1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam

89 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

HỌC VIÊN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIÊN

“.ự >

Lebo Ds

Tri Tué Va Phat Trién

KHOA LUAN TOT NGHIEP

Dé tai:

GIAI PHAP THUC DAY HOAT DONG XUC TIEN DAU TU TRONG THU HUT DAU TU TRUC TIEP NUOC NGOAI

TAI VIET NAM

Trang 2

LOI CAM ON

Được sự nhiệt tình hướng dẫn của các thây cô giáo trong khoa Kinh tế đối

ngoại - Học viện Chính sách và Phát triển và qua quá trình thực tập tại phòng Xúc

tiến đầu tư - Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tôi đã lựa chọn chủ

đề “Giải pháp thúc đây hoạt động xúc tiễn đầu tư trong thu hút đâu ti trực tiếp

nước ngoài tại Việt Nam” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp cho mình

Trong quá trình học tập cũng như khi thực hiện Khóa luận này, tôi đã nhận

được sự giúp đỡ, tạo điều kiện cả về kiến thức, tài liệu và sự động viên khích lệ của

rất nhiều người Vì vậy, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm

ơn chân thành nhất tới:

Ban Giám đốc Học viện, Phòng Quản lý đào tạo, các giảng viên Khoa Kinh tế đôi ngoại trường Học viện Chính sách và Phát triển đã tạo mọi điều kiện thuận

lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm Khóa luận này

Tập thê lãnh đạo, các cán bộ, chuyên viên phòng Xúc tiến đâu tư - Cục Đầu

tư nước ngoài và các Cục, Vụ, Viện có liên quan thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đã

nhiệt tình giúp tôi trong việc tra cứu số liệu và các văn bản pháp luật phục vụ Khóa

luận

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Trần Thị Hồng Minh, Cục

trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, người giáo viên

hướng dẫn đã tận tình, chu đáo, hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo và động viên tơi hồn

thành Khóa luận này

Mặc dù đã có nhiều cô gắng, song đo trình độ lý luận cũng như thực tiễn của tôi còn hạn chế nên bài viết khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý từ phía thây cô để Khóa luận được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi,

được sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên hướng dẫn TS Trần Thị Hồng Minh - Cục trướng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đâu tư Các nội

dung nghiên cứu và kết quả trong Khóa luận này là hoàn toàn trung thực và chính xác

Những số liệu trong bảng, biêu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau đã được để cập trong mục

tài liệu tham khảo Ngoài ra, Khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng

như số liệu của các tác giả khác, và đều được chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn

để tra cứu, kiếm chứng

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của bài việt này

Hà Nội, ngày thang năm 2015 Tác giả

Nguyễn Thị Phương

Trang 4

MUC LUC

LOL CAM ON 0oooooccccccccccccecececececscecscsvevseeseveecsessecsesvevevevseevecscevaveveveveveveveveveviveveviesen i LỜI CAM ĐOAN ST 1111011111221 211gr ng ii MUC LUG ooeiecccccccccccececececececececsce cess vessevsvsusssevevevevsvevevsesecevevicsvsevevevevsvivsesevevevees iii

DANH MUC CAC KY HIEU, CHU VIET TAT ooo ccccccccceccceccceeceeeeeseeeees vi

DANH MUC CAC BANG, HOP SU DUNG 0 cccccccccccccccccccseecsvsesvevseseersnseenees vii DANH MUC BIEU BDO SU DUNG 0o0o.occccccccccccccccccccececscecececeseseevevevevevevecsenseees viii LỜI MỞ ĐẦU ST EE ET 111111111 211118101 11111 1g tt 1 CHUONG 1: TONG QUAN VE DAU TU TRUC TIEP NUOC NGOAI VA

CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU 'TỪ 5.52222222222221 2E221 2211221222 crrrree 4

1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài - 5c cty 4 1.1.1 Khái niệm đâu tư trực tiếp nước Hgoài à ác nh na 4 1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiẾp nước ngoài - nhe 5 1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước tiếp nhận đầu tw 6 1.1.4 Xu thể vận động của dòng vẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài 8 1.2 Công tác xúc tiễn đầu tư -.- 2c n2 ST ng trưng 9 1.2.1 Khái niệm công tác xúc tiễn đầu tự- ST ri 9 1.2.2 Đặc điểm của công tác xúc tiễn đẳu ft£ - St ưyi II

1.2.3 Các hình thức xúc tiến đẪM tự - cà St nhau 12

Trang 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÚC TIÊN ĐẦU TƯ VÀ 25 THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 25 GIAI ĐOẠN 2007 - 2014 S12 n2 1121211 eg 25

2.1 Tình hình công tác xúc tiễn đầu tư tại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014 25 2.1.1 VỀ công tác quản lý Nhà nuóc đổi với hoạt động XTĐT 25 2.1.2 Các chương trình xúc tiễn đẫu tir SE na 28

2.1.2.1 Chương trình XTĐT Quốc gia và chương trình XTĐT của các Bộ ngành 2.1.2.2 Chương trình XTĐT của Uy ban nhân dân các tỉnh và Thành phố trực 0/1110 8984://1-0::21.;-0/0tdẢ ố 33

2.1.3 Các hình thức xúc tiễn đầu tư tại Việt Nam hiện nay 36

2.1.4 Nhân lực cho công tác xúc tiễn đẦU tf chia 39 2.1.5 Tài chính cho hoạt động xúc tiễn đầu tư ST niên 40 2.2 Kết quả của công tác xúc tiễn đầu tư đối với thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài tại Việt Nam sgiai đoạn 2007 - 2014 - 2 SS se 44 2.2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo lĩnh vực cccccece, 46 2.2.2 Đâu tư trực tiếp nước ngoài phân theo đổi tác - sec, 47 2.2.3 Đâu tư trực tiếp nước ngoài phân theo vng, cceneerie 49 2.2.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo hình thức đầu tư 50 2.3 Đánh giá thực trạng công tác xúc tiễn đầu tư đối với thu hút đầu tư trực

Trang 6

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THUC DAY HOAT DONG XUC TLEN ĐẦU TƯ NHẰM TANG CUONG THU HUT DAU TU TRUC TIEP NUOC NGOAI TẠI VIỆT NAM - S5 1 122212221121 1111201 1tr ng 57

3.1 Định hướng, mục tiêu thu hút vốn FDI và xúc tiễn đầu tư tới năm 2020 57

3.1.1 Quan điểm, định hướng thu hút vẫn FDĨ 0 che 57 3.1.1.1 Quan điểm thu hút FDĨ ch TH HH HH tui 57

SN h0 4.1.0 NH3 59

3.1.2 Định hướng tăng cường xúc tiễn đầu tư trong thu hút FDI 61

3.1.2.1 DiAR NUON CHUNG ng na 61 3.1.2.2 Định hướng XTĐDIT theo ngành, lĨHH VIC ĂĂ Ăn eet ete teees 62 3.1.2.3 Định hướng xây đựng chương trình XTĐT theo đối lác 64 3.2 Các giải pháp cụ thể thúc đầy hoạt động xúc tiễn đầu tư 66

3.2.1 Giải pháp về chính sách, chiến lược xúc tiễn đầu tư 66

3.2.2 Giải pháp vê nâng cao chất lượng cho các hình thức xúc tiễn đầu tư 68 3.2.3 Gidi pháp vê nâng cao chất lượng nhân lực trong xúc tiễn đầu tir 70 3.2.4 Giải pháp đảm bảo tài chính cho xúc tiễn đầu tưư cccccccccre 71

3.3 Một số kiến nghị đối với Bộ Kế hoạch và Dau tw ccc eee 72

KẾT LUẬN - ST n1 Sx TH HH ng HT HH HH HH tia 74

TAL LIEU THAM KHẢO 5 SE S1EEEE111111111111111111101 11111111101 g 75

Trang 7

DANH MUC CAC KY HIEU, CHU VIET TAT Chir wk wk `

viết tắt Tiêng Anh Tiêng Việt

ASEAN The Association of Southeast Hiệp hội các quôc gia Đông Nam

Asian Nations A

BT Build - Transfer Xay dung - Chuyén giao

BTO Build - Transfer - Operate fay dame - Chuyên giao - Điều

BOT Build - Operate - Transfer ao dựng - Điều hành - Chuyển

FDI Foreign Direct Investmen Đâu tư trực tiếp nước ngoài ODA Official Development AssIstance | Vôn hồ trợ phát triên chính thức USD United State Dollar Đô la Mỹ

IMF International Monetary Fund Quỹ tiên tệ quôc tê

OECD Organization for Economic Co- Tô chức hợp tác và phát triên operation and Development kinh té

WTO The World Trade Organization Tô chức thương mại thê giới UNCTAD United Nations Conference on Dien dan thuong mai va phat

Trade and Development triên Liên Hiệp Quôc

The Multilateral Investment Trung tam dam bao dau tu da MIGA Guarantee Agency phuong

Japan International Cooperation Trung tam hop tac quoc té Nhat JICA Agency Ban ;

IPA Investment Promotion Agency Trung tâm xúc tiền đâu tư GDP Gross Domestic Product Tông sản phâm quôc nội PPP Public—Private Partnership Hop tac cong tu

FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do TPP Trans-Pacific Strategic Economic | Hiệp định Đôi tác Kinh tê Chiên

Partnership Agreement lược xuyên Thái Bình Dương

Chữ viết tắt | Tiếng Việt Chữ viết tắt | Tiếng Việt

BKHĐT Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư |NĐ Nghị định

BTC Bộ Tài Chính NQ Nghị quyết

CNHT Công nghiệp hỗ trợ QD Quyét dinh

CP Chinh phu QLNN Quản ly Nhà nước ĐTNN Đầu tư nước ngoài TW Trung ương

KCN Khu công nghiệp TTg Thủ tướng

KCX Khu chế xuất UBND Ủy ban nhân dân

KCNC Khu công nghệ cao XTDT Xúc tiên đầu tư

KKT Khu kinh tế

v1

Trang 8

DANH MUC CAC BANG, HOP SU DUNG

Bang 2.1: Thông kê mô hình trung tâm XTĐT của các tỉnh, thành phó 27

Bảng 2.2: Các hoạt động XTĐT phân theo nội dung hoạt động năm 2014 34

Bang 2.3: Các đoàn xúc tiên đầu tư phân theo đối tác năm 2014 35

Bảng 2.4: Kinh phí thực hiện chương trình XTĐT Quốc gia hàng năm 43

Bảng 2.5: Kết quả thu hút FDI năm 2009 - 2014 c.c c2 46 Bảng 2.6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành - 47

Bảng 2.7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo đỗi tác 48

Bang 2.8: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương 51

Hộp 2.1: Nội dung của Chương trình xúc tiền đầu tư quốc gia 2014 37

Hộp 2.2: Tiêu chí xây dựng nội dung các hoạt động XTĐT 37

Trang 9

DANH MUC BIEU DO SU DUNG

Hinh 1.1: Dong von FDI toàn câu theo nhóm các nên kinh tế 1999 - 2013 va dự 09102000201 ~- -(-(aaaa 9 Biểu đô 2.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam theo ngành năm 2014 46 Biểu đồ 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam theo ngành 48

Biêu đồ 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo đối tác 49 Biêu đồ 2.4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương ^Ô

