1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Bai 12 Bai tap thuc hanh Doc ban ve chi tiet don gian co ren

10 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 27,68 KB

Nội dung

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ BƯỚC 1: Xây dựng chủ đề dạy học I- Xác định tên chủ đề: Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện II- Mô tả chủ đề: 1-Tổng số tiết thực hiện chủ đề: 4 tiết + Nội dung tiết 1[r]

Trang 1

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ BƯỚC 1: Xây dựng chủ đề dạy học

I- Xác định tên chủ đề: Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện

II- Mô tả chủ đề:

1-Tổng số tiết thực hiện chủ đề: 4 tiết

+ Nội dung tiết 1: Dạy lý thuyết: Tìm hiểu chức năng của bảng điện và xây dựng sơ đồ lắp đặt của mạch điện bảng điện

+ Nội dung tiết 2: Tìm hiểu quy trình lắp mạch điện bảng điện và thực hành các bước vạch dấu, khoan lỗ bảng điện

+ Nội dung tiết 3: Cho học sinh thực hành các bước nối dây thiết bị điện của bảng điện và lắp thiết bị điện của bảng điện

+ Nội dung tiết 4: Tiếp tục thực hành bước lắp thiết bị điện của bảng điện và kiểm tra

2- Mục tiêu chủ đề:

a- Mục tiêu tiết 1:

- Kiến thức: Biết được chức năng của bảng điện chính và bảng điện nhánh

- Kĩ năng: Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện

- Thái độ: Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động

b- Mục tiêu tiết 2:

- Kiến thức: Hiểu được quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện

- Kĩ năng: Có kĩ năng vạch dấu, khoan lỗ trên bảng điện

- Thái độ: Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động

c- Mục tiêu tiết 3:

- Kiến thức: Hiểu rõ kĩ thuật nối dây dùng vít

- Kĩ năng: Có kĩ năng nối dây vào các thiết bị điện như cầu chì, công tắc, ổ cắm

và bắt vít các thiết bị đó vào bảng điện

- Thái độ: Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động

d- Mục tiêu tiết 4:

- Kiến thức: Kiểm tra xác định được mạch điện đúng với sơ đồ lắp đặt

- Kĩ năng: Có kĩ năng nối dây vào các thiết bị điện như cầu chì, công tắc, ổ cắm

và bắt vít các thiết bị đó vào bảng điện Kiểm tra được mạch điện đúng theo sơ đồ lắp đặt

- Thái độ: Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động

3- Phương tiện: (đồ dùng, máy chiếu…)

-Máy chiếu

-Mạch điện lắp mẫu

-Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tua vít, bút thử điện, khoan tay, mũi khoan Ф2 và Ф5, thước kẻ, bút chì

-Vật liệu và thiết bị: 1bảng điện, 1ổ cắm điện, 2cầu chì, 1công tắc 2cực, 1bóng đèn, 1đui đèn, dây dẫn điện, giấy ráp, băng cách điện

4- Các nội dung chính của chủ đề theo tiết:

Tiết 1:1 Tìm hiểu chức năng của bảng điện.

2 Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện

Tiết 2: 3 Lắp đặt mạch điện bảng điện.

Tiết 3 3 Lắp đặt mạch điện bảng điện (tiếp theo)

Trang 2

Tiết 4: 3 Lắp đặt mạch điện bảng điện (tiếp theo)

BƯỚC 2: Biên soạn câu hỏi/bài tập:

- Xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao)

- Mỗi loại câu hỏi/bài tập sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất nào của học sinh trong dạy học

Tiết 1:

TT Câu hỏi/ bài tập Mức độ Năng lực, phẩm chất

1 Quan sát mạng điện tronglớp học xem trên bảng điện

có những gì? (thiết bị nào)

Nhận biết

Qua quan sát kể được tên các thiết bị lắp trên bảng điện lớp học

2 Theo em bảng điện dùng đểlàm gì? Thônghiểu Khái quát được kiến thứcđể đưa ra kết luận.

3 Có mấy loại bảng điện? đólà những loại nào? Nhậnbiết Phân loại được 2 loạibảng điện

4

Các bảng điện trong hình

6.1 là loại bảng điện chính

hay bảng điện nhánh?

Vận dụng thấp

Giải quyết vấn đề trong tình huống quen thuộc

5

Bảng điện chính có chức

năng gì? Trên bảng điện

chính lắp những thiết bị

nào?

Nhận biết

Qua quan sát nêu được chức năng của bảng điện chính và kể tên các thiết bị lắp trên bảng điện chính

6

Bảng điện nhánh có chức

năng gì? Trên bảng điện

nhánh lắp những thiết bị

nào?

