trong đó, vai trò người giáo viên lịch sử giữ vị trí then chốt. Muốn có được những giáo viên lịch sử vững kiến thức, giỏi tay nghề thì phải chú ý đổi mới ngay từ “nguồn đào tạo”, việc cải tiến phương pháp dạy-học phải được tiến hành trước nhất ở bậc đại học - lấy sinh viên làm trung tâm. PHẦN NỘI DUNG Để th ực hiện “Lấy người học làm trung tâm” trong dạy - học lịch sử ở bậc Cao Đẳng, Đại Học, cần phải đặt vấn đề “Sinh viên ngành sư phạm CẦN GÌ trong quá trình chuẩn bị hành trang để bước vào thực tế dạy - học ở trường phổ thông ?” Nhiệm vụ của người giáo viên lịch sử là truyền đạt kiến thức lịch sử và hướng dẫn người học h ọc tập, sao cho người học không chỉ “biết” sự kiện lịch sử (nắm được cặn kẽ, chính xác sự kiện), mà còn phải “hiểu” sự kiện và “vận dụng” được kiến thức lịch sử đã học (nghĩa là thấy được mối quan hệ giữa sự kiện và bối cảnh lịch sử, thấy được tác dụng của nó đối với xã hội… đúng nh ư nhà nghiên cứu G.Belinxki đã nhận xét: “Chúng ta hỏi dĩ vãng, bắt nó giải thích hiện tại và dự đoán tương lai” [5:23]. Nghĩa là nghiên cứu lịch sử không chỉ để biết quá khứ, mà từ việc hiểu rõ những sự kiện trong quá khứ, người học Trường Đại học An Giang, 06/2007 41 Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Giảng dạy lấy người học làm trung tâm” có thể hiểu được hiện tại, hành động đúng trong hiện tại và dự đoán sự phát triển đúng đắn trong tương lai. Để thực hiện nhiệm vụ vô cùng khó khăn ấy, người giáo viên lịch sử không thể chỉ nắm vững kiến thức cơ bản (dù đây là điều kiện tiên quyết), mà còn phải giỏi về kỹ năng sư phạm (hay thao tác sư phạ m). Kỹ năng sư phạm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc dạy học lịch sử của giáo viên trong nhà trường nhưng nhìn lại chương trình đào tạo ngành sư phạm lịch sử, việc phân bổ các đơn vị học trình cho thấy kỹ năng sư phạm lại chưa được chú trọng đúng mức. Dạy học là “hành trình của sự sáng tạo”, dạy học là “một loại hình nghệ thuật”… Nhưng trước tiên, dạy học là một nghề nên cần chú trọng cả “lý thuyết nghề” và “kỹ năng thao tác nghề”. Vì vậy, để đào tạo sinh viên trở thành những giáo viên lịch sử “chất lượng” trong tương lai thì ngoài việc cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản từ những môn chuyên ngành, những môn chung… theo ý kiến của chúng tôi, ở những môn sư phạm cốt lõi cần chú trọng tính thực hành, ít nhất, phả i ngang bằng với tính lý thuyết của các môn học. Tôi nhất trí với ý kiến của nhà giáo Kiều Thế Hưng (Trường ĐạI Học Sư Phạm Hà Nội) rằng: - Một người giáo viên nếu chỉ nắm vững kiến thức lịch sử mà không giỏi về thao tác nghề - thao tác sư phạm, thì nhiều lắm chỉ có thể trở thành một nhà nghiên cứu lịch sử tài ba, chứ không thể là một giáo viên day gi ỏi môn lịch sử được. - Một người giáo viên nếu chỉ giỏi về lý thuyết phương pháp mà không giỏi về thao tác nghề - thao tác sư phạm thì nhiều lắm cũng chỉ có thể trở thành nhà nghiên cứu phương pháp xuất sắc chứ không thể trở thành giáo viên dạy giỏi được. [6:11] Thực tế của quá trình đào tạo cho thấy rằng có những sinh viên của chúng ta đã nắm vững kiến thức c ơ bản, có điểm số rất cao ở hầu hết các môn học (trong đó có môn lý thuyết về phương pháp dạy – học lịch sử), nhưng lại đạt kết quả không mấy khả quan trong thực tập sư phạm ở trường phổ thông. Vì tuy vững “lý thuyết nghề” nhưng lại “thao tác nghề” không đạt. Có những trường hợp cá biệt, nguyên nhân không đạt trong “thao tác nghề” thuộc về sinh viên (như lý do v ề sức khoẻ, hạn chế về khả năng thuyết