Trang 10

LOI MO DAU 1 Tinh cấp thiết của đề tài

Trong bơi cảnh tồn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế dién ra

mạnh mẽ như hiện nay, đâu tư quốc tế đã trở thành một bộ phận thiết yêu của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới Đầu tư quốc tế mà cụ thể là đầu tư trực tiếp nước ngoài là một kênh bỗ sung vốn quan trọng cho sự phát triển của nhiều quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Việt Nam - với vị thé 1a một nên kinh tế đang phát triển, hòa nhập ngày càng sâu rộng vào nên kinh tế thế giới - đã ý thức được tầm quan trọng của kênh vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài, coi đây là bộ phận không thể thiếu của nên kinh tế

Đề thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các nên kinh tế trên thế giới, tầm quan trọng của công tác xúc tiễn đầu tư là không thể phủ nhận Trong những năm qua, Nhà nước ta đã quan tâm đối mới chính sách và phát triển công tác này, đặc biệt là Chương trình xúc tiễn đầu tư Quốc gia hàng năm với rất nhiều thành công đáng kể Tuy nhiên, những thành công của công tác này vẫn là chưa đủ để đáp ứng nhu câu thu hút vốn đâu tư trực

tiếp nước ngoài cho nên kinh tế Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến đầu tư còn bộc lộ một số điểm hạn chế, chưa đem lại hiệu quả thích đáng mà mục tiêu thu hút FDI đã đặt ra

Nhận thức được tầm quan trọng của vận đề, Khóa luận tập trung vào nghiên

cứu tình hình hoạt động của công tác xúc tiến đầu tư trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm gân đây, từ đó tìm ra những nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp nhăm thúc đây hoạt động xúc tiến đầu tư trong thời gian tới

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động xúc tiễn đâu ti trong thu húi đâu tư trực tiếp nưóc ngoài tại Việt Nam” là tông kết thực trạng công tác xúc tiến đầu tư trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam qua hai giai đoạn thay đổi chính sách xúc tiến đầu tư lớn của Chính phủ là

2007 - 2010 và 2011- 2014 đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm xúc tiễn đầu tư của một

Trang 11

Mục đích nghiên cứu của Khóa luận là:

- Hệ thông hóa các vấn đề lý luận có tính khoa học đối với công tác xúc tiến đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Khái quát về tình hình hoạt động xúc tiến đầu tư đỗi với thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài của Việt Nam trong 8 nam qua

- Đưa ra kết quá thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua - Đánh giá thực trạng công tác xúc tiễn đầu tư đối với thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài tại Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị cụ thê nhăm nâng cao hiệu quả hoạt

động xúc tiên đầu tư đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong thời g1an tới

3 Phạm vỉ nghiền cứu

- Thời gian: Từ năm 2007 đến năm 2014

- Không gian: Công tác xúc tiễn đầu tư đối với thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các cơ quan phụ trách xúc tiễn đầu tư tại Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Là phương pháp nghiên cứu tại bàn mà

chất liệu nghiên cứu gồm những tư liệu, số liệu đã có săn trước đó Tác gia da thu

thập số liệu từ những nguôn chính thống, từ đó, đi sâu vào phân tích, suy luận và đưa ra những giải pháp cho vẫn đề

- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp sử dụng trí tuệ đội ngũ chuyên

gia để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu Tác

giá đã tham khảo một số ý kiến của chuyên gia về sự thành công và hạn chế của công tác xúc tiến đầu tư đối với thu hút vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam

- Phương pháp so sánh, đối chiếu với kinh nghiệm quốc tế: Là phương pháp sử dụng, so sánh và đối chiều với những kinh nghiệm đã có của một số quốc gia về cùng một vẫn đề, qua đó, đưa ra những giải pháp tối ưu cho vấn đề nghiên cứu Tác

giả đã so sánh, đối chiếu kinh nghiệm đề thúc đây hoạt động xúc tiến đầu tư của

một số nước như Trung Quốc và Singapore Từ những kinh nghiệm của các quốc

gia do, tac gia da rut ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và đưa ra những giải

Trang 12

phap toi wu dé day mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trong thu hút von đầu tư trực

tiếp nước ngoài

Khóa luận còn sử dụng kết hợp một số phương pháp khác như phương pháp quy nạp, phương pháp tông hợp, phương pháp thông kê, phương pháp tham khảo tài

liệu, phương pháp số liệu

Nguồn thông tin và số liệu trong bài viết được thu thập từ các công trình nghiên cứu, các báo cáo, thông kê từ Cục Đầu tư nước ngồi, Tơng cục Thơng kê

5 Kết cầu Khóa luận

Ngoài phan mở đầu, kết luận và tài liéu tham khao, Khoa luan vé dé tai “Gidi

pháp thúc đầy hoạt động xúc tiễn đầu tr trong thu lút đầu tr trực tiến nước ngoài tại Việt Nam” được trình bày theo kết cầu 3 chương như sau:

Chương 1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngồi và cơng tác xúc tiền đầu tư

Chương 2 Thực trạng công tác xúc tiễn đầu tư và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014

Chương 3 Giải pháp thúc đây hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng

Trang 13

CHUONG 1: TONG QUAN VE DAU TU TRUC TIEP NUOC NGOAI VA CONG TAC XUC TIEN ĐẦU TƯ

1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1 Khái niệm đâu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direet Investment - FDI) là một khái niệm rất phô biến trên thế giới và ngày càng có vai trò quan trọng như là một bộ phận của nên kinh tế ở hầu hết các quốc gia Ra đời từ thế kỷ 19, xuất phát từ nhiều khía cạnh, góc độ và quan điểm nghiên cứu khác nhau, trên thế giới đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong đó nỗi tiếng

nhật là các khái niệm sau:

Theo Quy Tién tệ quéc té (IMF): “Dau tu trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn được đâu tư trực tiếp nhăm đạt được những lợi ích mang tính dai han trong mot don

vị kinh doanh hoạt động ở một nên kinh tế khác với nên kinh tế nước chủ đầu tu,

mục đích là giành quyên quản lý và chi phối doanh nghiệp do” [IMF’s fifth edition of the Balance of Payments Manual (BPMS) 1993, trang 86]

Theo 78 chức Hợp tác và Phái triển kinh tế (OECD): “Đầu tư trực tiếp nước

ngoài là hoạt động đầu tư nhằm thiết lập các môi quan hệ kinh tế lâu đài với một

doanh nghiệp, mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp” [The fourth edition of the OECD Detailed Benchmark Definition of Foreign Direct Investment 2008, trang 48-49]

Theo 76 chic Thuong mai thé gidi (WTO): “Dau tu trực tiếp nước ngoài xảy

ra khi nhà đầu tư của một nước (nước chủ đầu tư) có được một tải sản ở nước khác

(nước thu hút đâu tư) cùng với quyền quán lý tài sản đó”

Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra định nghĩa, song

Khóa luận xin trích dẫn một định nghĩa được cho là khái quát và gần gũi với thực tế Việt Nam nhat: “Ddu tv trực tiếp nưóc ngoài (FD]) là hình thức mà nhà đầu tư bỏ vốn đề lạo lập cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu + Trong đó, nhà đầu tr nước ngoài có thể thiết lập quyên sở hữu từng phần hay toàn bộ vốn đầu tư và giữ quyền quản lý, điểu hành trực tiếp đối trợng mà họ bỏ vốn nhằm muc dich

thu được lợi nhuận từ các hoạt động đấu tr đó trên cơ sở trân theo quy định của Luật đấu Hf nước ngoài của nước sở tại ”"

! GS.TS Đỗ Đức Bình, (2012), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Văn hóa

Trang 14

1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Xuất phát từ khái niệm, đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm cơ bản như sau:

- FDI là hình thức di chuyển vốn quốc tế, trong đó chủ đầu tư góp một lượng

vốn nhật định vào vốn pháp định hoặc tự bỏ vốn tùy theo Luật đầu tư mỗi nước để

họ có quyên trực tiếp tham gia quản lý điều hành, quản lý đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư Lượng vốn góp có thê là vốn liên doanh, vôn góp hoặc 100% vôn đầu tư nudc ngoai

- Quyên quan ly diéu hanh doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phụ thuộc vào vốn góp Tý lệ vốn góp của nhà đầu tư càng cao thì quyên quản lý, ra quyết định càng lớn Đi kèm với đó là nghĩa vụ giữa nhà đâu tư với quy định của

pháp luật nước sở tại, thường được quy định rõ tại Luật đầu tư của từng nước

- Quyên lợi và quyên quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài găn chặt với các dự án đầu tư Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quyết định trực tiếp mức lợi nhuận của nhà đầu tư Do đó, hình thức này thường có tính khả thi và mang lại hiệu quả kinh tế cao

- Mục đích chủ yếu của FDI là nhằm tìm kiêm lợi nhuận ở nước tiếp nhận

đầu tư nên lượng vốn FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất (hơn 50%), tận dụng ưu thế về lao động, tài nguyên, ưu đãi của nước tiếp nhận đâu tư cùng ưu thế về vốn, công nghệ, năng lực quản lý của nhà đầu tư nhằm đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, ngoài ra FDI còn tập trung đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ

- FDI thường thông qua nhiều hình thức, tùy theo quy định của Luật đầu tư

nước sở tại và điều kiện cụ thể của từng lĩnh vực Hai hình thức phố biến nhất hiện

nay là đầu tư mới, mua lại và sáp nhập

- Các dự án FDI thường mang tính lâu dài do việc thu hôi vốn của dự án này

thường không dễ dàng như hình thức đâu tư gián tiếp

- FDI thường gắn liền với quá trình hội nhập quốc tế và tự do hóa tài khoản vốn giữa các nước trong khu vực và trên thế giới Chính sách về FDI của mỗi nước thể hiện quan điểm mở cửa và hội nhập quốc tế về đầu tư của nước đó

Trang 15

1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đổi với nước tiếp nhận đâu

tw

Thie nhat, FDI b6 sung nguon von 6n dinh cho dau tw phat trién kinh té - x hội

Trong bối cảnh tích lũy không đáp ứng nhu cầu về đâu tư, FDI thực sự là nguôn vôn bố sung quan trọng cho đâu tư phát triển Trong giai đoạn 2001 - 2005, ĐTNN đã đóng góp 16% tông vốn đầu tư toàn xã hội và tỷ trọng này tăng lên

24.8% trong thời kỳ 2006 - 20112 Nguồn vốn từ FDI chảy vào mỗi quốc gia sẽ kéo

theo việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nguồn vôn cho sản xuất, kinh doanh và đầu tư FDI không chỉ bô sung nguôn vốn phát triển mà còn là một luồng vốn ôn định hơn so với các luồng vốn quốc tế khác Bởi vì FDI dựa trên quan điểm đài hạn về thị trường, về triển vọng tăng trưởng và không tạo ra nợ cho Chính phủ nước tiếp nhận

đầu tư, do đó, ít có khuynh hướng thay đối khi có tình huồng bất lợi

Thứ hai, FDI thúc day chuyên dịch cơ cấu kinh tẾ và nâng cao năng lực sản xuấi công nghiệp

FDI do nhà đầu tư trực tiếp quản lý, thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cho nhà dau tu Do vậy, các hoạt động kinh doanh của khu vực FDI thường hướng tới các lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao, theo xu hướng vận