Nhận biết

Qua quan sát, tư duy, nêu được chức năng của bảng điện nhánh và kể tên các thiết bị lắp trên bảng điện nhánh

7

?Bảng điện trong lớp học là

bảng điện chính hay bảng

điện nhánh của hệ thống

điện trường học?

Vận dụng thấp

Dùng kiến thức và trải nghiệm để giải quyết vấn

đề trong tình huống quen thuộc

8

Sơ đồ nguyên lí và sơ đồ

lắp đặt giống và khác nhau

như thế nào?

Thông hiểu

So sánh, nhận xét được sơ

đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt

9

Quan sát các sơ đồ 1, 2, 3, 4

và cho biết sơ đồ nào là sơ

đồ nguyên lí? Sơ đồ nào là

sơ đồ lắp đặt?

Vận dụng

So sánh, phân tích, giải quyết vấn đề trong tình huống quen thuộc

10 Mạch điện bảng điện gồmnhững phần tử gì? Nhậnbiết Quan sát , tư duy, kể đượctên các thiết bị lắp trên

mạch điện bảng điện

11 Các phần tử đó được nối

với nhau như thế nào? Thônghiểu Quan sát, nhận định: xácđịnh được mối liên hệ điện

Trang 3

giữa các phần tử trong mạch điện bảng điện

12 Để vẽ sơ đồ lắp đặt mạchđiện ta cần tiến hành theo

những bước nào?

Nhận biết

Kể được các bước vẽ sơ

đồ lắp đặt mạch điện

13 Đường dây nguồn được vẽnhư thế nào? Nhậnbiết Mô tả được cách vẽ đườngdây nguồn.

14 Bảng điện được kí hiệu nhưthế nào? Nhậnbiết Mô tả được kí hiệu bảngđiện.

15 Những thiết bị nào được đặttrên bảng điện?

Vận dụng thấp

Tư duy để giải quyết vấn

đề trong tình huống quen thuộc

16 Thực hành vẽ sơ đồ lắp đặt

mạch điện bảng điện

Vận dụng cao

Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện

BƯỚC 3: Thiết kế tiến trình dạy học (Soạn giáo án)

Tiết 12 → 15 :Chủ đề : Thực hành:LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN

TIẾT 12: LÝ THUYẾT A.MỤC TIÊU TIẾT 12

- Kiến thức: Biết được chức năng của bảng điện chính và bảng điện nhánh

- Kĩ năng: Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện

- Thái độ: Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động

B CHUẨN BỊ

1 GV: Bảng điện lắp mẫu.

2 HS: Đọc trước bài 6.Ôn kiến thức: Bài 50; 55 Công nghệ 8 và bài 5 Công

nghệ 9

C.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1 Ổn định tổ chức: 1’

2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ

3 Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI: 2’

Mọi hệ thống điện nói chung, mạng điện trong nhà nói riêng, dù đơn giản hay phức tạp, bảng điện là 1phần không thể thiếu được của mạng điện trong nhà, nó có chức năng như thế nào và thường được lắp đặt ra sao, để hiểu rõ điều này, hôm nay chúng ta cùng làm bài thực hành: “Lắp mạch điện bảng điện”

- GV nêu mục tiêu giờ thực hành

HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CHỨC NĂNG CỦA BẢNG ĐIỆN: 10’

1.Tìm hiểu chức

năng của bảng - GV: Các em hãy quan sát mạng điện trong lớp học xem trên bảng điện có -HS quan sát, thảo luận vàtrả lời:

Trang 4

- Bảng điện

chính: Cung cấp

điện cho toàn bộ

hệ thống điện

trong nhà Trên

thường lắp cầu

dao, cầu chì (hoặc

áp tô mát tổng)

- Bảng điện

nhánh: Cung cấp

điện tới đồ dùng

điện Trên thường

lắp cầu chì hoặc

áptômát, công tắc,

ổ cắm điện, hộp

số quạt

những gì? (thiết bị nào) và cho cô biết

?Theo em bảng điện dùng để làm gì?

- Cho HS quan sát H6.1 (sgk)

?Có mấy loại bảng điện? Đó là những loại nào?

- Cho HS quan sát hình vẽ

?Các bảng điện trong hình (1, 2, 3) là

loại bảng điện chính hay bảng điện nhánh?

?BĐ chính có chức năng gì? Trên bảng điện chính lắp những thiết bị nào?

?BĐ nhánh có chức năng gì? Trên bảng điện nhánh lắp những thiết bị nào?