trình trước đám đông… ) nhưng nhìn chung, trong đa số trường hợp không đạt, nguyên nhân chính vẫn nằm ở kết cấu chương trình đào tạo quá nặng về “lý thuyết nghề” (dù đó là hành trang quan trọng bậc nhất cho sinh viên), mà chưa dành thời gian hợp lý cho kỹ năng “thao tác nghề”. Vì vậy, tuy đã được trang bị kỹ lưỡng hành trang “lý thuyết nghề”, như ng khi đứng trên bục giảng thực tế, không ít sinh viên lúng túng là điều đương nhiên.Có những em mau chóng tìm cách tự điều chỉnh, có những em thích ứng với nghề chậm chạp hơn nhưng cũng vượt qua được những khó khăn ban đầu… Nhưng cũng có những trường hợp, sinh viên bị “sốc” sau những thất bại ban đầu trong “thao tác nghề” nên càng thiếu tự tin, mất bình tĩnh, chán nản, buông xuôi, không còn thiết tha với nghề nữ a. Tình trạng này đáng được các chuyên gia giáo dục, các nhà sư phạm quan tâm và cùng bàn bạc, tìm cách tháo gỡ. PHẦN ĐỀ XUẤT Trong phạm vi một bài tham luận tham gia hội nghị khoa học của quý trường, dù là giảng viên không chuyên về phương pháp, chúng tôi cũng xin mạn phép nêu lên vài đề xuất nhỏ, hy vọng góp phần cùng các chuyên gia, các nhà sư phạm và các đồng nghiệp tìm cách cải thiện tình trạng trên: Trường Đại học An Giang, 06/2007 42 Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Giảng dạy lấy người học làm trung tâm” - Dạy học là một nghề, nhưng lại là một nghề đặc biệt với những yêu cầu ban đầu về giọng nói, về cách phát âm, về sự chỉn chu của phong cách… Có những sinh viên sư phạm, sau bốn năm đào tạo, dù đã được cung cấp đầy đủ kiến thức chuyên môn, nhưng khi tập giảng, nhất là khi xuống trường phổ thông thực tập sư phạm l ại không thể đứng lớp vì lý do sức khoẻ (ví dụ như: bệnh bẩm sinh về tim, mạch…), hoặc giọng nói quá yếu ớt, dù rất cố gắng cũng không thể diễn thuyết trước đám đông… nên gặp rất nhiều khó khăn trong thao tác nghề. Vậy nên chăng, cùng với cuộc thi tuyển sinh đại học sư phạm, cần có cuộc kiểm tra sơ bộ về tình trạng sức khoẻ, v ề tác phong, giọng nói… của thí sinh, để tránh những tình trạng đáng tiếc về sau. - “Sản phẩm đào tạo” của ngành chúng ta là những giáo viên lịch sử. Thay vì theo cách thông thường chúng ta đã và đang làm là đánh giá chất lượng sinh viên ra trường bằng một luận văn tốt nghiệp hoặc một cuộc thi tốt nghiệp nặng tính lý thuyết, nên chăng, hạn chế việc thi lý thuyết về phương pháp mà thay vào đó là việc kiểm tra kiế n thức phương pháp và vận dụng kiến thức ấy vào “thao tác sư phạm” cụ thể bằng một tiết thực dạy của sinh viên theo chương trình lịch sử phổ thông trung học. - Trong kết cấu chương trình đào tạo cần giành thời gian hợp lý cho việc thực hành kỹ năng sư phạm của sinh viên. Những môn sư phạm cốt lõi đã có những cải tiến nhất định, nhưng nên chăng, cần giảm nhẹ tính chất lý thuyết, tăng tính thực hành hơn nữa . - Việc trang bị kỹ năng sư phạm cho sinh viên không chỉ thuộc trách nhiệm của giáo viên chuyên ngành phương pháp mà là trách nhiệm của cả tập thể giáo viên.Việc rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên là một công việc tỉ mỉ, mất thời gian, tốn nhiều công sức… Tuy sinh viên đã nắm chắc “lý thuyết nghề” nh ưng để chuyển những hiểu biết ấy sang “thao tác nghề” như thế nào thì thật không đơn giản. Vì vậy, rất cần giáo viên làm động tác “thị phạm” ban đầu hoặc trong những ví dụ khó để sinh viên cùng trao đổi và rút kinh nghiệm. Thông thường, tổ phương pháp ít người mà phải đảm trách khối lượng công việc quá lớn nên rất cần sự hỗ trợ của giáo viên các chuyên ngành khác