Truyềncảmhứngđểmọingườinỗlựchếtmình
Có rất nhiều mẹo lãnh đạo, khoá học về lãnh đạo, các cuốn sách và các tàiliệu tập trung
vào việc lãnh đạo. Tất cả đều có ích và chắc chắn sẽ nâng cao kiến thức lãnh đạo của
chúng ta, nhưng hầu hết chúng né tránh việc đặt ra và trả lời hai câu hỏi: Tại sao việc lãnh
đạo xuất sắc lại tạo ra sự khác biệt và làm thế nào để có được sự khác biệt này?
Chìa khoá cho việc lãnh đạo xuất sắc nằm
ở khả năng liên hệ hiệu quả với mọingười
và cảm xúc của họ.
Khi mọingườicảm thấy thoả mãn, hiệu
quả, tự hào, tập trung và gắn kết thì họ sẽ
tạo ra hiệu quả lớn hơn, lợi ích lớn hơn, sự
thoả mãn công việc cao hơn, trung thành
hơn. Chúng ta thường nuôi dưỡng ý tưởng
thúc đẩy người khác, nhưng thực tế, mọi
người không thể bị thúc đẩy. Cố gắng để
thúc đẩy ai đó cũng giống như cố gắng bắt
họ làm gì đó mà họ không muốn. Mọi việc
chỉ thực sự có hiệu lực là khi chúng ta tự
động viên - khi chúng ta làm điều gì đó vì
chúng ta muốn. Khi chúng ta được truyềncảm hứng, chúng ta thích thú công việc của chúng ta.
Chúng ta sẽ trở nên có hiệu quả và tự hào về nỗlực của chúng ta. Chúng ta duy trì được sự tập
trung và gắn kết với nhiệm vụ đó nhanh chóng. Nói ngắn gọn, chúng ta tạo ra những nỗlực cao
nhất.
Do đó, việc lãnh đạo xuất sắc là việc truyền cho người khác cảmhứngđểnỗlựchết mình.
Với một nhà lãnh đạo có các kỹ năng quản lý thời gian tốt cũng như có những phán đoán tốt là
rất quan trọng và cần thiết, nhưng chúng vẫn chưa đủ để trở nên hiệu quả. Việc lãnh đạo xuất
sắc là sự liên hệ với mọingười theo cách mà truyền cho họ cảmhứngđểnỗlựchết mình.
Điều này được thực hiện như thế nào? Nền tảng của việc lãnh đạo xuất sắc - truyềncảmhứng
cho người khác - gồm 3 thành phần trong triết lý lãnh đạo hiệu quả, đó là mục đích, nhiệm vụ và
giá trị, kỹ năng của những người hiệu quả.
Theo triết lý lãnh đạo thì kể cả có thừa nhận hay không, chúng ta luôn luôn lãnh đạo bằng cách
làm gương, thông qua lời nói (dù chúng ta nói ra hay không nói ra); trong hành động (dù chúng ta
thực hiện hay không thực hiện), và trong sự biểu lộ tình cảm (dù chúng ta thể hiện hay không thể
hiện). Những điều chúng ta làm và nói, trong những khoảnh khắc dường như không quan trọng,
lại có thể tạo ấn tượng với những người ở xung quanh chúng ta.
Cũng theo triết lý lãnh đạo hiệu quả, có tư tưởng về người lãnh đạo phục vụ. Khi được hỏi ai là
người quan trọng nhất với một tổ chức câu trả lời, tất nhiên, là khách hàng. Câu hỏi tiếp theo là:
"trong tổ chức, ai là người quan trọng nhất với khách hàng?", câu trả lời là những người thường
xuyên liên hệ với họ. Vậy "công việc của những người quản lý những người tiếp xúc trực tiếp với
khách hàng là gì?". Đó là làm cho công việc của nhân viên trở nên dễ dàng và hiệu quả đến mức
có thể. Khi đó, tổ chức này là minh chứng cho triết lý người lãnh đạo phục vụ.