?Bảng điện trong lớp học là bảng điện chính hay bảng điện nhánh của hệ thống điện trường học?

- GV lưu ý: Kích thước của bảng điện phụ thuộc số lượng và kích thước của các thiết

bị lắp trên đó

- GV: BĐ là không thể thiếu ở mạng điện trong nhà Vậy để lắp đặt được mạch điện bảng điện thì trước hết chúng ta phải vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện

+ Dùng để lắp ổ cắm, công tắc… (Thiết bị đóng, cắt, bảo vệ và lấy điện)

+ 2 loại bảng điện…

- HS quan sát, thảo luận và trả lời

+ 1: BĐ chính; 2, 3: BĐ nhánh

- HS trả lời

+ Là bảng điện nhánh của mạng điện trường học

HOẠT ĐỘNG 3: VẼ SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN: 28’

2.Vẽ sơ đồ

lắp đặt

mạch điện.

a)Tìm hiểu

sơ đồ

nguyên

lí: 5’

- GV: ở lớp 8 các em đã học về sơ

đồ điện Vậy em nào cho cô biết:

?Sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt giống và khác nhau như thế nào?

- Cho HS quan sát 1 số sơ đồ điện

?Quan sát các sơ đồ 1, 2, 3, 4 và

cho biết sơ đồ nào là sơ đồ nguyên lí? Sơ đồ nào là sơ đồ lắp đặt?

- GV: Ở sơ đồ lắp đặt biểu thị rõ cầu chì, công tắc được lắp đặt trên bảng điện, bóng đèn nằm ngoài bảng điện, các dây dẫn đặt gần nhau, phù hợp với thực tế hơn

- Cho HS quan sát sơ đồ nguyên lí của mạch điện bảng điện

?Mạch điện bảng điện gồm những

phần tử gì? (những thiết bị nào)?

?Các phần tử đó được nối với

nhau như thế nào? (MĐ được mắc

- Giống: Cùng có mối liên hệ điện như nhau

- Khác:

+Sơ đồ nguyên lý: không thể hiện vị trí sắp xếp, cách lắp đặt giữa các phần tử trong mạch điên

+Sơ đồ lắp đặt thể hiện vị trí sắp xếp, cách lắp đặt giữa các phần tử trong mạch điện

- HS quan sát, thảo luận và trả lời + Sơ đồ nguyên lí: 2, 3

+ Sơ đồ lắp đặt: 1, 4

Trang 5

b) Vẽ sơ đồ

lắp đặt: 23’

như thế nào?)

- Gợi ý hướng dẫn vẽ: 3’

?Để vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện ta cần tiến hành theo những bước nào?

?Đường dây nguồn được vẽ như thế nào? (kí hiệu dây dẫn?)

?Bảng điện được kí hiệu như thế

nào?

?Những thiết bị nào được đặt trên bảng điện?

- GV: Từ sơ đồ nguyên lí ta có thể xây dựng được 1 số sơ đồ lắp đặt tuỳ thuộc vào ý định của người sử dụng mạch điện đó Tuy nhiên khi lắp đặt phải chọn 1 sơ đồ tối ưu

- Cho HS vẽ sơ đồ lắp đặt: 15’

Trong quá trình HS vẽ sơ đồ lắp đặt, GV quan sát, theo dõi và hướng dẫn cụ thể cho từng nhóm

- Gọi đại diện 1 nhóm lên vẽ

- Nhận xét và chữa sơ đồ: 5’

- Cho các nhóm nhận xét

- GV sửa chữa, bổ sung

- HS quan sát, trả lời

+ 2 cầu chì, 1 ổ cắm điện, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn

+ Mạch điện chia làm 2 nhánh mắc song song

Nhánh 1: 1 cầu chì mắc nối tiếp với 1

ổ cắm

Nhánh 2: 1 cầu chì mắc nối tiếp với 1 công tắc, nối tiếp với bóng đèn

+ 4 bước: sgk-T32

+ Là 2 đường thẳng // có kí hiệu dây pha (A), trung tính (O)

+ Là hình chữ nhật bằng nét đứt

+ 2 cầu chì, công tắc, ổ cắm

- HS vẽ sơ đồ lắp đặt

4 Củng cố (Tổng kêt TH): 3’

- Cho HS nhắc lại các bước vẽ sơ đồ lắp đặt.

- GV tóm tắt nội dung bài.

- GV nhận xét giờ TH về ý thức thái độ và kết quả TH.

