Kiểm tramáytính với CPU-Z
Hiện nay có khá nhiều người dùng máytính thực sự không có nhiều hiểu biết về chính những
món hàng họ đang mua. Ngay thậm chí sau khi đã trả tiền và mang về sử dụng tại nhà, họ cũng
khá mù mờ về các thành phần cơ bản của hệ thống và thường xuyên có những câu hỏi kiểu như:
“Không biết CPU của mình là chủng loại gì nhỉ ? Nó thuộc dòng nào ??? ” hay là “Không biết RAM
của mình có đúng tốc độ như cửa hàng nói hay không ?”. Nếu như bạn cũng đang gặp rắc rối
như thế thì hãy đọc qua bài viết này để sáng tỏ mọi thứ.
Trước tiên xin giới thiệu qua về CPUZ, đây là một tiện ích được sử dụng rộng rãi trên toàn thế
giới. Nó hầu như không có nhược điểm. Những ưu điểm nổi bật có thể dễ dàng liệt kê ra như khả
năng hỗ trợ nhận diện chính xác và chi tiết những loại CPU, bo mạch chủ, RAM đời mới nhất với
nhiều thông số quan trọng mà đôi khi những giải pháp chuyên nghiệp hơn không làm được.
Chương trình chính nhẹ cả về mặt bộ nhớ chiếm dụng lẫn dung lượng lưu trữ cho phép bạn chạy
ở bất cứ máytính nào mà không cần quan tâm vấn đề cấu hình. Hỗ trợ liên kết xác nhận chứng
thực thông số trên web Tuyệt nhất là bạn có thể chạy CPUZ mà không cần phải cài đặt rắc rối
hay đăng kí gì vì nó hoàn toàn miễn phí.
1. Chuẩn bị CPUZ:
- Trước tiên bạn hãy tải file nén chứa chương trình về từ địa chỉ liên kết sau:
http://www.cpuid.org/download/cpu-z-130.zip dung lượng khoảng 300KB.
- File tải về có dạng nén theo chuẩn ZIP nên bạn sẽ cần một chương trình giải nén để lấy được
nội dung bên trong. Bạn có thể sử dụng PowerArchiver (www.powerarchiver.com) hoặc WinRAR
(www.winrar.com) tùy thích.
- Sau khi giải nén, bạn sẽ thu được một thư mục gồm 4 file nhỏ là “cpuz.exe, cpuz.ini, cpuz-
readme.txt, latency.exe”. Bạn hãy chạy file CPU-Z.exe để khởi động chương trình. Cửa sổ nhỏ
như hình dưới đây sẽ xuất hiện.
2. Tìm hiểu thông số CPU:
Trong bảng đầu tiên sẽ là các thông số
về CPU mà máytính của bạn đang sử
dụng.
Đầu tiên bạn sẽ chú ý ngay đến biểu
tượng của loại CPU (Ở đây là Athlon 64)
tiếp theo là những số liệu đáng chú ý
sau:
- Mục Processor:
+ Name: Tên CPU.
+ Code Name: Tên mã CPU, ví dụ
Athlon 64 có các dòng (Claw Hammer,
New Castle, Winchester, Venice,
SanDiego ), Intel Pentium 4 có
(Williamete, Northwood, Prescott,
Gallatin ) chẳng hạn.
+ Package: Giao tiếp Socket (trong hình
là Socket 939 của AMD).
+ Technology: Công nghệ kích thước
transistor sử dụng khi chế tạo chip,
thường thì các chip đời mới nhất là
0.09nm. Chỉ số này càng nhỏ thì CPU sẽ
họat động nhanh, tỏa ít nhiệt và tiêu
tốn ít năng lượng hơn.
+ Voltage: Điện thế CPU sử dụng.