Một tổ chức mà truyềncảmhứngđểmọingườinỗlực tốt nhất sẽ thu hút được nhiều loại
nhân viên mà nó muốn và cần đồng thời sẽ giữ chân họ. Tổ chức đó có một mục đích, một
nhiệm vụ và thiết lập các giá trị mà nó dựa vào, nótruyền đạt hiệu quả chúng và đo lường các
hành động cũng như các quyết định mà chống lại chúng.
Mục đích trả lời cho câu hỏi "tại sao". Nó xác định lí do cho những việc chúng ta làm. Mỗi
quyết định và chính sách nên đưa tổ chức đến gần hơn để giành được cái "tại sao" ấy. Khi một tổ
chức có một mục tiêu được xác định rõ ràng, nó bắt đầu hoạt động giống như một nam châm,
hút những người mà đẩy mạnh mục tiêu hoặc những người có tư tưởng tương tự. Không chỉ
vậy, tổ chức có một mục đích thu hút được những người phù hợp cũng sẽ giữ chân họ.
Nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi "cái gì". Nó xác định những điều mà tổ chức sẽ làm để giành
được mục đích. Một nhiệm vụ có thể hẹp hoặc mở rộng. Tuy nhiên, một nhiệm vụ quá hẹp có thể
giới hạn quá chặt chẽ một tổ chức và làm mất các cơ hội, còn các nhiệm vụ quá rộng thì sẽ khó
đưa ra hướng dẫn cụ thể.
Giá trị trả lời cho câu hỏi "như thế nào". Các giá trị xác định các nhiệm vụ được tiến hành như
thế nào trong nỗlựcđể giành được mục đích. Chúng xác định quy tắc của trò chơi. Một số sẽ đi
vào đầu óc khá dễ dàng, một số điều giống như sự trung thực, tốt bụng, và đạo đức. Nhưng một
số giá trị quan trọng khác sẽ chỉ có hiệu quả khi vận dụng phương pháp trí tuệ tập thể - khi các
viễn cảnh và tiếng nói khác nhau được lắng nghe.
Khi hỏi về những đặc điểm của một lãnh đạo tốt và một lãnh đạo tồi, đa số câu trả lời là, với lãnh
đạo tốt: tôn trọng ý kiến của tôi, làm việc để phát triển tôi, thử thách tôi, lắng nghe, tăng cường tôi
và để tôi được phép mắc sai lầm; với lãnh đạo tồi: quản lý vi mô, luôn đòi hỏi, truyền đạt kém,
không đáng tin cậy Điều thú vị là tất cả các đặc điểm nổi bật, cả tốt cả xấu đều gắn với kỹ năng
của lãnh đạo. Mục tiêu của những kỹ năng hiệu quả là quản lý tốt các mối quan hệ. Việc quản lý
các mối quan hệ sẽ bao gồm khả năng phát triển những người khác, truyềncảm hứng, ảnh
hưởng tới họ, giải quyết xung đột, xây dựng tinh thần hợp tác.
Điều cần thiết của việc lãnh đạo xuất sắc là khả năng truyềncảmhứng cho người khác có được
nỗ lực cao nhất. Khi mọingười lựa chọn đểnỗlựchết mình, sự thoả mãn sẽ tăng lên, lòng tự
hào sẽ phát triển, sự tiến bộ được nâng lên, năng suất được cải thiện, sự bền vững được củng
cố và lợi nhuận sinh ra. Do đó, chìa khoá để có một tổ chức tốt là tạo ra một môi trường truyền
cảm hứng bằng cách thừa nhận các triết lý lãnh đạo và làm rõ mục đích, nhiệm vụ và các giá trị
và mài sắc các kỹ năng lãnh đạo.
Nguyệt Ánh
Theo art of leadership
. lãnh đạo xuất sắc là khả năng truyền cảm hứng cho người khác có được
nỗ lực cao nhất. Khi mọi người lựa chọn để nỗ lực hết mình, sự thoả mãn sẽ tăng lên,. Truyền cảm hứng để mọi người nỗ lực hết mình
Có rất nhiều mẹo lãnh đạo, khoá học về lãnh đạo, các cuốn sách và các tài liệu tập trung
vào