động của nên kinh tế thê giới Theo đó, nên kinh tế công nghiệp hóa - hiện đại hóa,

hướng tới lĩnh vực dịch vụ là mục tiêu hướng tới của các quốc gia trên thế giới Sự chuyên địch cơ cầu kinh tê của mỗi quốc gia theo hướng nảy sẽ tạo điều

kiện thuận lợi cho hoạt động FDI Ngược lại, chính FDI lại góp phần thúc đây

nhanh quá trình chuyển địch co cau kinh tế ở nước chủ nhà, vì nó làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành nghề kinh tế mới, đồng thời góp phân nâng cao năng suất lao động của các ngành này Thu hút FDI theo hướng chọn lọc, nâng cao chất lượng sẽ góp phân thúc đây quá trình tái cơ câu nên kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, chú trọng chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và tính bên vững Bên cạnh lĩnh vực công nghiệp, FDI còn góp phân tích cực trong chuyên dich co cau nông nghiệp, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khâu và tiêp thu một sô công nghệ tiên tiên, giông cây, giông con co nang suat, chat

2 Nhìn lại FDI sau 25 năm thực hiện - Những vấn đê đặt ra, 2012, TS Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kê hoạch và Đâu tư

Trang 16

lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra một số phương thức mới, có hiệu quả cao, nhất là các dự án đầu tư vào phát triển nguồn nguyên liệu góp phân cải thiện tập

quán canh tác và điều kiện hạ tâng yếu kém, lạc hậu ở các nước đang phát triển

Thứ ba, FDI đây nhanh tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý

Bên cạnh nguôn vốn, thu hút FDI còn là cơ hội tiếp thu công nghệ và bí

quyết quản lý kinh doanh cho nước tiếp nhận đâu tư, đặc biệt là các nước dang phat

triển còn yêu kém vẻ vốn, công nghệ, trình độ quản lý Trong đó, các công ty đa quốc gia là mục tiêu thu hút FDI chủ yếu bởi công nghệ và bí quyết quản lý mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chỉ phí

lớn là lợi ích vô giá mà nước tiếp nhận đầu tư có thê nhận được Tuy nhiên, việc

phô biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực

tiếp thu của đất nước và ý định của chủ đầu tư

Thực tiễn đầu tư nước ngoài cho thấy nhờ có FDI, Nhà nước, chủ doanh

nghiệp nói riêng và nên kinh tế nói chung đã có được những kinh nghiệm quý báu

về công tác quản lý kinh tế và doanh nghiệp, góp phân thay đối tư duy quản lý, thúc

đây quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách theo hướng bình đăng, công khai,

minh bạch phù hợp với thông lệ quốc tế; đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý phù

hợp với xu thế hội nhập

Thứ tư, FDI góp phần tăng số lượng việc làm và chất lượng lao động

Khi đầu tư vào một nước, doanh nghiệp FDI thường có xu hướng sử dụng

nguồn nhân công tại chỗ ở nước sở tại Điều này tạo cơ hội việc làm cho rất nhiều lao động từ đó giúp cải thiện thu nhập của họ Khi thu nhập được cải thiện sẽ đóng

góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế địa phương Các doanh nghiệp cũng thường

chú trọng tới việc đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là áp dụng công nghệ, máy móc hiện đại và tiễn bộ ở các nước đang phát triển thu hút

FDI Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước sở tại

Không những thế, FDI được đầu tư vào còn tạo ra công ăn việc làm gián tiếp cho hàng triệu người thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như cung cấp gián tiếp, xây

dung, dich vụ

Thứ năm, FDI giúp tăng nguôn thu cho ngân sách Nhà nước

Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuê do

Trang 17

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đóng góp của khu vực FDI năm 2012 (khong ké dầu thô) là 3,7 tỷ USD, chiếm 11,9% tông thu ngân sách Nhà nước

Thứ sảu, FDI thúc đây hội nhập kinh tế thế giới và nâng cao vị thế quốc gia Khi thu hút FDI, không chỉ doanh nghiệp có vốn FDI, mà ngay cả các doanh nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp đó cũng sẽ tham gia

vào quá trình phân công lao động khu vực Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có

cơ hội tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn câu, thuận lợi cho đây mạnh xuất khẩu

sản phẩm trong nước Mặt khác, các doanh nghiệp FDI cũng tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng với bỗi cảnh toàn câu hóa, qua đó nâng cao được năng lực của các doanh nghiệp trong nước

Bên cạnh đó, việc tăng cường xuất nhập khâu, đây nhanh tôc độ mở cửa thương mại còn giúp nước tiếp nhận đầu tư tham gia ngày càng sâu rộng vào nên

kinh tế thê giới, nâng cao vị thế trên trường thế giới khi có đủ nguồn lực và trở

thành nước đi đầu tư

1.1.4 Xu thể vận động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một trong những nguôn lực tăng trướng kinh tế quan trọng, tất yếu của rất nhiều nên kinh tế Nguồn vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tang, bat chap những cuộc khủng hoảng kinh tế đã từng xảy ra trước đó Vốn FDI được phân bỗ không đồng đều giữa các nhóm quốc gia Dòng vốn FDI vào và ra chủ yếu vẫn tập trung vào các nước công nghiệp phát triển, nơi có các công ty xuyên quôc gia (TNCs), công ty chi phối và kiêm soát phân lớn lượng vốn FDI

Đối với các nước đang phát triển, ngày cảng nhiều nước không chỉ chấp nhận việc bị cuốn hút vào dòng chảy FDI thế giới, mà còn ngày càng chủ động xây

dựng các chính sách thu hút và sử dụng FDI vì mục tiêu phát triển của mình Nhăm

mục tiêu gia nhập chuỗi giá trị toàn câu để phát triển, các nước đang phát triển ngày càng chủ động tích cực thúc đây các hoạt động FDI và ngoại thương Chính vì vậy, đòng chảy FDI toàn cầu ngày càng chứng kiến xu hướng gia tăng tỷ phân nhanh chóng của các nước đang phát triển, đặc biệt là nhóm các nên kinh tế mới nồi, trước

hết là Trung Quốc, Brazil, Nga và Ấn Độ Nhìn tổng thể, có thê thay hiện nay lượng

vốn FDI vào các nước phát triển đang gấp đôi lượng vốn FDI vào các nước đang

phát triên và các nước có nên kinh tế chuyển đôi

Trang 18

Theo UNCTAD dự báo, dòng vốn FDI toàn câu sẽ tăng lên 1,75 nghìn tỷ

USD năm 2015 và 1,85 nghìn tỷ USD năm 2016, chủ yếu do đầu tư của các nên kinh tế phát triển Hình 1.1: Dòng vốn FDI toàn cầu theo nhóm các nền kinh tế 1999 - 2013 và dự đoán 2014 - 2016 (Đơn vị: tỷ USD) 2 500 = snNGG Developed Worid total Or economies ` ru Na 1 500 Developing economies 500 0 SSSSSSSSSSSSssSeeeeeee

Neuén: UNCTAD, World Investment Report 2014

Các quốc gia ngày nay trên thế giới ngày càng thê hiện sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút FDI Một quốc gia thường tham gia vào 2 quá trình là nước đầu

tư và nước tiếp nhận đâu tư

1.2 Công tác xúc tiễn đầu tư

1.2.1 Khái niệm công tác xúc tiễn đầu tư

Xuất phát từ thực tế răng FDI không tự nhiên chảy vào bất kì một quốc gia hay địa phương nào, khái niệm xúc tiến đầu tư được ra đời Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các quốc gia trên thê giới trong thu hút vốn FDI, vai trò của xúc tiến đầu tư ngày càng được nâng cao

Cho tới nay, vẫn chưa có một khái niệm nhất quán nào về hoạt động XTĐT

cũng như có không nhiễu công trình nghiên cứu khoa học về van dé nay Tuy theo cách tiếp cận khác nhau mà có các cách hiểu khác nhau về XTĐT Tuy nhiên, khi

nhắc đến khái niệm XTĐT, hầu hết các định nghĩa đều gắn với XTĐT thu hút vốn

FDI hoặc định nghĩa găn với xúc tiễn thương mại Có thể đưa ra một số khái niệm

Trang 19

Theo UNCTAD: Xic tiến đầu tư là việc thúc đây và tạo thuận lợi cho dòng

von FDI chảy vào một quốc gia

Theo Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) thuộc WB: Xúc tiến đầu tư chỉ là một công cụ trong các công cụ phát triên kinh tế mà một nước có thể sử dụng để đạt được các mục tiêu kinh tế của quốc gia mình

Trong nghiên cứu về “Chiến lược xúc tiến FDI tại nước Cộng hòa Xã hội

chủ nghĩa Việt Nam” do công ty PWC thực hiện dưới sự tài trợ của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), thì “theo nghĩa hẹp, xúc tiến đầu tư được định nghĩa là các biện pháp thu hút FDI thông qua các chiến lược marketing tông hợp bao gồm các chiên lược về sản phẩm, xúc tiến và giá”* Trong đó:

- _ Sản phẩm trong khái niệm về xúc tiễn đầu tư, chính là quốc gia tiếp nhận đầu tư Đề phát triển các chiến lược tiếp thị phù hợp, cân phải hiểu những

thuận lợi và bất lợi thực sự của quốc gia trước các đối thủ cạnh tranh

- Gid ca la giá mà nhà dau tu phai tra dé dinh vi va hoat dong tai quốc gia

đó Giá này có thể bao gồm giá sử dụng cơ sở hạ tầng, các tiện ích, thuế, ưu

đãi, bảo hộ thuế quan, v.v

- Xúc tiến là những hoạt động phô biến thông tin về hoặc các nỗ lực tạo lập nên một hình ảnh về quốc gia và cung cấp các dịch vụ đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng

Theo luật pháp Việt Nam, cho tới nay cũng chưa có khái mệm XTĐT nào

Tuy nhiên, trong quá trình hình thành khung lý luận cơ bản, Bộ Kế Hoạch va Dau

Tư có sử dụng khái niệm: “XTĐT trực tiếp nước ngoài là tông thể các biện pháp mà Chính phủ một nước áp dụng nhằm thu hút FDI phục vụ cho các mục tiêu phát triển

kinh tế - xã hội của nước đó”

Tóm lại, XTĐT là hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và

hiệu quả của việc thu hút các tố chức, cá nhân trong và ngoài nước đến để đầu tư

vào đất nước mình nhằm thu hút vốn cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Nói

cách khác, XTĐT thực chất là hoạt động marketing trong thu hút mà kết quả của hoạt động này chính là nguôn vốn thu hút được

3 UNCTAD (2009), “Promoting investment and trađe: practices and issues”, United Nation, New York and Geneva

* Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (IICA) (2003), Nghiên cứu về Chiến lược xúc tiến FDI tại nước CHXHCN Việt Nam: Báo cáo cuối cùng, Hà Nội

Trang 20

1.2.2 Dac diém của công tác xúc tiễn đầu tư

Dù khái niệm xúc tiễn đâu tư được hiểu theo phương diện nào thì tựu chung lại, có thể thấy công tác XTĐT có những đặc điểm chính như sau:

Xúc tiễn đầu tư là hoạt động mang tính tắt yếu: Toàn cầu hóa và sự tự do di chuyên vốn quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu của thế giới Một nên kinh tế vững mạnh không thể chỉ dựa vào sản xuất và sử dụng duy nhất vốn trong nước Do đó,

việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hoạt động hết sức cần thiết của bất kì một quốc gia nao Đề hoàn thành tốt mục tiêu thu hút v6n FDI này thì hoạt

