Lập kếhoạchchocuộcsống
Mỗi sáng thức dậy, bạn có phải đối mặt với câu hỏi: “Hôm nay mình làm gì?”. Và mỗi sinh
nhật, bạn có thảng thốt nhận ra: “Trời ơi, mình đang già đi mà sao chưa làm được gì cả?”.
Để tránh phải hối hận khi về già, hãy lập kếhoạchchocuộcsống ngay từ bây giờ.
Tại một cơ quan nọ tổ chức cuộc đua mang tên “Cuộc đua một năm”. Yêu cầu đặt ra là mỗi
người hãy xác định cho mình ba mục tiêu quan trọng cần phải đạt được trong vòng một
năm sắp tới. Bước thứ hai là xếp hạng ba mục tiêu đó. Và đây là phần thực hành lậpkế
hoạch với mục tiêu xếp hàng đầu của một sinh viên 21 tuổi.
Mục tiêu Khám phá Sa Pa
Lý do Đó là ước mơ từ nhỏ
Điểm mạnh Có một người bạn đồng hành tâm đầu ý hợp
Điểm yếu Hạn chế về thời gian và kinh phí
Khắc phục Lập kếhoạch chi tiết về chuyến đi (kinh phí, thời gian) và kếhoạch tiết kiệm
Mục tiêu dự phòng Đi Hội An
Cuối năm ngoái, anh chàng này đã có những hình ảnh thú vị của chuyến du hành lên thị xã sương mù.
Chàng tiết lộ việc dùng phương pháp này để lậpkếhoạch dài hơn trong 3 năm, 5 năm và 10 năm tiếp theo
để vươn tới cái đích cuối cùng: “Tôi muốn đứng đâu trong cuộc sống?”.
Bạn Lê Thành Nam Giải Phóng, chuyên viên quản lý đại lý bảo hiểm của Công ty bảo hiểm nhân thọ
Manulife, khẳng định kếhoạch là một phần cuộc đời. Anh cho biết bắt đầu lậpkếhoạch từ lúc cảm thấy thời
gian của mình không còn nhiều. Sức lực có hạn, trong khi những điều mà bạn muốn làm cho gia đình và
bản thân quá nhiều. Phóng quyết định làm từng thứ một, để nếu không kịp làm tất cả thì những gì đã làm
được cũng thật sự hoàn thành. Vào công ty năm 1999 với mức lương 80 USD, anh mong muốn sau hai
năm phải là 400 USD. Phóng phấn đấu vì mục tiêu lên lương sau 6 tháng và bây giờ đã toại nguyện.
Gọi kếhoạch là “chiếc bản đồ” mà không có nó ta không biết sẽ đi đâu. Phóng xác định các yếu tố. Một
là thời gian, việc này làm vào thời gian nào trong mỗi ngày, bao lâu thì xong? Nếu không, bao lâu thì bỏ qua
kế hoạch này? Hai là cần những gì để hỗ trợ việc thực hiện? Ba là công việc phải khả thi, vừa sức và không
hoang tưởng. Có thể biến những mục tiêu lớn lao thành những mục tiêu nhỏ hơn để không bị sức ép quá
lớn. Bốn là phải làm ngay, vì những kếhoạch dễ dàng bị rơi vào quên lãng và chúng ta không còn hứng thú
với việc thực hiện nó nữa.
Giáo sư Donald E. Wetmore, chuyên gia về môn quản trị của nhiều ĐH Mỹ, đưa ra một câu nói nổi tiếng:
“Chúng ta không thất bại vì kế hoạch, mà đa phần đều thất bại trong việc lậpkế hoạch”. 5 lời khuyên của
ông cho một ngày như sau:
1. Lên kếhoạch vào buổi tối. Rất hiệu quả vì bạn sẽ yên tâm đi ngủ mà không bận tâm về những chuyện
của ngày mai nữa. Đặc biệt, giấc ngủ sẽ giúp bạn hiệu chỉnh những sai sót của bản kế hoạch. Hôm sau tỉnh
dậy, bạn thấy nó hay hơn nhiều.
2. Phải viết ra giấy. Khi viết sẽ xuất hiện những điều tuyệt diệu mà bạn chưa bao giờ nghĩ đến.
3. Hãy tính đến hai loại công việc: “phải” và “muốn”. Một bên là trách nhiệm, còn một bên là nhu cầu. Tính
toán và cân nhắc cho kỹ!
4. Lập một kếhoạch quá tải. Đó là một sự thách thức. Nếu bạn chỉ có một việc trong kế hoạch, thể nào
cũng tốn nguyên ngày. Nếu ba việc thì khác, thời gian sẽ chia làm ba. Nhưng nếu bạn ghi ra 12 kế hoạch,
dù chỉ có thể làm xong 9 phần thôi, nhưng dần dà khả năng làm việc của bạn sẽ được nâng cao rõ rệt.
Đặt ra mục tiêu
ngắn hạn trong
kế hoạch và
từng bước
chinh phục nó.
5. Xác định ưu tiên. Đề ra nhiều, nhưng bạn phải xác định cái nào là yêu cầu hàng đầu và bức thiết nhất để
có thể làm được.
. tránh phải hối hận khi về già, hãy lập kế hoạch cho cuộc sống ngay từ bây giờ.
Tại một cơ quan nọ tổ chức cuộc đua mang tên Cuộc đua một năm”. Yêu cầu đặt. không thất bại vì kế hoạch, mà đa phần đều thất bại trong việc lập kế hoạch . 5 lời khuyên của
ông cho một ngày như sau:
1. Lên kế hoạch vào buổi tối.