NứtHậuMôn(Analfissure)
Hậu môn và cơ vòng bình thường
Nứt hậumôn (NHM) là một vết rách nhỏ ở niêm mạc của ống hậu môn.
Thường gặp ở trẻ em từ 6 đến 24 tháng, NHM ít gặp ở trẻ lớn. Người lớn có thể bị
NHM khi tiêu khối phân cứng và to do táo bón.
Nứt hậumôn gây đau và chảy máu. Hơn 90 % trường hợp NHM tự lành và
bệnh nhân có thể dùng kem thoa tại chỗ hoặc thuốc nhét hậumôn để giảm đau. NHM
một khi không lành có thể trở thành mãn tính. Khi NHM không lành, biện pháp phẫu
thuật sẽ giúp giảm đau và khó chịu.
Nứt hậu môn, cơ vòng hậumôn
1.Triệu chứng và dấu hiệu
Các triệu chứng và dấu hiệu của NHM bao gồm
Đau và nóng rát trong khi đi tiêu, sau đó dễ chịu hơn cho đến lần đi tiêu kế tiếp.
Máu đỏ tươi ở phần rìa ngoài của phân hay trên giấy vệ sinh sau khi đi tiêu
Ngứa hoặc kích ứng quanh hậumôn
2. Nguyên Nhân
Nguyên nhân thường gặp nhất gây NHM là khối phân to hoặc cứng đi qua ống
hậu môn khi đi tiêu. Các nguyên nhân khác là:
- Táo bón và rặn khi đi tiêu
- Viêm vùng hậumôn trực tràng, hay do nguyên nhân viêm loét đại tràng (IBD)
chẳng hạn
3. Các yếu tố nguy cơ:
Các yếu tố tăng nguy cơ NHM là
Trẻ em. Có đến 80 % trẻ em bị NHM trong năm đầu tiên của cuộc đời, và hiện
nay các chuyên gia cũng chưa biết rõ tại sao.
Tuổi cao. Người cao tuổi thường bị NHM, một phần do tuần hoàn bị trì trệ
khiến lưu lượng máu đến vùng trực tràng giảm.
Táo bón. Rặn khi đi tiêu và tiêu phân cứng sẽ tăng nguy cơ NHM.
Sinh đẻ. NHM thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh đẻ.
Bệnh Crohn. Tình trạng viêm ruột này gây ra những tổn thương mãn tính ở ống
tiêu hoá, sẽ khiến lớp niêm mạc ống hậumôn dễ rách.
4. Khi nào cần đi khám bệnh?
Bệnh nhân cần đi khám bệnh nếu thấy đau hậumôn khi đi tiêu , có máu trong
phân hoặc máu trên giấy vệ sinh.
5. Tầm soát và Chẩn Đoán
Bác sĩ cần hỏi bệnh sử và khám lâm sàng, kể cả thăm khám vùng hậu môn.
Trong nhiều trường hợp, có thể thấy rõ vết nứthậu môn. Thăm khám hậumôn bằng
ngón tay có đeo găng hoặc bằng ống soi hậumôn (anuscope) có thể gây đau.
Khi vết NHM đã lành mà vẫn tiếp tục tiêu ra máu, để chắc chắn rằng bệnh nhân
không có bệnh khác đi kèm như bệnh Crohn chẳng hạn, có thể cần phải nội soi đại
tràng sigma hoặc toàn bộ đại tràng. Bác sĩ dùng một ống nhỏ và mềm có gắn video
camera ở đầu đưa vào cơ thể qua ngã hậumôn để quan sát trực tràng và đại tràng
- Nếu bệnh nhân trên 50 tuổi, bác sĩ có thể khuyến cáo nên nội soi đại tràng để
quan sát toàn bộ đại tràng và loại trừ khối u ung thư, là một nguyên nhân khác có thể
gây chảy máu trực tràng.Nếu người bệnh dưới 50 tuổi và không có nguy cơ bệnh lý
đường ruột hoặc ung thư đại tràng, bác sĩ có thể chỉ định nội soi đại tràng sigma, ít
xâm lấn hơn nhưng lại chỉ quan sát được phần cuối của đại tràng.