động XTĐT lại càng trở nên cần thiết Tính tất yếu của công tác XTĐT còn được

thể hiện ở việc không chỉ giúp thu hút vỗn FDI, XTĐT còn là việc xây dựng hình

ảnh của quốc gia tới các nhà đầu tư cũng như với các quôc gia khác trên thế giới,

tạo dựng thêm cơ hội cho các hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội khác

Xúc tiễn đầu tư mang tính linh động, biến đổi theo từng thời kỳ: Ứng với mỗi thời kỳ khác nhau, mục tiêu thu hút FDI về số lượng, theo ngành nghẻ, đối tác của môi quốc gia là khác nhau, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong thời kỳ đó Do vậy, công tác XTĐT cũng biến đối linh hoạt, sử dụng các hình thức và tiêu chí khác nhau phù hợp với mục tiêu đó

Xúc tiễn đầu tư là hoạt động mang tính kết nối trung gian: Thông qua hoạt động XTĐT, các chính sách ưu đãi về đầu tư, luật pháp, thể chế kinh tế của Nhà nước sẽ dễ dàng đến được với các nhà đầu tư, giúp nhà đâu tư có cái nhìn tồn diện nhất về mơi trường đầu tư trong nước đề đưa ra quyết định đầu tư

Hoạt động xúc tiễn đâu tư cần có sự tham gia của tất cả các cáp, ngành và

địa phương: Bên cạnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước,

mỗi địa phương đều có những chiến lược thu hút đầu tư và phát triển của riêng

mình, phù hợp với đặc điểm riêng có của địa phương Do đó, công tác XTĐT cân

có sự tham ø1a của tất cả các cấp để đảm bảo tính toàn diện và hiệu quả nhất Chính phủ có chương trình XTĐT Quốc gia, thực hiện các hoạt động XTĐT Quốc gia và

quốc tế; các tỉnh có chương trình XTĐT của địa phương qua các năm, thực hiện

XTDT theo đối tác

Hoạt động xúc tiễn đâu tư là một quá trình lâu đài và liên tục: XTĐT là hoạt

động thuyết phục các nhà lãnh đạo của một công ty chuyên nguồn lực ra nước khác

Trang 21

cập nhật thông tin và giữ mạng lưới liên kết giữa cơ quan XTĐT Trung ương với cơ quan XTĐT ở địa phương cũng như với các nhà đầu tư, các cơ quan bộ ngành Không chỉ dừng lại ở khâu thu hút, XTĐT còn yêu câu theo sát nhà đầu tư đến khâu

hỗ trợ thành lập dự án và cho tới khi dự án kết thúc

1.2.3 Các hình thức xúc tiễn dau tw

Xúc tiễn đầu tư thực chất là hoạt động marketing về môi trường đầu tư nhăm thu hit von FDI vào trong nước Các hình thức XTĐT rất phong phú, trong đó có các hình thức chủ yếu sau:

1 Neghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đổi tác đầu tr:

- Thu thập thông tin, nghiên cứu, tông hợp xây dựng các đề án, báo cáo; - Tơ chức các đồn khảo sát, nghiên cứu trong nước và nước ngoài;

- Tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo trong nước và nước ngoài;

- Các hình thức khác

2 Xây dựng cơ sở đữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiễn đầu tr:

- Thu thập, hệ thông hóa các số liệu; môi trường đầu tư; pháp luật, chính

sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng, cơ hội và đôi tác đầu tư;

- Xây dựng và vận hành trang thông tin điện tử về pháp luật, chính sách, thủ

tục đầu tư, môi trường, tiềm năng, cơ hội đầu tư, đối tác đầu tư;

- Các hình thức khác

3 Xây dựng Danh mục dự án kêu gọi đâu tu

Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia hàng năm, cơ quan

XTĐT đưa ra Danh mục dự án kêu gọi đầu tư, trong đó quy định rõ các hoạt động XTĐT sẽ thực hiện trong năm kèm theo chị phí cụ thể Danh mục dự án kêu gol dau

tư có tác dụng to lớn trong việc mời gọi các nhà đầu tư, định hướng cho các nhà đâu tư quan tâm nghiên cứu về thị trường, dự án mục tiêu của Nhà nước

4 Xây dựng các ấn phẩm, tài liễu phục vụ cho hoạt động xúc tiễn đầu tư:

- Sách hướng dẫn; tờ rơi; danh mục dự án kêu gol đầu tư và nội dung chi tiết của dự án thuộc Danh mục dự án kêu gọi đầu tư;

- Các tài liệu nghiên cứu tông hợp, nghiên cứu chuyên đề;

- Các chuyên đề hoặc bài báo, tạp chí; các chương trình phát thanh, truyền

hình, quảng cáo để đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài;

Trang 22

- Quà tặng, đồ lưu niệm;

- Các hình thức ấn phâm và tài liệu khác

5 Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu vệ môi trường, chính

sách, tiêm nang, co héi va két noi dau tu:

- Tổ chức hoặc tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ, diễn đàn, tọa đàm

trong nước và nước ngoài;

- Tổ chức hoặc tham gia các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ với các cơ quan, tô chức, doanh nghiệp và nhà đâu tư;

- Tổ chức hoặc tham gia đoàn công tác để xúc tiến đầu tư theo từng chuyên

đề hoặc đối tác cụ thẻ:

- Thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài;

- Đặt hàng cơ quan truyền thông trong nước và nước ngoài viết bài, làm phóng sự trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử; làm phim quảng bá môi trường đầu tư tại Việt Nam theo hợp đồng trọn gói;

- Các hình thức tuyên truyền, quảng bá khác

ó Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiễn đầu tư:

- Bối cảnh kinh tế quốc tế, tình hình kinh tế - xã hội; tình hình đầu tư; quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành và vùng lãnh tho;

- Cập nhật pháp luật, cơ chế, chính sách, thủ tục đầu tư;

- Các kết quả nghiên cứu, đánh giá vẻ tiêm năng, thị trường, xu hướng và đôi

tác đầu tư;

- Các kỹ năng xúc tiến đầu tư;

- Các nội dune khác theo yêu cầu của công tác xúc tiến đầu tư

7_ HỖ trợ các t6 chức, doanh nghiên, nhà ddu tir trong Việc tìm hiểu về pháp

luật, chính sách, thủ tục đầu tr; tiềm năng, thị trường, đối túc và cơ hội đầu tr; triền khai dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

- Cung cấp các thông tin về tình hình kinh tế - xã hội; tình hình đầu tư; quy

hoạch, kế hoạch phát triên kinh tế - xã hội, ngành và vùng lãnh tho; phap luat, co

chế, chính sách; tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư khi có yêu cầu

của doanh nghiệp và nhà đầu tư;

Trang 23

- Hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đâu tư tháo gỡ khó khăn trong quá

trình triển khai dự án đầu tư;

- Tiếp nhận, tông hợp và trình cơ quan có thâm quyên giải quyết các đê xuất, kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư

8 Tc hiện các hoạt động hợp tác trone nước và quốc tế về xúc tiễn đấu tr:

- Hợp tác và phối hợp giữa các hoạt động xúc tiến đầu tư với xúc tiễn thương mại và xúc tiến du lịch;

- Hợp tác giữa các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý;

- Hợp tác giữa các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý với các cơ quan, tô chức, hiệp hội, doanh nghiệp và nhà đầu tư;

- Hợp tác quốc tê về xúc tiến đâu tư

1.2.4 Vai trò của công tác xúc tiễn đầu tư trong thu hút đầu tư trực tiếp Hước ngoài

XTĐT có vai trò quan trọng trong việc gia tăng thu hút FDI của Chính phủ, đặc biệt là Chính phủ các nước đang phát triển Theo Louis T Wells và Alvin G Wint (2000), 10% tăng lên trong ngân sách xúc tiến đầu tư sẽ dẫn đến 2,5% gia tăng FDI Harding và Javorcik (2007) cũng đã tìm thấy một mỗi quan hệ tích cực giữa xúc tiên đầu tư và thành công trong việc thu hút FDI Một nghiên cứu gần đây được

thực hiện bởi Đại học Oxford cũng đã chỉ ra rang 1 dé la chi cho xúc tiến đâu tư

lam tang dong von FDI thu hut duoc lén 189 d6 la (Harding, Javorcik, 2011)’

XTĐT giúp hỗ trợ đầu tư băng việc cung cấp dich vu chuyên môn cho các nhà đầu tư nhằm đáp ứng được các nhu câu dự án cụ thể của mình trong tất cả các lĩnh vực được xác định; cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho nhà đâu tư về

môi trường kinh doanh, thê chế, các ưu đãi, thị trường

XTĐT giúp các công ty có vốn FDI khắc phục các trở ngại để mở rộng đầu tư hiện có của họ Hướng sự chú ý của nhà đâu tư nước ngoài vào các ưu đãi do quốc gia thu hút đầu tư đưa ra Đồng thời với đó, hoạt động XTĐT còn giúp các chủ đầu tư tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo điều kiện để họ nhanh chóng đưa ra quyết định, giảm thiêu các rủi ro

© Wells, Louis T, and Alvin G Wint, 1991, “Marketing a Country: Promotion as a Tool for Attracting Foreign Investment,” Foreign Investment Agency Occasional Paper | (reprinted in Fulbright Economics Teaching Program, Marketing Places: Reading Course 1999-2000),

’ Harding, T., Javorcik, B S (2012) Investment Promotion and FDI Inflows: Quality Matters CESifo Economic Studies Available at: http://cesifo.oxfordjournals.org/content/early/20 12/07/18/cesifo.ifs029.shor

Trang 24

XTĐT giúp định hướng thu hút FDI theo mục tiêu của Chính phủ Xúc tiến

không chỉ có nghĩa là tăng về số lượng dự án FDI mà còn là về chất lượng Phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế xã hội cụ thể của quốc gia, cong tac XTĐT sẽ tập trung

vào các đôi tác, ngành nghề và lĩnh vực cụ thê

XTĐT cho phép Chính phủ quảng bá hình ảnh quốc gia và là đòn bây cho

các hoạt động khác, đem lại các cơ hội kinh doanh và hội nhập cho quốc gia nói chung và các nhà đầu tư trong nước nói riêng

1.2.5 Các nhân tổ tác động đến công tác xúc tiễn đâu tư

Do tính chất quốc tế cạnh tranh, công tác XTĐT ngày càng trở nên đa dạng, phục thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kế đến 4 yếu tô quan trọng nhất là:

- Các chính sách và môi trường đâu tư Chính sách đầu tư là tập hợp các chính sách thương mại và các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ Các nhà đầu

tư bên cạnh vẫn đề lợi nhuận còn đặc biệt quan tâm tới các nhân tô như điều kiện cho phép đầu tư, các chế độ đãi ngộ ty giá hối đoái, chính sách thuế, đất đai, cơ sở hạ tâng, ồn định chính trị và một số chính sách chung khác Một đất nước có các

chính sách thu hút đầu tư thơng thống, ít thay đôi và không phân biệt đối xử giữa

nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài sẽ là một điểm đến hứa hẹn đối với các nhà đầu tư nắm giữ vốn FDI Mặt khác, đối với các trung tâm xúc tiên đầu tư, họ sẽ cảm thây rất khó khăn để quảng bá và xúc tiến, trừ khi các chính sách cơ

bản về thu hút FDI được đưa ra Do đó, một khuôn khô chính sách liên quan tới thu

hút FDI phù hợp là điều kiện tiên quyết cho việc xúc tiến đâu tư

Bên cạnh vấn đề chính sách, môi trường đầu tư nơi có mức độ ôn định của

kinh tế được thể hiện qua tỷ lệ lạm phát và rủi ro chiến tranh thấp, có nhiêu chính

sách quan tâm cải thiện cơ sở hạ tầng, cung cấp không gian và nguồn lực dùng

trong công nghiệp, thương mại, giáo dục và đào tạo lao động và nỗ lực đổi mới của