trong việc rèn luyện kỹ năng cho sinh viên. - Trong thờ i gian qua, chúng ta đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp dạy - học theo chiều hướng phát huy tính tích cực của người học và việc dạy học các chuyên ngành phương pháp và ngoài phương pháp đều đã có những chuyển biến nhất định. Không khí học tập tích cực với những buổi thảo luận, thuyết trình trên lớp… đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kỹ năng sư phạm cho sinh viên. - K ỹ năng ngoại ngữ cũng cần được chú trọng, nhất là kỹ năng đọc hiểu tiếng nước ngoài nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu tài liệu và truy cập thông tin. Nguồn tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh, tiếng Pháp khá phong phú nên hai ngoại ngữ này được xem trọng trong học tập, song những người giáo viên dạy sử cần phải biết Hán Nôm. Bộ môn Lịch sử, khoa Sư Phạm, trường Đại học Cầ n Thơ đã chú ý việc tạo điều kiện cho sinh viên Sử học Anh văn chuyên ngành lịch sử 3đvht và Hán Nôm đến 8 đvht - Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin (CNTT) và để hưởng ứng phong trào đổi mới phương pháp dạy học, việc sử dụng CNTT trong dạy - học lịch sử đang trở nên phổ biến vì những ưu điểm của nó (đa dạng hoá việ c cung cấp kiến thức cho học sinh qua hình ảnh, phim tư liệu lịch sử…giúp giáo viên hạn chế bớt phần thuyết giảng, giành thời gian để trao đổI, thảo luận…). Trước tình hình đó, kỹ năng sư phạm cũng đứng trước những đòi hỏi cao hơn.Vì vậy, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên nâng cao trình độ tin học và đưa việc hướng dẫn biên soạn và sử d ụng giáo án điện tử vào chương trình rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên. Trường Đại học An Giang, 06/2007 43 Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Giảng dạy lấy người học làm trung tâm” Đổi mới phương pháp dạy - học và nâng cao chất lương dạy - học là một quá trình khó khăn, lâu dài và còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng với việc “lấy người học làm trung tâm”, ở bậc đào tạo đại học và cao đẳng, cùng với việc trang bị kiến thức chuyên môn và phương pháp, việc chú trọng rèn luyện kỹ năng thao tác sư phạm cho sinh viên nhằm tạo ra những sản phẩm đào tạo - nhữ ng giáo viên lịch sử tương lai - vững vàng cả “lý thuyết nghề” lẫn “thao tác nghề”, thực sự là một trong những đảm bảo vàng cho chất lượng dạy - học lịch sử trong nhà trường hiện nay  TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Bá Hoành (chủ biên), Các phương pháp sư phạm, Song Kha dịch, NXB Thế giới, HN, 2002. 2. Luật giáo dục, NXB CTQG, 2005. 3. Phan Ngọc Liên, Phương pháp dạy học lịch sử, NXB GD, 1999. 4. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm, NXB GD, 1995. 5. Lê Văn Sáu (chủ biên), Nhập môn sử học, NXB GD, 1987. 6. Viện nghiên cứu giáo dục - Khoa Lịch Sử trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM, Kỷ yếu hội thảo: Thực trạng - giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử trong trường phổ thông theo hướng đổi mới phương pháp dạ y - học, TP.HCM 11.2005. . Trường Đại học An Giang, 06/2007 44 . yếu Hội thảo khoa học “Giảng dạy lấy người học làm trung tâm” Ý KIẾN NHỎ VỀ VẤN ĐỀ “LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM” TRONG DẠY- HỌC LỊCH SỬ Ths. Lê Thị. bậc đại học - lấy sinh viên làm trung tâm. PHẦN NỘI DUNG Để th ực hiện “Lấy người học làm trung tâm” trong dạy - học lịch sử ở bậc Cao Đẳng, Đại Học, cần

Ngày đăng: 24/01/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w