5 Hướng dẫn về nhà: 1’

- Dặn dò HS chuẩn bị cho giờ TH sau theo nhóm (bàn

Tiết 2:

TT Câu hỏi/ bài tập Mức độ Năng lực, phẩm chất

1 Quy trình lắp mạch điện bảng điện gồm những bước nào ? Nhận biết Nêu được các bước lắp đặt bảng điện

2 Phân tích các bước của quy trình ? Thông hiểu

Phân tích được các bước trong quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện.

3 Thực hành vạch dấu, khoan lỗVận dụng cao Vạch được dấu và khoan

Trang 6

trên bảng điện

các lỗ bắt luồn dây cho thiết

bị điện sao cho cân đối, hợp lý.

Tiết 3:

TT Câu hỏi/ bài tập Mức độ Năng lực, phẩm chất

1

Thực hành các bước: Nối dây

thiết bị điện của bảng điện và

lắp thiết bị điện của bảng điện

Vận dụng cao

Tư duy, sáng tạo, hợp tác, chia xẻ trong việc vận dụng kiến thức đã học để nối dây vào các thiết bị điện đúng yêu cầu kĩ thuật và bắt vít các thiết bị vào bảng điện chắc chắn.

Tiết 4:

TT Câu hỏi/ bài tập Mức độ Năng lực, phẩm chất

1

Thực hành tiếp bước: Lắp thiết

bị điện vào bảng điện và kiểm

tra

Vận dụng cao

-Tư duy, sáng tạo, hợp tác trong việc vận dụng kiến thức đã học để bắt vít các thiết bị điện vào bảng điện chắc chắn.

- Biết tự kiểm tra, đánh giá: bảng điện có lắp đúng theo sơ đồ lắp đặt không.

- Chia xẻ kinh nghiệm.

TIẾT 13: THỰC HÀNH A.MỤC TIÊU TIẾT 13:

- Kiến thức: Hiểu được quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện

- Kĩ năng: Có kĩ năng vạch dấu, khoan lỗ trên bảng điện.

- Thái độ: Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động.

B CHUẨN BỊ

1 GV: Bảng điện lắp mẫu; bảng điện, cầu chì, công tắc, ổ cắm…

2.HS: (Mỗi nhóm gồm 2bàn)

- Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tua vít, bút thử điện, khoan

tay, mũi khoan Ф2 và Ф5, thước kẻ, bút chì.

- Vật liệu và thiết bị: 1bảng điện, 1ổ cắm điện, 2cầu chì, 1công tắc 2cực,

1bóng đèn, 1đui đèn, dây dẫn điện, giấy ráp, băng cách điện.

C.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1 Ổn định tổ chức: 1’

2 Kiểm tra bài cũ:

- Nêu chức năng bảng điện chính và bảng điện nhánh?

Trang 7

- Vẽ sơ đồ lắp đặt của mạch điện gồm: 2cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển 1 đèn sợi đốt?

3 Bài mới: (thực hành)

HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI VÀ PHÂN NHÓM: 2’

Giờ trước chúng ta đã vẽ sơ đồ lắp đặt Giờ này sẽ làm thực hành.

Phân nhóm theo bàn, kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.

HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HÀNH LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN:

25’

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS

3 Lắp đặt mạch điện

bảng điện.

- Quy trình lắp bảng

điện :

Vạch dấu => khoan lỗ

BĐ => Nối dây TBĐ

của BĐ => lắp TBĐ

vào BĐ => Kiểm tra

* Tìm hiểu qui trình: 5’

- Cho HS nghiên cứu sgk-T32

?Quy trình lắp mạch điện bảng điện gồm những bước nào ?

? phân tích các bước của quy trình… ?

* GV hướng dẫn: 10’

- Cho HS quan sát bảng điện lắp mẫu.

- GV làm mẫu các thao tác:

Vạch dấu, khoan lỗ BĐ

- Gọi 1HS thao tác thử.

- GV nhận xét.

* Cho HS thực hành: 10’

- Cho HS làm TH theo hướng dẫn, yêu cầu HS làm bước vạch dấu và khoan lỗ.

- Trong quá trình HS làm TH,

GV thường xuyên theo dõi, quan sát và uốn nắn kịp thời những sai sót của các nhóm.

- HS quan trả lời

- HS quan sát bảng điện mẫu và thao tác của GV.

- HS thao tác thử.

- HS làm TH theo nhóm.

4 Củng cố: 1’

- Cho HS thu dọn dụng cụ thực hành.

- GV nhận xét giờ TH về tinh thần thái độ, sự chuẩn bị, tiến độ thực hành.

5 Hướng dẫn về nhà: 1’

- Dặn dò HS chuẩn bị cho giờ sau tiếp tục thực hành.