đật nước tất cả đều có ý nghĩa không chỉ đôi với sự hâp dẫn của địa điểm cho nhà đầu tư, mà còn vẻ chất lượng nguồn vốn đầu tư vào

Khi các chính sách này được sử dụng theo cách thức kết hợp chặt chẽ với nhau, chúng có thé tao ra một động lực mạnh mẽ như là một công cụ hữu hiệu của công tác XTĐT, giúp cho các công ty xác định vi trí hoặc mở rộng đầu tư tại một

địa điểm cụ thể, hay nói cách khác là quyết định đầu tư vào địa điểm nơi các chính

Trang 25

- Các chương trình XT†?)T: là một loạt các chương trình được thực hiện theo

chiến lược XTĐT nhăm tăng cường thu hút FDI vào quốc gia hay vùng lãnh thô

Các chương trình XTĐT thể hiện tầm nhìn dài hạn, có tính hệ thống vẻ các vẫn đề

liên quan đến XTĐT như: nội dung của chương trình XTĐT, hệ thống các công cụ

XTĐT, mô hình tổ chức XTĐT, bồ trí nhân lực và tài chính cho hoạt động XTĐT

Một chương trình XTĐT thống nhất, mang tính dài hạn sẽ có tác động tích cực tới

hiệu quả XTĐT “Hoạt động XTĐT bao gồm 3 nhóm hoạt động chính là: tạo dựng

hình ảnh, tập trung vận động các nhà đầu tư tiềm năng và cung cấp các dịch vụ đầu

tư”Š

e Tạo dựng hình ánh: Đây là hoạt động đi đầu trong công tác XTĐT Việc tạo dựng hình ảnh trong và ngoài nước nhăm mục tiêu thiết lập hoặc

thay đôi hình anh trong nhận thức của nhà đầu tư như về một địa điểm đầu tư, g1úp nhà đầu tư có cái nhìn thân thiện và toàn điện về kế hoạch XTĐT

của quốc gia, các chính sách và chế độ đãi ngộ, các thủ tục và yêu cầu đầu tư cũng như những cơ sở nên tảng, tiến bộ, thành tựu của quốc gia đó Việc tạo dựng hình ảnh được thực hiện thông qua các hoạt động rất phong phú như: xuất bán sách báo, ấn phẩm, clip quảng cáo chung và PR; quan hệ truyền thông và thông cáo báo chí/ các chuyên công tác; hội nghị cung cấp thông

tin/ triển làm thương mại tông hợp Việc tạo dựng hình ảnh phải phản ánh

đúng sự thật, là công tác thực hiện lâu dài, chuyên nghiệp và cần có sự kết

hợp chặt chẽ với việc tập trung vận động các nhà đầu tư tiềm năng và cung

cấp các dịch vụ đầu tư

e_ 7áập trung vận động các nhà đầu tư tiềm năng: Công tác này đời hỏi

sử dụng các cách tiếp cận trực tiếp như công cụ vận động qua thư tín, điện

thoại; tiếp thị truyền thông, quảng cáo, gặp gỡ, hội thảo marketing trực tiếp với nhà đầu tư Cần nam bất rõ thông tin về các nhà đầu tư tiềm năng như

quốc tịch của họ, nguồn tài chính của hoạt động đầu tư, phân loại nhà đầu tư và tìm hiểu cá nhu cầu của nhà đầu tư khi tìm hiểu địa điểm đầu tư Mặc dù

các thông tin này sẽ rất khó khăn đề tập hợp nhưng thực tế lại rất hữu ích đối

voi cong tac XTDT, nhat la khi du an duoc thuc hién Dé cong tac nay co

8 Trung tâm nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, 2010, Các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả

xúc tiên đầu tư và thương mại của Hà Nội trong điêu kiện hội nhập kinh tê quôc 1ê

Trang 26

hiệu quả cao nhất, cần có chiến lược tiếp thị tập trung, có định hướng và lâu

đài đối với các nhà đâu tư này

e Cung cap cdc dich vu dau tu: Xuyên suốt vòng đời một dự án, dịch vụ

đầu tư bao gồm dịch vụ trước khi cấp giây phép đầu tư, dịch vụ xin giấy phép đầu tư và chăm sóc sau đầu tư:

> Dịch vụ trước khi cấp phép: Đối với mỗi quy trình hỗ trợ một dự

án, đây có thể coi là bước khởi động của quy trình này, cũng là khâu quan trọng giúp tạo ấn tượng ban đầu tới nhà đầu tư Ở bước này, dịch vụ mang tới chủ yếu là thực hiện các cuộc khảo sát giúp các nhà đầu tư viếng thăm địa điểm đâu tư, tìm hiểu các thông tin có liên quan và giúp nhà đâu tư chuẩn bị các thông tin cần thiết cho việc đăng kí đầu

tu Dé cuộc khảo sát đem lại hiệu quả, can có sự kết hợp chặt chẽ giữa

cơ quan XTĐT Quốc gia và cơ quan XTĐT của địa phương Bên cạnh đó, thành công của bước này còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực

của cán bộ làm cơng tác XTĐÍÏT, u cầu nhân viên xúc tiễn đầu tư

phải hiểu rõ nội dung chương trình, địa điểm khảo sát và những người sẽ được phóng vấn; có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ; có trách nhiệm, theo sát nhà đầu tư trước trong và sau khảo sát, nhanh nhạy năm bắt mọi tình huỗng có thể xảy ra

> Dich vụ cấp phép: Đây là lĩnh vực mà các cơ quan xúc tiễn đâu tư địa phương đảm nhận là tốt nhất Các văn phòng cung cấp dịch vụ tong hop đóng vai trò quan trọng trong việc đây nhanh tốc độ cấp giấy phép đâu tư Đối với những dự án lớn và phức tạp có liên quan đến nhiêu cơ quan chức năng khác thì quy trình có thê phức tạp hơn Tuy nhiên đây chủ yếu vẫn là vấn đề phối hợp hoạt động cân ứng dụng các công cụ thông tin nhanh như Internet Bên cạnh hỗ trợ nhà đầu tư quy trình cấp phép và ưu đãi đầu tư, các cơ quan XTĐT còn có nhiệm vụ

hỗ trợ để giảm thiêu nạn quan liêu ở các khâu cấp phép, chủ động xác

định các nhu cầu trước mắt và lâu đài về cơ sở hạ tâng, lực lượng lao

Trang 27

> Dịch vụ sau cấp phép: Dịch vụ chăm sóc sau đầu tư có thể coi là công việc không điểm dừng của các cơ quan XTĐT Trước đây, công tác này ít được quan tâm, song từ khi nhận thức được thực tế là nhu cầu của nhà đầu tư sẽ tiếp tục nảy sinh sau giai đoạn thành lập; khó khăn mới luôn có thê xảy ra chăng hạn như những thủ tục về hộ chiếu,

giấy phép hoặc những thủ tục bị ràng buộc vẻ thời gian khác, các

chính sách đầu tư có thể thay đổi trong quá trình hoàn thiện thì vai

trò của dịch vụ này mới thực sự được quan tâm Chăm sóc sau đầu tư

thường kéo theo việc theo dõi, gồm các tiếp xúc định kỳ với nhà đầu tư, giải quyết các vân để phát sinh, và dự báo những yêu cầu trong tương lai của nhà đầu tư

- Cơ quan thực thi chính sách XIĐT: Một vẫn đề quan trọng của công tác

XTĐT là đâu là cơ quan thực thi có hiệu quả nhất để xúc tiên đầu tư? “Trong thực tế, cầu trúc của cơ quan XTĐT là khác nhau giữa các nước, do các mục tiêu khác nhau trong việc thu hút đầu tư, độ lớn của các quốc gia và sự khác biệt về tầm quan trọng của các tổ chức ở địa phương Không có cấu trúc nào phù hợp với tất cả các nước Ví dụ, một IPA duy nhất dành riêng cho quốc gia đã được thành lập ở các nước lớn như Vương quốc Anh (Invest.uk) và Thái Lan (Board of Investment) và các quốc gia nhé hon nhu Bulgaria (Bulgarian Foreign Investment Agency) va Dan Mach (Invest in Denmark Agency) IPA quốc gia thường là một phân của, và được

tài trợ bởi các Bộ thương mại, kinh tế hoặc các ngành công nghiệp và thường có

liên kết chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, tạo điều kiện xúc tiễn đầu tư ở nước ngoal O

các nước khác, xúc tiên đầu tư được giao cho chủ yêu ở khu vực chứ không phái là cấp quốc gia Ví dụ, Hoa Kỳ không có IPA quốc gia, vì sức mạnh kinh tế và chính trị của các liên bang Hoa Kỳ cho răng không cân phải xúc tiến ở cấp quốc gia do

họ đã có sẵn thương hiệu mạnh của đất nước như là một địa điểm đầu tư và do thực

té rang phan lớn các dòng vốn vào là từ cấp độ liên bang chứ không phải là quốc gia Ở cập tiểu bang là một hình ảnh hoàn toàn khác nhau, với các cơ quan xúc tiễn

đầu tư mạnh mẽ nhăm thúc đây khu vực của họ và tạo thuận lợi cho đầu tự vào

bang minh ”° Tương tự như vậy, Trung Quốc cũng không có [PA quốc gia

? Henry Loewendahl, 2001, A franework for FDI promotion in Transnational Corporations, vol 10, no 1 (April 2001), PricewaterhouseCoopers-Plant Location International, Brussels, Belgium

Trang 28

Trong khi có sự khác nhau giữa các quốc gia về lựa chọn sử dụng cơ quan xúc tiến đầu tư ở cấp độ quốc gia hay khu vực và sự liên kết giữa các cơ quan xúc tiễn đầu tư và cơ quan khác của Chính phủ, một yêu tố chung của xúc tiến đầu tư thành công là việc thành lập một cơ quan chuyên biệt hoặc phòng ban, thường được gọi là [PA (Investment Promotion Agency) [PA là cơ quan ở giữa Chính phủ và doanh nghiệp Họ có trách nhiệm với Chính phủ, nhưng đồng thời phải hoạt động trong một môi trường thương mại cao Vì thể, cơ quan này yêu câu cân phải kết hợp nhiều kỹ năng Kỹ năng tiếp thị là rất can thiết, và có thể cần nhiều kỹ năng chuyên biệt hơn tùy theo quy mô của cơ quan Cán bộ dự án phải có sự am hiểu kinh doanh quốc tế, kinh tế và thường là một số chuyên môn của ngành, cũng như liên lạc tốt trong Chính phủ Cơ quan xúc tiến đầu tư, do đó, cần phải có sự linh hoạt đề tuyến dụng và giữ nhân viên có kỹ năng phù hợp, hoặc duy tri một mạng lưới liên lạc bên ngoài (có thể bao gồm các nhà đầu tư nước ngoài hiện có) có thể tư vấn cho các chuyên gia khi cân thiết, gặp gỡ các nhà đầu tư tiềm năng và tham dự các hội nghị

chuyên ngành M.M Atkinson và WD Coleman (1985) đã nhân mạnh ba điều kiện

tiên quyết quan trọng cho các hoạt động có hiệu quả của một IPA:

e Cơ quan này phải xác định rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của minh dé hỗ trợ công tác XTĐT của nếu như trong trường hợp cơ quan có nhiệm vụ chức năng trái ngược với một trong số đó, buộc nó phải đại điện cho lợi ích

của một nhóm khách hàng cụ thê

e Quyên tự chủ của cơ quan này trong các hoạt động sẽ lớn hơn nếu trách

nhiệm được giao cho một bộ phận nhất định được phân công rõ ràng cho một

cơ quan duy nhất

e IPA này yêu câu phải có quyên can thiệp độc lập về chuyên môn và thông tin để hành động một cách tự chủ với các doanh nghiệp và hiệp hội ngành Atkinson và Coleman đo đó lập luận rằng một cơ quan tập trung, tự chủ và

riêng lẻ hoặc văn phòng trong một khu vực nhất định sẽ có công suất lớn nhất để

làm và thực hiện chính sách Đến đầu năm 2001, các quốc gia như Pháp và Brazil đã giải quyết vân đề phân cấp quan lý và quan liêu đáng kể liên quan đến xúc tiễn đầu tư thông qua việc sáp nhập các cơ quan trước đó đề tạo ra một IPA chuyên

trách ở cấp quốc gia nhằm kết hợp tiếp thị chủ động và sắp xếp hợp lý, tạo thuận lợi