+ Specification/Family/Ext.Family/Model/ExtModel/Stepping/Revision: Những chỉ số nhận dạng
CPU, thường thì bạn chỉ quan tâm tới tên của CPU tỏng Specification là đủ, còn nếu muốn biết rõ
hơn, bạn phải vào các website của nhà sản xuất CPU tương ứng để tra cứu.
+ Instruction: Các tập lệnh tích hợp (ví dụ như MMX, SSE, SSE2, SSE3, x86-64 ).
- Mục Clock: Phần này chứa các thông số liên quan đến xung nhịp:
+ Core Speed: xung thực của CPU.
+ Multiplier: Hệ số nhân của CPU, thường thì tốc độ CPU = HSN x bus hệ thống.
+ HTT/FSB/Bus Speed/: Các chỉ số bus hệ thống (tùy thuộc vào loại CPU mà chúng có thể khác
nhau).
- Mục Cache:
+ L1 Data/L1 Code: Bạn cộng hai chỉ số này lại thì sẽ có được dung lượng bộ đệm cấp 1 của
CPU.
+ Level 2/ Level 3: Kích thước bộ đệm cấp 2 và cấp 3 (nếu có).
Chi tiết hơn về bộ đệm CPU bạn có thể nhấn vào tab Cache để xem rõ, tuy nhiên thông thường
thì việc này không cần thiết.
+ Processor Selection: Nếu như bạn chạy CPUZ trên máytính có nhiều bộ xử lý, bạn có thể chọn
lựa bộ xử lý cần kiểmtra thông tin trong phần này. Lưu ý trên các hệ Intel Pentium 4 có công
nghệ Hyper Threading, bạn cũng được phép chọn CPU nhưng vì một CPU là ảo nên thông số
thường giống hệt nhau.
3. Tìm hiểu thông số bo mạch chủ:
Chúng ta cùng chuyển sang tab
Mainboard.
- Mục Motherboard:
+ Manufacturer: Nhà sản xuất.
+ Model: Tên hiệu của bo mạch chủ kèm
theo số phiên bản ngay bên cạnh.
+ Chipset: Chipset cầu bắc được sử dụng.
+ Southbridge: Chipset cầu nam của bo
mạch chủ.
+ Sensor: Chủng loại thiết bị đo nhiệt độ/
điện thế.
- Mục BIOS:
+ Brand: Nhà sản xuất BIOS.
+ Version: Số phiên bản BIOS.
+ Date: Ngày phát hành bản BIOS đang
sử dụng.
- Mục Graphic Interface:
+ Version: Kiểu giao tiếp (thông dụng là
AGP hoặc PCI Express).
+ Link Width/Max Supported: Tốc độ hiện
hành/Tốc độ tối đa cho phép.
+ Aperture Size (Chỉ có khi bạn dùng card
AGP): lượng bộ nhớ chính tối đa có thể
chia sẻ để lưu thông tin đồ họa.
+ Sideband (chỉ có trên card AGP): Tùy chọn cho phép tách riêng dữ liệu đồ họa và dữ liệu điều
khiển trên kênh AGP giúp tăng tốc độ dựng hình.
4. Vậy còn RAM thì sao ?
Để tìm hiểu về chủng loại RAM mà mình đang dùng, tab Memory là chỗ bạn cần tới.
- Mục General:
+ Type: Kiểu RAM mà bạn đang dùng, SDR SDRAM hoặc DDR-SDRAM.
+ Size: Tổng dung lượng RAM hiện hành.
+ Channels: Cho bạn biết RAM đang chạy chế độ Kênh đơn hay kênh đôi.
+ Performance Mode: Những bo mạch chủ Intel đời mới có công nghệ PAT cho phép tăng tốc bộ
nhớ. Ô trống này sẽ cho phép bạn biết được tính năng PAT hiện thời đang bật hay tắt.
- Mục Timing:
Mục này chứa những khái niệm mà người dùng thắc mắc nhiều hơn bất cứ phần nào nào khác.