Trang 8

TIẾT 14: THỰC HÀNH (tiếp theo) A.MỤC TIÊU TIẾT 14:

- Kiến thức: Hiểu rõ kĩ thuật nối dây dùng vít.

- Kĩ năng: Có kĩ năng nối dây vào các thiết bị điện như cầu chì, công tắc, ổ cắm và bắt vít các thiết bị đó vào bảng điện.

- Thái độ: Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động.

B CHUẨN BỊ : Giống như tiết 13.

C.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1 Ổn định tổ chức: 1’

2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ.

3 Bài mới: (thực hành)

HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI: 1’

Giờ này chúng ta tiếp tục thực hành…

HOẠT ĐỘNG 2: LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN (tiếp theo): 40’

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS

3 Lắp đặt

mạch điện

bảng điện (tt)

* GV hướng dẫn : 10’

- Gọi 1HS nhắc lại các bước TH.

- GV hướng dẫn thao tác nối dây TBĐ của BĐ và lắp TBĐ vào BĐ.

- Gọi 1HS thao tác thử.

- GV nhận xét.

* Cho HS làm thực hành: 30’

- Cho HS tiếp tục làm TH (nối dây TBĐ của BĐ và lắp TBĐ vào BĐ)

- GV theo dõi và uốn nắn những sai sót.

- HS nhắc lại các bước TH.

- HS quan sát 1số thao tác phải thực hiện trong giờ hôm nay.

- HS thao tác thử.

- HS làm thực hành theo nhóm.

4 Củng cố: 2’

- Cho HS thu dọn dụng cụ thực hành.

- GV nhận xét giờ TH

5 Hướng dẫn về nhà: 1’

- Dặn dò chuẩn bị cho giờ sau tiếp tục TH.

TIẾT 15: THỰC HÀNH (tiếp theo) A.MỤC TIÊU TIẾT 15:

- Kiến thức: Kiểm tra xác định được mạch điện đúng với sơ đồ lắp đặt.

- Thái độ: Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động.

Trang 9

- Kĩ năng: Có kĩ năng nối dây vào các thiết bị điện như cầu chì, công tắc, ổ cắm và bắt vít các thiết bị đó vào bảng điện Kiểm tra được mạch điện đúng theo sơ đồ lắp đặt.

B CHUẨN BỊ : Giống như tiết 13.

C.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1 Ổn định tổ chức: 1’

2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ.

3 Bài mới: (thực hành)

HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI: 1’

Giờ này chúng ta tiếp tục thực hành…

HOẠT ĐỘNG 2: LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN (tiếp theo): 37’

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS

3 Lắp đặt

mạch điện

bảng điện (tt)

* Cho HS làm thực hành: 27’

- Cho HS tiếp tục làm TH (Bước lắp TBĐ vào BĐ và kiểm tra)

- GV theo dõi và uốn nắn những sai sót.

* Vận hành thử: 10’

- GV hướng dẫn HS tự kiểm tra sản phẩm

- Nhóm nào hoàn thành trước GV cho kiểm tra và vận hành thử trước.

* Chú ý: Không cho HS tự đóng nguồn điện Chỉ sau khi các nhóm và GV đã kiểm tra, GV mới đóng nguồn điện để vận hành thử.

- HS làm thực hành theo nhóm.

- HS kiểm tra sản phẩm của nhóm mình và cùng

GV vận hành thử.

4 Củng cố: 5’

- GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả theo mục tiêu bài:

· Vẽ đúng sơ đồ lắp đặt.

· Lắp mạch điện đúng sơ đồ, vận hành thử tốt.

· Ý thức trong giờ tốt.

· Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thực hành.

- GV nhận xét giờ TH về ý thức thái độ, sự chuẩn bị và kết quả TH

5 Hướng dẫn về nhà: 1’ Dặn dò HS đọc trước bài 7

BƯỚC 4: Tổ chức dạy học và dự giờ

- Dự kiến thời gian dạy: Tuần 12-15

- Dự kiến người thể nghiệm: đ/c Vũ Loan

Trang 10

- Dự kiến thành phần dự giờ: Tổ, nhóm CN

- Dự kiến kiểm tra đánh giá:

Hình thức: Kiểm tra đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.

BƯỚC 5: Phân tích, rút kinh nghiệm bài học (sau khi dạy và dự giờ)

Phân tích giờ dạy theo quan điểm phân tích hiệu quả hoạt động học của học

sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng của giáo viên đối

với hoạt động học của học sinh.

Ngày đăng: 21/12/2021, 15:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w