Trang 29

Cho dù hoạt động ở cấp quốc gia hay khu vực, IPA cân phải có đủ độc lập với Chính phủ, được Chính phủ giao cho sự tín nhiệm và tính linh hoạt cao hơn với các nhà đầu tư IPA cũng cần liên kết chặt chẽ với các bên liên quan, cả các tô chức công và tư nhân

Hiện ở Việt Nam, mô hình IPA cũng được áp dụng với 3 trung tâm xúc tiến

đầu tư đại điện cho 3 miền Bắc - Trung - Nam và các [PA địa phương độc lập ở các

tỉnh, cùng phối hợp hoạt động theo chương trình XTĐT Quốc gia

- Tài chính cho công tác XTĐT: đỗi với bất kì doanh nghiệp hay tô chức nào,

kinh phí để tồn tại và hoạt động là một phân không thê thiếu Công tác XTĐT mang tính đặc thù, không phải là công tác lây thu bù chi, cho nên phần lớn các cơ quan XTĐT đều thuộc Nhà nước, sử dụng ngân sách Nhà nước Song đôi khi cũng có các

tổ chức được thành lập từ khu vực tư nhân hoặc sử dụng nguồn vôn xã hội hóa, viện

trợ nước ngoài hay phí dịch vụ thu trước của nhà đầu tư nước ngoài Dù là nguồn kinh phí nào thì vấn dé phan bỗ và sử dụng hợp lý nguồn kinh phí cho các hoạt động đa dạng của XTĐT mới là điều quan trọng hơn cả và cũng là bài toán khó đặt

ra cho mỗi IPA Tại Việt Nam hiện nay, hàng năm Bộ Kế Hoạch và Đâu Tư đều

tong hợp nhu cầu kế hoạch kinh phí hỗ trợ thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư

quốc gia, gửi Bộ Tài chính Căn cứ khả năng cân đôi của ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính xem xét tông hợp chung vào kế hoạch ngân sách hàng năm và báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt

1.3 Một số kinh nghiệm về công tác xúc tiến đầu tư trên thế giới 1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Là nước đứng thứ 2 trong danh sách 20 nên kinh tế thu hút FDI lớn nhất thé giới hay là nước đang phát triển nhận được dòng vốn FDI lớn nhất (theo báo cáo

cua UNCTAD, 2012), Trung Quốc luôn thể hiện sự coi trọng dòng vốn FDI như là

một phân không thể thiếu của chính sách "mở cửa" của Trung Quốc đề bù đắp thiếu hụt vốn, tiếp thu công nghệ tiên tiễn và thúc đây xuất khâu Theo ước tính, dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài chiếm đến 40% GDP của Trung Quốc Phân lớn các nguồn FDI của Trung Quốc đến từ các nước châu Á (73% trong năm 2010) Trung Quốc đã thành công trong việc thu hút FDI nhờ các lý do: (1) Duy trì

một môi trường kinh tế và chính trị ôn định thông qua quản lý thận trọng kinh tế vi

mô và cần thận trong từng bước của cải cách; (1) Duy trì một chính sách quốc gia

Trang 30

phù hợp và đáng tin cậy và đảm bảo thực thi thông qua việc đưa các yếu tô chính sách chủ chốt vào Luật và đào tạo các quan chức; (ii) Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông qua chuyền hướng sang chi tiêu công cộng và khu vực tư nhân cùng tham gia; (iv) Mở rộng nhanh chóng các cải cách và chính sách thành công từ đặc khu kinh tế

đến phân còn lại của nền kinh tế và tối đa hóa vai trò của các đặc khu kinh tế trong

chuyển giao kiến thức; (v) Tận dụng vai trò cầu nối của cộng đồng người Hoa ở nước ngoài nhưng van bao đảm đối xử bình đẳng cho nhà đâu tư; (vi) Phát huy vai trò của các chính quyên địa phương trong thu hút FDI

Nghiên cứu rõ hơn, thực tế cho thấy các chính sách mở cửa, khuyến khích FDI và cam kết cho một nên kinh tế thị trường đã được ghi trong Hiến chương của Đáng Cộng sản và Hiến pháp của Trung Quốc Ngay cả khi đối mặt với các cuộc khủng hoảng, Trung Quốc đã vẫn duy trì cam kết mở cửa và khuyến khích FDI

Cam kết này được khăng định lại khi có bất kì nghi ngờ hay sự không chắc chắn

nào Các quan chức được đào tạo và giáo dục về các chính sách quốc gia để đảm

bảo việc thực hiện ở tất cả các cấp Mac du ban dau chỉ có một số lượng nhỏ các

vùng và khu vực được phép thu hút FDI, số lượng các vùng và khu vực đã được mở

rộng nhanh chóng

Một số dẫn chứng về chính sách khác của Trung Quốc cũng thể hiện hiệu

quả rất lớn trong thu hút FDI có thê được kế đến như là: các nhà đầu tư được cho phép đầu tư trong phần lớn các ngành công nghiệp, bao gồm cả cơ sở hạ tang; Chính phú Trung Quốc luôn cô gắng duy trì một mức lạm phát thấp Đặc biệt hơn cá, mô hình các đặc khu kinh tế chính là chính sách thành công nhất trong chương

trình thu hút FDI của Trung Quốc Các đặc khu kinh tế là “phòng thí nghiệm kinh tế

cho các nên kinh tế thị trường” và “câu nôi với thế giới bên ngoài” Hầu hết các

chính sách cải cách đã được thực hiện đầu tiên trong các đặc khu kinh tê Nhưng

chính sách, kinh nghiệm thực hành tốt nhất và các bí quyết quản lý, kỹ thuật thành

công nhất sẽ nhanh chóng mở rộng đến các phân còn lại của nên kinh tế

Chính phủ Trung Quốc, bên cạnh giao quyên giám sát dòng vốn FDI vào và

ra và thương mại cho Bộ Thương Mại, còn có một cơ quan chuyên biệt thực hiện

Trang 31

tác giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài và giúp nâng cấp mức độ hợp tác quốc tế cho các doanh nghiệp Trung Quốc cùng rất nhiều các chức năng chuyên môn khác

1.3.2 Kinh nghiệm của Singapore

Xuất phát điểm là một quốc đảo nhỏ bé, kém phát triển với dân số chỉ

khoảng 5 triệu người, hầu như không có tài nguyên hay tiềm năng gì nối bật, Singapore trong hơn 3 thập ký qua đã vươn lên trở thành “con rồng” kinh tế nỗi trội của Châu Á, trở thành quốc gia được cả thế giới nê phục bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế chóng mặt và hình ánh dep mà nó đem lại cho thế giới Có được điều nay một phân quan trọng là nhờ vào nguồn vốn FDI quy mô lớn, liên tục chảy vào quốc đảo ngay cả trong những năm gân đây kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng

Mặc dù khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu xảy ra vào năm 2008, nhưng nguồn von FDI vào Sinsapore vẫn tăng lên (từ 24 tỷ USD năm 2009 lên 63,99 tỷ

USD năm 2011) Mặc dù, năm 2012, nguồn vốn FDI tuy có sụt giảm so với năm

2011, song con số 56,7 tý USD vẫn khá cao và đứng đầu khối ASEAN Điều gì đã giúp Singapore thực hiện hiệu quả chính sách thu hút FDI và khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn đây là điểm đến hấp dẫn để họ đầu tư, kinh doanh thu lợi nhuận? Nhìn lại những chính sách mà Singapore đã thực hiện đề thu hút FDI, có thể rút ra

một số bí quyết sau:

- Thứ nhất, Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung vào ba lĩnh vực cân ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khâu Bên

cạnh đó, tùy từng điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ, Singapore chủ trương thu hút

FDI vào các ngành thích hợp Ban đầu, do cơ sở kinh tế ở điểm xuất phát thấp, Singapore chủ trương sử dụng FDI vào các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu, như: dệt may, lắp ráp các thiết bị điện và phương tiện giao thông Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp điện tử và một số công nghệ tiên tiến khác, hướng sử dụng nguôn vốn đâu tư tập trung vào những ngành, như: sản xuất máy vi tính, điện tử, hàng bán dân dụng, công nghiệp lọc dầu và kỹ thuật khai thác

mo Dé khai thác ưu thế về vị trí địa lý, cũng như khắc phục sự thiếu hụt về tài

nguyên thiên nhiên, phù hợp với trình độ phát triển cao của nên kinh tế, thu hút FDI

còn hướng vào việc tạo ra một hệ thống các ngành dịch vụ thúc đây đầu tư quốc té

Trang 32

- Thứ hai, Chính phủ Singapore đã tạo nên một môi trường kinh doanh ôn định, hâp dẫn cho các nhà đâu tư nước ngoài Chính phủ đã công khai khăng định, không quốc hữu hoá các doanh nghiệp nước ngoài Bên cạnh đó, Sineapore cũng rất chú trọng xây dựng kết câu hạ tâng, phục vụ cho hoạt động sản xuất Thủ tục cấp giây phép đơn giản, thuận tiện, có những dự án xin cấp giấy phép rồi đi vào sản xuất chỉ trong vòng vài tháng, có những dự án chỉ trong vòng 49 ngày đã có thể đi vào sản xuất Hiện tượng này được gọi là “kỳ tích 49 ngày” ở Singapore Đặc biệt, Singapore đã xây dựng được hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh, công bang và hiệu quả Tệ nạn tham những được xét xử rất nghiêm, tất cá các doanh nghiệp không kể trong nước, ngoài nước đều được đối xử như nhau, mọi người đều làm việc, tuân thủ theo pháp luật

-_ Thứ ba, Chính phủ Singapore đã ban hành những chính sách khuyến khích các nhà tư bản nước ngoài bỏ vốn vào đầu tư Singapore áp dụng chính sách ưu đãi

rất đặc biệt, đó là: Khi kinh doanh có lợi nhuận, nhà đầu tư nước ngoài được tự do

chuyên lợi nhuận về nước; Nhà đâu tư có quyên cư trú nhập cảnh (đặc quyên về nhập cảnh và nhập quốc tịch); Nhà đâu tư nào có số vốn ký thác tại Singapore từ