Ngoại trừ Frequency là tốc độ họat động cửa RAM thì các chỉ số còn lại sẽ gây nhiều nhầm lẫn và
khó hiểu. Trước đây, khi đi mua RAM, người mua thường chỉ quan tâm tới tốc độ hoạt động của
RAM như 100Mhz hay 133Mhz nhưng gần đây, khái niệm CAS đang dần được người dùng để ý
bởi nó đóng vai trò khá quan trọng vào tốc độ xử lý tổng thể của hệ thống đặc biệt là với việc ép
xung. Vậy CAS là gì ?
CAS là viết tắt của “Column Address Strobe” (địa chỉ cột theo chiều dọc). Một thanh DRAM có
thể được coi như là một ma trận của các ô nhớ (bạn có thể hình dung như một bảng tính excel
với nhiều ô trống) và dĩ nhiên mỗi ô nhớ sẽ có địa chỉ ngang và dọc. Như vậy bạn có thể đoán
ngay ra khái niệm RAS (Row Adress Strobe) nhưng do nguyên lý hoạt động của DRAM là truyền
dữ liệu xuống chân nên RAS thường không quan trọng bằng CAS.
Khái niệm độ trễ Latency biểu hiện quãng thời gian bạn phải chờ trước khi nhận được thứ mình
cần, theo từ điểm Merriam-Webster thì Latency có nghĩa là “khoảng thời gian từ khi ra lệnh đến
khi nhận được sự phản hồi lại”. Vậy CAS sẽ làm việc như thế nào ? và CAS Latency có ý nghĩa gì
? Để hiểu khái niệm này, chúng ta sẽ cùng điểm nhanh qua cách thức bộ nhớ làm việc, đầu tiên
chipset sẽ truy cập vào hàng ngang (ROW) của ma trận bộ nhớ thông qua việc đưa địa chỉ vào
chân nhớ (chân RAM) rồi kích hoạt tín
hiệu RAS. Chúng ta sẽ phải chờ một lát
khoảng vài xung nhịp hệ thống (RAS to
CAS Delay) trước khi địa chỉ cột hàng
dọc được đặt vào chân nhớ và tín hiệu
CAS phát ra. Sau khi tín hiệu CAS phát
đi, chúng ta tiếp tục phải chờ một
khoảng thời gian nữa (đây chính là CAS
Latency) thì dữ liệu sẽ được tìm thấy.
Điều đó cũng có nghĩa là với CAS 2
chipset phải chờ 2 xung nhịp trước khi
lấy được dữ liệu và với CAS3 thời gian
chờ sẽ là 3 xung nhịp hệ thống.
Bạn sẽ thắc mắc như vậy phải chăng
CAS2 nhanh hơn CAS3 tới 33%, không
đến mức như vậy đâu bởi có rất nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng tổng
thể của bộ nhớ điển hình như:
+ Chuỗi xử lý thông tin: kích hoạt RAS,
chờ khoảng thời gian trế RAS-to-CAS
Delay và CAS Latency.
+ Truy cập bộ nhớ theo chuỗi: đôi khi
chipset sẽ đọc dữ liệu trong bộ nhớ RAM
theo chuỗi (burst) như vậy rất nhiều dữ
liệu sẽ được chuyển đi một lần và tín
hiệu CAS chỉ được kích hoạt một lần ở đầu chuỗi.
+ Bộ vi xử lý có bộ đệm khá lớn nên sẽ chứa nhiều lệnh truy cập và dữ liệu do đó thông tin sẽ
được tìm kiếm trên bộ đệm trước khi truy cập vào RAM và tần số dữ liệu cần được tìm thấy trên
bộ đệm (hit-rate) khá cao (vào khoảng 95%).
Nói tóm lại việc chuyển từ CAS 3 sang CAS 2 sẽ tăng hiệu năng xử lý cho tất cả các ứng dụng.
