1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Tap doc 4 De thi hoc ki 2

7 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 26,45 KB

Nội dung

+ Viết được bài văn theo yêu cầu của đề bài, đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu về dạng văn tả cây ăn quả mà em yêu thích đã học.. Biết dùng từ, viết câu đúng ngữ pháp, c[r]

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT QUẬN HOÀNG MAI

TRƯỜNG TIỂU HỌC THÚY LĨNH

Họ và tên: ………

Lớp 4

BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC

MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 (Phần Đọc hiểu)

Thời gian: 30 phút Ngày kiểm tra: …/…/201

………

………

………

I Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

CHÚ BÊ CON

Chú mới chẵn ba tháng tuổi, còn nhỏ xíu, song đã biết lũn cũn chạy theo mẹ gặm cỏ ở lưng đồi Trông bê con xinh tệ ! Này nhé, đây là cái chóp mũi là đôi mắt bê con tròn vo lúc nào cũng lấp lánh, lấp lánh Còn cái đầu húi cua hiếu động của bê thì thật tuyệt, mịn mượt như nhung, tròn căng như một trái bóng Cũng như các chú bê khác cùng cỡ tuổi ấy, bê con không có sừng, chỉ có hai hốc sừng lấp ló chờ sau hai chiếc tai hình lá khoai môn nhọn dựng đứng Còn đôi hàm miệng thì chưa đủ độ cứng, chưa đủ độ sắc bén, nên bê con chỉ có thể sài được những vạt cỏ thật non Thêm vào đấy cái đuôi dài nhỏ xíu với một túm sợi tí teo như lá cờ đuôi nheo vắt qua vắt lại Duy chỉ có màu áo liền quần toàn thân của bê con thật là nổi bật, vàng ươm, lại óng ánh như có chứa sắc nắng mặt trời Với vóc dáng hình thể thao và trong trang phục kiểu ấy, bê con thật ngộ nghĩnh đáng yêu biết bao!

Theo Chu Huy

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1: Chú bê con được tả bao quát như thế nào? (0,5 điểm)

A Chẵn ba tháng tuổi, còn nhỏ.

B Trông xinh tệ!

C. Mới chẵn ba tháng tuổi, còn nhỏ xíu, đã biết lũn cũn chạy theo mẹ

Câu 2: Tác giả đã chọn tả những bộ phận nào của bê con? (0,5 điểm)

Trang 2

A Chóp mũi, đôi mắt, sừng

B Chóp mũi, đôi mắt, hai tai, hai hốc sừng, hàm miệng, đuôi, màu lông

C Chóp mũi, đôi mắt, sừng, đầu, đuôi

Câu 3: Trong bài có những kiểu câu nào? (0,5 điểm)

A Chỉ có câu kể

B Có hai kiểu câu: câu kể và câu cảm

C Có ba kiểu câu: câu kể, câu cảm và câu khiến

Câu 4: Trong bài tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả bê con? Biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì? (0,5 điểm)

A Cả so sánh và nhân hóa, làm cho hình ảnh bê con thêm sinh động và đáng yêu

B Chỉ dùng biện pháp nhân hóa, làm cho chú bê con gần gũi với con người

C Chỉ dùng biện pháp so sánh, làm cho chú bê con hiện lên rất đáng yêu

Câu 5: Câu : “Cái đầu húi cua hiếu động của bê con thì thật tuyệt, mịn mượt như

nhung, tròn căng như một trái bóng.” thuộc mẫu câu nào? (0,5 điểm)

A Ai làm gì?

B Ai thế nào?

C Ai là gì?

Câu 6: Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu: (0,5 điểm)

“ Bê con thật ngộ nghĩnh, đáng yêu.”

Câu 7: Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: (1 điểm)

a Chú mới chẵn ba tháng tuổi, còn nhỏ xíu, song đã biết lũn cũn chạy theo mẹ gặm cỏ ở

cỏ ở lưng đồi

b Màu áo liền quần toàn thân của bê con thật là nổi bật, vàng ươm, lại óng ánh như có

Trang 3

chứa sắc nắng mặt trời

Câu 8: Chuyển câu kể sau thành câu cảm (0,5 điểm) Màu áo liền quần toàn thân của bê con thật là nổi bật.

Câu 9: Viết một câu thành ngữ, tục ngữ hoặc ca dao ca ngợi tài trí của con người (0,5 điểm)

Trang 4

PHÒNG GD&ĐT QUẬN HOÀNG MAI

TRƯỜNG TIỂU HỌC THÚY LĨNH

Họ và tên: ………

Lớp 4

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC

MÔN TIẾNG VIỆT ( Phần viết) - LỚP 4

Thời gian: 50 phút Ngày kiểm tra: …/…/2017

I Chính tả (nghe-viết): (2 đ)

Đường đi Sa Pa

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn

cỏ trong một vườn đào ven đường Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ

Trích: Đường đi SaPa (TV4 - Tập II - trang 102)

II Tập làm văn: (8 đ)

* Đề bài: Hãy tả một cây ăn quả mà em thích.

Trang 5

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT - HỌC KÌ 2

I ĐỌC HIỂU ( 5 điểm)

Câu 1: C

Câu 2: B

Câu 3: B

Câu 4: A

Câu 5: B

Câu 6: HS thêm đúng trạng ngữ chỉ nơi chốn được 0,5 điểm

Câu 7:

c Chú mới chẵn ba tháng tuổi, còn nhỏ xíu, song đã biết lũn cũn chạy theo mẹ gặm

cỏ ở lưng đồi

d Màu áo liền quần toàn thân của bê con thật là nổi bật, vàng ươm, lại óng ánh

như có chứa sắc nắng mặt trời

Câu 8: HS chuyển đúng thành câu cảm được 0,5 điểm

Câu 9: HS tìm đúng câu thành ngữ, tục ngữ hoặc ca dao được 0,5 điểm

II PHẦN VIẾT( 10 điểm)

1 Chính tả: ( 2 đ)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn ( 2 điểm)

- Mỗi lỗi trong bài chính tả viết sai ( sai phụ âm đầu, vần, dấu thanh, viết hoa không đúng quy định ) trừ 0,25điểm

* Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn , bị trừ 1điểm toàn bài.

2 Tập làm văn: 8đ

* Đảm bảo được các yêu cầu sau được 8 điểm

Trang 6

+ Viết được bài văn theo yêu cầu của đề bài, đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu về dạng văn tả cây ăn quả mà em yêu thích đã học Biết dùng từ, viết câu đúng ngữ pháp, câu văn có hình ảnh; miêu tả được bao quát cây ăn quả, tả được một số bộ phận của cây ăn quả, lời văn trôi chảy, ý văn mạch lạc Biết bộc lộ cảm xúc

+ Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả,trình bày bài viết sạch sẽ

Trang 7

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I

MON : TIẾNG VIỆT – LỚP 4

Mạch kiến thức,

kĩ năng

Số câu

và số điểm

TN

KQ

TL HT khá c

TN

K Q

TL HT khá c

TN

KQ

TL H T kh ác

T N

K Q

TL HT khác TN

KQ

TL HT khác

1.

Đọc

a)

Đọc

thành

tiếng

Số câu

Số điểm

b)

Đọc

hiểu

Số

Số

0,

2.

Viết

a)

Chín

h tả

Số câu

Số điể m

b)

Đoạn

, bài

(viết

văn)

Số

Số điể m

3.

Ngh

e

-nói

Kết hợp trong đọc và viết chính tả

Điểm đọc : 10 đ

Điểm viết: 10 đ

Ngày đăng: 21/12/2021, 13:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w