250.000 Đô la Singapore trở lên và có dự án dau tu thi gia đình họ được hưởng

quyên công dân Singapore!9

Công tác XTĐT của Singapore do hội đồng phát triển kinh tế Singapore (SEDB) đảm nhiệm Ngay từ thập kỷ 60, SEDB đã thành lập các trung tâm XTĐT của mình tại New York và Hong Kong, và cho tới nay đã có rất nhiều trung tâm

XTDT của Singapore được đặt ở các quốc gia SEDB có mục tiêu thu hút FDI rất rõ ràng và đặc biệt bởi họ chỉ hỗ trợ cho các nhà đầu tư khi họ thuộc nhóm nhà đầu tư được nhăm tới

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trung Quốc và Singapore chỉ là 2 trong số rất nhiều quốc gia thành công

trong công tác XTĐT thu hút FDI trên thế giới, song bài học kinh nghiệm từ 2 quốc

gia này lại rất đáng để Việt Nam học hỏi, rút kinh nghiệm và ứng dụng vào thực tế XTĐT của mình bởi những nét tương đồng mà Việt Nam và 2 quốc gia trên với

nhau Có thể đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

'° Ths Nguyễn Ngọc Mai, 2013, Bí quyết thụ hút FDI tại Singapore và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí

Trang 33

- Chính phủ cần tiếp tục đây mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đâu tư, kinh doanh Nhanh chóng sửa đôi các nội dung không còn phù hợp, không đồng bộ, thiếu nhất quán, còn bất cập, chưa rõ,

bố sung các nội dung còn thiếu Đặc biệt, chính sách thu hút và ưu đãi đâu tư phải

được xây dựng theo hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn so với các nước

trong khu vực, nhất là môi trường đầu tư phải ôn định, có tầm nhìn dài hạn và minh

bạch

-_ Công bố rộng rãi các chương trình quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngồi tiếp cận thơng tin về quy hoạch đề xây

dựng kế hoạch đầu tư

- Tap trung thu hut dau tu vao linh vuc xay dung co so ha tang, lua chon cac du an tiém nang hap dẫn, có tính khả thi cao theo các lĩnh vực ưu tiên để đưa

vào Danh mục dự án đối tác công - tư (PPP), bố trí nguôn vôn ngân sách dé dau tu

đối ứng cho các dự án PPP kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài

-_ Quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác XTĐT giỏi về chuyên môn,

nghiệp vụ, am hiểu các vấn đề văn hóa - xã hội, giỏi ngoại ngữ đồng thời có đạo đức nghẻ nghiệp Chính phủ cũng nên học tập Singapore, đưa ra cơ chế đãi ngộ phù

hợp và chế tài xử lý nghiêm minh đối với các tình trạng tham những, quan liêu,

thiêu minh bạch, gây ảnh hưởng xâu tới hình ảnh môi trường đâu tư trong nước

-_ Mô hình đặc khu kinh tế của Trung Quốc nên và có điều kiện để áp dụng

tại Việt Nam Hiện nước ta có rất nhiều khu kinh tế trọng điểm có thế áp dụng mô hình này Việc đưa ra các chính sách ưu đãi hợp lý và đây mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng vào các khu kinh tế này sẽ là bước đà mạnh mẽ giúp thu hút FDI vào Việt

Nam

-_ Cuối cùng, các cơ quan XTĐT địa phương nên phát huy vai trò của mình,

chủ động tích cực đưa ra các chiến lược XTĐT phù hợp với chương trình XTĐT

chung cua quoc gia

Trang 34

CHUONG 2: THUC TRANG CONG TAC XUC TIEN ĐẦU TU VÀ THU HUT DAU TU TRUC TIEP NUOC NGOAI CUA VIET NAM

GIAI DOAN 2007 - 2014

2.1 Tình hình công tác xúc tiễn đầu tư tại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014 2.1.1 VỀ công tác quản lý Nhà nước đổi với hoạt động XTĐT

Trong những năm qua, hoạt động XTĐT đã được Chính phủ, các Bộ, Ủy ban

nhân dân các tính và Thành phố trực thuộc Trung ương chú trọng xây dựng và thúc đây nhằm tạo thêm kênh thu hút đầu tư cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội

Thực hiện định hướng thu hút đầu tư của Chính phủ, hầu hết các Bộ, Ủy ban nhân

dân các tinh và Thành phô trực thuộc Trung ương đã xây dựng Chương trình XTĐT hàng năm

Từ chỗ chỉ được coi là công tác xúc tiễn dự án trước cấp phép (chấm đứt sau khi dự án được cấp phép), trải qua nhiều giai đoạn phát triển của hoạt động đầu tư

nước ngoài tại Việt Nam, hoạt động XTĐT đã dần được mở rộng phạm vi, bao quát

cả công tác thúc đầy triển khai và mở rộng xúc tiến các dự án sau cấp phép tại Việt Nam Cho tới nay, tính chủ động và chuyền nghiệp trong hoạt động XTĐT đã được

tăng lên đáng kể, thể hiện qua việc Nhà nước đã xây dựng các chương trình, kế

hoạch XTĐT; đang dần hướng các hoạt động XTĐT theo địa bàn, đối tác và lĩnh

vực ngành nghê trọng điểm; chủ động phối hợp các hoạt động XTĐT với các hoạt động ngoại giao, xúc tiên thương mại và du lịch; phân cấp đáng kế việc thực hiện hoạt động XTĐT cho các cấp chính quyên địa phương: khuyến khích sự tham gia của các tổng công ty, tập đoàn kinh tế Nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các

thành phân kinh tế tham gia hoạt động này

Sau gân 30 năm thu hút và quản lý đâu tư nước ngoài, có thể nói chúng ta đã bước đầu xây dựng được nên táng khá vững chắc về luật pháp, to chức và tài chính cho công tác xúc tiên đầu tư

Vẻ hệ thống pháp luật, hoạt động XTĐT đã được đưa vào phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật về ĐTNN và các văn bản pháp luật liên quan đến ĐTNN Theo đó, Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP đã quy định rõ hoạt động XTĐT là một trong những nội dung của quản lý Nhà nước về đầu tư và đặt ra nguyên tắc phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và địa phương trong

Trang 35

quyết định đâu tiên quy định cụ thể về việc ban hành quy chế xây dựng và thực hiện chương trình XTĐT Quốc gia giai đoạn 2007 - 2010 Tiếp sau đó là quyết định số 26/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 08 tháng 06 năm 2012 ban hành quy chế xây dựng và thực hiện chương trình XTĐT Mới đây nhất, Chính

phủ đã ban hành Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2014 về

Ban hành quy chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư và hướng

dẫn số 5338/BKHĐT-ĐTNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn xây dựng

chương trình xúc tiến đầu tư năm 2015 nhằm đánh giá hoạt động XTĐT năm 2014

và đưa ra các giải pháp thúc day XTDT nam 2015 theo định hướng mới

Về hệ thống tô chức, cùng với quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp về đầu tư nước ngoài, hệ thông tô chức thực hiện công tác XTĐT từ Trung ương đến địa phương của ta đã dần được hoàn thiện Theo đó, ngoài các cơ quan cấp Trung ương (trong đó Bộ Kế hoạch và Đâu tư là cơ quan đầu mối thực hiện chức năng quản lý

Nhà nước đối với hoạt động XTĐT trên phạm vi cả nước), UBND cấp tỉnh và Ban

quản lý KCN, KCX, KCNC, KKT đã được trao quyên chủ động đáng kể trong công tác XTDT

Ngoài ra, cho đến nay hầu hết các địa phương đã thành lập các Trung tâm

chuyên trách về XTĐT (IPA) thuộc Sở KH&ĐT hoặc trực thuộc UBND tỉnh; Phối

hợp chặt chẽ với các Trung tâm XTĐT thuộc các Sở là 3 trung tâm XTĐT miễn Bắc, miền Trung và miền Nam, đảm bảo hướng dẫn sát sao theo đúng định hướng của Chính phủ về các hoạt động XTĐT Cùng với 3 trung tâm này, tại Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ KH&ĐT còn có thêm 1 phòng XTĐT có chức năng giúp việc trực tiếp cho công tác XTĐT của Bộ và kết nối 3 trung tâm tại 3 miễn trong các hoạt động chung Cho tới nay, 53/63 địa phương trong cả nước đã có tô chức bộ máy theo hình thức Trung tâm (IPA) nhằm thực hiện chức năng XTĐT vào địa phương Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, trung tâm XTĐT của các địa phương được thành lập theo một sô mô hình sau đây: Trung tâm XTĐT trực thuộc UBND cấp tỉnh (tương đương cấp Sở) với chức năng nhiệm vụ xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch hay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiêm 26/63 tỉnh, thành phố hoặc trực thuộc Sở Kế hoạch và Đâu tư (tương đương cấp Phòng thuộc Sở) chiếm 27/63

tỉnh, thành phố Hiện có 10/63 tỉnh, thành phố không thành lập Trung tâm, nhiệm vụ XTĐT được giao cho Phòng Kinh tế đối ngoại của UBND hay Sở KH&ĐT

Trang 36

Bảng 2.1: Thống kê mô hình trung tâm XTĐT của các tỉnh, thành phố

khu vực | Khuvực | Khu vụực|

STT Mô hình co quan XTDT „ ` Tông

Phía Bắc | miễn Trung |phía Nam Thành lập TTXTĐT kết hợp với 1 các lĩnh vực khác trực thuộc 6 4 16 26 UBND Thành lập TTXTĐT thuộc Sở 2 17 9 1 27 KH& DT 3 Khong thanh lap TTXTDT 6 - 4 10 Tổng 29 13 21 -

Neuon: Huong dan sé 5338/BKHDT-DINN cua Bộ Kê hoạch và Đầu tư Về chức năng, nhiệm vụ: Các trung tâm XTĐT được xem như bộ phận chuyên trách thực hiện hoạt động XTĐT Nhiệm vụ của các trung tâm XTĐT là:

cung cấp các thông tin cho các nhà đâu tư, tư vẫn lựa chọn lĩnh vực, địa điểm đầu

tư, thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư : cung cấp các dịch vụ như: lập

các dự án đâu tư, lập hỗ sơ đăng ký kinh doanh, ưu đãi đầu tư đồng thời tư vấn

triển khai dự án đầu tư Một số Trung tâm XTĐT thực hiện quy trình "một cửa” tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm thủ tục đầu tư Về chức năng XTĐT, các trung tâm

XTĐT tham mưu thực hiện chương trình XTĐT của tỉnh; tổ chức giới thiệu, vận

động dự án đầu tư; tô chức tiếp xúc giữa nhà đầu tư và chính quyên địa phương, các đỗi tác tham gia đầu tư

Việc thành lập các Trung tâm thực hiện chức năng XTĐT ở các địa phương đã hình thành cơ quan đầu mối trong việc thực hiện hoạt động XTĐT, thông qua đó hoạt động XTĐT ở các địa phương được tăng cường và đi vào nê nếp, góp phân quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn ĐTNN vào các địa phương Công tác phối hợp giữa Trung ương với địa phương cũng như giữa các địa phương với nhau về xúc tiến đầu tư ngày càng được gắn kết Đây là cơ sở cho việc triển khai các hoạt động XTĐT có quy mô lớn, mang tính chất liên vùng, liên ngành