Những chương trình phụ thuộc vào bộ nhớ như game hay ứng dụng đồ họa sẽ chạy nhanh hơn.
Điều này đồng nghĩa với việc những thanh RAM được đóng dấu CAS2 chắc chắn chạy nhanh hơn
những thanh RAM CAS3, nếu bạn dự định mua đồ chơi cho một cuộc đua ép xung hay đơn giản
chỉ cần hệ thống đạt tốc độ tối ưu, hãy chọn RAM CAS2 nhưng nếu chỉ là công việc văn phòng,
CAS 3 hoàn toàn vẫn đáp ứng được yêu cầu.
Tuy nhiên bạn cần chú ý rằng trong mục Timing này, bạn chỉ có thể xem các thông số hiện hành
và khó biết được RAM bị ép xung hay chưa. Một số CPU có bus thấp như 533Mhz hay 400Mhz có
thể sẽ khiến RAM không chạy tối đa tốc độ của mình. Để biết chính xác tốc độ mặc định và các
chỉ số liên quan, bạn phải xem trong tab SPD.
5. Dùng CPU-Z để chuyển thông tin
giữa các người dùng:
Từ trước đến nay có thể bạn đã quen
với một cách thức hỏi đáp như sau:
- Bạn đưa ra câu hỏi.
- Chuyên gia yêu cầu cấu hình máy
- Bạn nhập lại toàn bộ cấu hình máy
bằng bàn phím hoặc chụp lại ảnh các
phần mềm kiểmtra rồi gửi cho chuyên
gia.
- Bạn nhận được câu trả lời.
Giờ đây với CPUZ, bạn không cần phải
chụp hình, gửi file hay làm các thao tác
rắc rối. Hãy làm như sau:
- Bạn mở tab About rồi nhấn vào
Validation. Cửa sổ như hình bên sẽ xuất
hiện.
- Bạn nhấn vào Save Validation file rồi
chọn một vị trí thích hợp.
- Nhấn vào liên kết Validation Web page
màu xanh da trời trong Step2.
- Khi trang web xuất hiện, bạn sẽ thấy 3
ô trống. Hãy nhập tên, địa chỉ email vào
hai ô đầu tiên. Tiếp đó bạn nhấn
Browse và trỏ tới file Validation vừa tạo ra. Đánh dấu vào ô Publish Online rồi nhấn Validate, một
cửa sổ web với đầy đủ các thông tin về máytính của bạn sẽ xuất hiện. Hãy ghi nhớ liên kết trong
ô Address của trình duyệt vì khi bạn gửi liên kết này cho bất cứ ai, người đó cũng sẽ mở được
trang web thông tin mà bạn đang thấy và từ đó họ có thể giúp bạn khắc phục trục trặc (nếu có).
Chú ý chung:
- Đôi khi CPU-Z sẽ bắt bạn chờ khá lâu truớc khi khởi động, việc này là hoàn toàn bình thường vì
nó phải thu thập các thông tin cần thiết từ phần cứng.
- Thỉnh thoảng bạn sẽ gặp trường hợp CPUZ không đọc được thông tin nào đó, điều này là vì
một trong hai lí do: hoặc phần cứng của bạn quá độc đáo hoặc phiên bản CPU-Z đang sử dụng
của bạn đã quá cũ. Để khắc phục điều này, bạn hãy thường xuyên truy cập vào website
www.cpuid.com để cập nhật thông tin. Chúc bạn thành công.
Nguyễn Thúc Hoàng Linh
Phone: 0912848245
Email: valkyrie.lenneth@usa.com
. Kiểm tra máy tính với CPU-Z
Hiện nay có khá nhiều người dùng máy tính thực sự không có nhiều hiểu biết về chính.
Latency) thì dữ liệu sẽ được tìm thấy.
Điều đó cũng có nghĩa là với CAS 2
chipset phải chờ 2 xung nhịp trước khi
lấy được dữ liệu và với CAS3 thời gian