Đặc biệt, chúng ta còn có một hệ thống mạng lưới đại diện về XTĐT năng

động và đang ngày càng được tăng cường tại 10 địa bàn trọng điểm ở nước ngoài

Trang 37

ở các nước trên thế giới Mạng lưới cơ quan đầu mối về XTĐT ở Trung ương, địa phương và nước ngoài này là cơ sở cho việc triển khai các hoạt động XTĐT quy mô lớn, mang tính chất vùng, liên vùng, quốc gia và quốc tế một cách hiệu quả

Tuy nhiên, song song với sự gia tăng mạnh mẽ của dòng vốn ĐTNN trong thời gian vừa qua là sự xuất hiện ngày càng nhiều những vẫn đề nôi cộm liên quan

tới khu vực ĐTNN tại Việt Nam, cụ thể như ô nhiễm môi trường, sự chậm trễ và

thiêu thống nhất trong việc cấp đất và giải phóng mặt băng, cấp phép đầu tư ô ạt dẫn tới sử dụng không hiệu quả nguôn tài nguyên đất, năng lượng, gây phá vỡ quy hoạch trong các ngành công nghiệp trọng yếu, hay vấn đề tô chức hoạt động XTĐT manh mún, trùng lặp, hiệu quả thấp

Thực trạng này đang đòi hỏi từ khâu ban đầu của thu hút FDI là công tác XTĐT, từ cấp Trung ương tới địa phương, phải tăng cường hơn nữa tính chủ động

đặc biệt là tính chủ động trong định hướng và chọn lọc ĐTNN, trong tiếp cận nhà

đầu tư và dự án tiêm năng và trong quản lý hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của

cac du an FDI

2.1.2 Các chương trình xúc tiễn đầu tư

2.1.2.1 Chương trình XTĐT Quốc gia và chương trình XTĐT của các Bộ ngành

Chương trình XTĐ1 Quốc gia

Với mục tiêu tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, gắn kết hoạt động xúc tiến đầu tư của các Bộ, ngành và địa phương trên cả nước trong một chương trình tổng thê thống nhất; gắn kết với hoạt động xúc tiến

thương mại, du lich và lĩnh vực liên quan khác, tử năm 2007, Thủ tướng Chính phủ

đã lần đầu tiên ra Quyết định số 109/2007/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2007 về

việc ban hành quy chế xây đựng và thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia

giai đoạn 2007 - 2010 Theo đó, Bộ Kê Hoạch và Đầu Tư mà cụ thể là Cục Đầu tư

nước ngoài là cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì tô chức, thâm tra và báo cáo

Chính phủ chương trình XTĐT Quốc gia hàng năm Đây là chương trình có tầm quan trọng đặc biệt với sự phát triển kinh tế cũng như thu hút vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài của Việt Nam thời điểm này, bởi chương trình xúc tiễn đầu tư được xây

dựng trên cơ sở định hướng thu hút và khuyến khích đầu tư thống nhất trên toàn

quốc, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010 của cả

Trang 38

nước, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế - kỹ thuật Thêm vào đó, trong bỗi

cảnh Việt Nam mới trở thành thành viên của WTO, chương trỉnh này như là một sự

thúc đây và mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài, giúp đỡ họ đễ dàng tiếp cận với môi trường đâu tư kinh doanh của Việt Nam hơn

Kế từ đó đến nay, Bộ KH&ĐT đã làm tốt nhiệm vụ là đầu mối, phối hợp với

các Bộ, ngành địa phương để xây dựng, tông hợp trình Chính phủ phê duyệt chương

trình XTĐT Quốc gia, đồng thời theo dõi việc triển khai thực hiện Chương trình;

kiến nghị những phát sinh trong quá trình triển khai, điều chỉnh các hoạt động, để

xuất giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của chương trình

Từ năm 2008, hàng năm các chương trình XTĐT Quốc gia đều đặn được Bộ

KH&DT phê duyệt thông qua và đã đạt được những thành công đáng kê Cụ thể là:

năm 2008 Bộ ban hành quyết định số 505/QĐ-BKH ngày 25 tháng 04 năm 2008 về

việc phê duyệt chương trình XTĐT Quốc gia năm 2008 với 29 hoạt động, chủ yếu tập trung vào tô chức các Hội nehị, hội thảo XTĐT trong nước, nước ngoài và xây

dựng danh mục và thông tin dự án, tài liệu XTĐT, duy tri trang web Năm 2009,

theo quyết định số 440/QĐ-BKH ngày 08 tháng 04 năm 2009 của Bộ KH&ĐT, chương trình XTĐT Quốc gia năm 2009 tiếp tục được thực hiện với 28 hoạt động

XTĐT mới kèm thêm 10 hoạt động thuộc chương trình XTĐT Quốc gia nam 2008 duoc tiếp tục thực hiện trong năm 2009 sử dụng ngân sách điều chuyền từ chương

trình XTĐT năm 2008 Năm 2010, quyết định số 678/QĐ-BKH tiếp tục được ban

hành ngày 13 tháng 05 năm 2010, phê duyệt Danh mục dự án các hoạt động XTĐT Quốc gia năm 2010, rút ngăn các hoạt động xuống còn 18, tập trung chủ yếu vào

việc tô chức các hội nehq, hội thảo trong nước và một số chương trình XTĐT tại

nước ngoài Tới năm 2011, mặc dù đã kết thúc chương trình XTĐT Quốc gia theo

quyết định 109 của Chính phủ, căn cứ công văn số 623/TTg-KTTH ngày 21 tháng 4

năm 2011 thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cho phép Bộ Kế hoạch và Đầu tư được áp dụng Quyết định 109/2007/QĐ-TTg để bố trí kinh phí cho các hoạt động XTĐT trong năm 2011, Bộ tiếp tục ban hành

quyết định số 602/QĐ-BKHĐT phê duyệt Danh mục các hoạt động XTĐT Quốc

gia năm 2011 Điểm đặc biệt của chương trình XTĐT Quốc gia năm 2011 là việc

các hoạt động XTĐT đã được phân chia theo lĩnh vực, các vùng trọng điểm như

Trang 39

Kết thúc giai đoạn 2007 - 2011, thực hiện theo Quyết định số 26/2012/QĐ-

TTg ngày 8/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng và thực

hiện Chương trình XTĐT Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành

Quyết định 774/QĐ-BKHĐT ngày 27 tháng 06 năm 2012 phê duyệt Danh mục các

hoạt động XTĐT năm 2012, tiếp theo năm 2013 là quyết định số 403/QĐ-BKHĐT ngày 01 tháng 04 năm 2013 và gân đây nhất là quyết định sô 400/QĐÐ-BKHĐT ngày

31 thang 03 năm 2014 phê duyệt Danh mục các hoạt động XTĐT thuộc Chương trình XTĐT Quốc gia năm 2014 Qua các năm, số lượng các hoạt động XTĐT đều tăng lên, đặc biệt là có thêm các hoạt động XTĐT ra nước ngoài, thê hiện sự năng

động và bắt nhịp xu thê hội nhập của Chính phủ nói chung và Bộ KH&ĐT nói riêng Thông tin về Danh mục các hoạt động XTĐT thuộc chương trình XTĐT

Quốc gia nam 2014 xem tại Phụ lục

Chương trình XTĐT Quốc gia năm 2014 bao gồm 33 hoạt động xúc tiến đầu

tư vào và ra nước ngoài tập trung vào 8 nội dung chính theo nội dung chương trình XTĐT Quốc gia được nêu rõ tại Quyết định số 26/2012/QĐ-TTg Qua các năm tích cực triển khai nghiên cứu vẻ hoạt động XTĐT, cho tới nay, chương trình XTĐT Quốc gia được định hướng vào các hoạt động xúc tiên đâu tư: “mang tính liên

ngành, liên vùng: phù hợp với định hướng của Chính phủ về thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp từ Việt Nam ra nước ngoài trong giai

đoạn hiện nay và quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của

ngành và địa phương: Khuyến khích huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện

các hoạt động xúc tiến đầu tư năm 2014 Cụ thê là bên cạnh việc quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư như mọi năm, chương trinh

XTĐT Quốc gia năm 2014 tập trung vào:

- Tăng cường hoạt động XTĐT tại chỗ, các hoạt động mang tính chất nghiên

cứu, điều tra, phô biến chính sách Các hoạt động nhăm tháo gỡ, giải quyết khó

khăn của các nhà đầu tư hiện tại (như tÔ chức các cuộc đối thoại thường xuyên với

các nhà đầu tư như Diễn đàn VBE, hội thảo đối thoại chính sách 3 miễn ); thúc đây các dự án hoạt động tốt (như lập đề án tô chức giải thưởng đầu tư nước ngoài, hỗ trợ tích cực và ưu đãi cho các nhà đâu tư tiềm năng); các hoạt động kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư đang hoạt động, thúc đấy giải ngân, đề xuất chính sách cải thiện

môi trường đầu tư

Trang 40

- Nghiên cứu xu hướng đầu tư của các đối tác đầu tư chiến lược Mỹ, Nhật,

Hàn Quốc, châu Âu; các hoạt động này có thể làm tài liệu định hướng thu hút đầu

tư cho các Bộ, ngành, các địa phương

- Xây dựng các tài liệu chuyên sâu (như sách hướng dẫn thuế, hướng dẫn

điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; giới thiệu chính sách về mở cửa thị trường đầu tư, để án đánh giá hoàn thiện quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư, sách

cảm nang về công nghiệp hỗ trợ )

- Ngoài định hướng XTĐT ngành như năm trước vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, cơ sở hạ tâng, trong năm 2014 và các năm tiếp theo, chương trình còn thúc đây và dành kinh phí cho xúc tiễn đầu tư trong ngành nông nghiệp

- Tăng cường quản lý Nhà nước về công tác XTĐT, thực hiện tốt vai trò điều phối, tông hợp tình hình XTĐT của các địa phương trên cả nước, tập huấn quán triệt

tinh thần nội dung của Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg tới các địa phương trên cả

nước

- Hỗ trợ các địa phương, tăng cường năng lực xúc tiễn đầu tư của các đơn vị xúc tiên đầu tư ở địa phương thông qua nâng cao chất lượng các lớp đào tạo tập

huấn đi công tác hỗ trợ địa phương.”!!

Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 631/QĐ-

TTg ngày 29/4/2014 về Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đâu tư nước ngoài tới năm 2020 Quyết định này có hiệu lực kế từ ngày ký và thay thế Danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài thời kỳ 2006 - 2010 ban hành kèm theo Quyết định số

1290/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ

Theo đó, Danh mục có 127 Dự án, được chia thành Š nhóm bao gồm: Kết

cầu hạ tầng kỹ thuật; Kết câu hạ tâng xã hội; Nông nghiệp; Bảo quản chế biến; các

lĩnh vực sản xuất - dich vu

Cu thé, nhóm dự án vẻ kết câu hạ tang ky thuat gom 51 dự án được kêu gọi

đầu tư nước ngoài thuộc các lĩnh vực: Hạ tầng giao thông (gồm đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biến); Hạ tầng năng lượng: Hạ tầng đô thị (gồm giao thông đô thị, cấp nước và xử lý chất thải rắn đô thị); Hạ tầng khu công nghiệp

Vẻ kết cấu hạ tâng xã hội có 20 dự án thuộc các lĩnh vực: Hạ tâng giáo dục

và đào tạo (gồm trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế, trường dạy nghề chuyên

Ngày đăng: 28/12/2021, 23:49

w