6. Biến chứng
NHM ít khi gây biến chứng. Khi một vết nứt không tự lành, nó có thể trở thành
mãn tính, nghĩa là khi kéo dài trên 6 tuần. Khi một vết NHM xảy ra, sau khi đã lành,
nó vẫn có thể tái phát trở lại dẫn đến tổn thương liên tục về mặt mô học.
Vết rách đôi khi xâm nhập đến cơ vòng hậumôn trong, cơ vòng này có tác
dụng giữ cho hậumôn đóng kín, trừ lúc đang đi tiêu. Vết rách ở cơ vòng này sẽ khiến
cơ co thắt, làm cho vết rách rộng hơn và khó lành. Vết nứt không lành gây khó chịu,
cần phải phẫu thuật để giảm đau và sửa chữa lại hoặc cắt bỏ vết nứt
7. Điều Trị
Nứt hậumôn là một bệnh thường gặp. NHM thường tự lành hoặc lành sau khi
được điều trị bằng các biện pháp không phẫu thuật. Triệu chứng và dấu hiệu thường
biến mất đi trong vòng 2 tuần, nhưng có thể phải mất đến 8 tuần vết nứt mới lành hẳn.
Nếu vết nứt không lành sau 6 đến 8 tuần có thể phải sử dụng đến phẫu thuật.
Đối với trẻ em, sự can thiệp cần thiết duy nhất là thay tã thường xuyên và giữ
cho vùng hậumôn sạch sẽ. Cần thảo luận với bác sĩ chuyên khoa Nhi về cách phòng
chống táo bón và bảo đảm việc đi tiêu đều đặn để tránh cho bé không phải rặn khi đi
tiêu.
7.1 Các phương pháp điều trị không phẫu thuật
Sau khi đã dùng thêm chất xơ, uống thêm nhiều nước, tập luyện thường xuyên,
uống thuốc làm mềm phân và thuốc nhuận trường mà vẫn không hiệu quả, bác sĩ có
thể khuyên dùng những biện pháp không phẫu thuật sau đây:
Kem có chứa thuốc hoặc viên nhét hậu môn. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc
corticosteroid dùng cho trực tràng (Anusol, v.v.) hoặc kem hay thuốc mỡ chứa
hydrocortisone (Cortaid, Preparation H, v.v.) để giảm bớt phản ứng viêm và bớt khó
chịu.
Các biện pháp điều trị không phẫu thuật khác. Một số bác sĩ khuyên bôi thuốc
mỡ có chứa nitroglycerine tạihậu môn. Thuốc có tác dụng dãn mạch và tăng cường
lưu lượng máu đến, giúp mau lành vết nứt. Phương thức điều trị này còn giúp giảm áp
lực ở cơ vòng hậu môn, giảm co thắt và giảm đau tạo điều kiện cho tổn thương mau
lành. Liều lượng nitroglycerine bôi tại chỗ thấp nên tránh được các tác dụng phụ. Tuy
nhiên, thuốc vẫn có thể gây tác dụng không mong muốn như nhức đầu, hạ huyết áp và
chóng mặt. Bịnh nhân nam không được dùng nitroglycerine trong vòng 24 giờ sau khi
đã uống các thuốc điều trị rối loạn cương như sildenafil (Viagra), tadalafil (Cialis) và
vardenafil (Levitra) vì khả năng xảy ra tụt huyết áp nặng.
- Một phương pháp điều trị mới nữa là tiêm một liều nhỏ độc tố botulinum type
A (Botox) vào cơ vòng hậumôn trong. Botox gây liệt cơ đến 3 tháng, làm giãn co thắt
cơ. Có thể có tác dụng phụ tạm thời là són phân và xì hơi do giãn cơ vòng hậumôn
trong.
- Kem nitroglycerine và Botox cho thấy có nhiều hứa hẹn trong việc điều trị
NHM. Các nhà nghiên cứu đang xem xét tác dụng của việc điều trị đơn thuần bằng 2
thuốc này và kết hợp chúng với các thuốc khác. Thuốc hạ áp nifedipine (Adalat) và
diltiazem (Cardizem) uống hoặc dùng dưới dạng gel bôi tại chỗ, cũng cho một số kết
quả đáng khích lệ.
7.2 Phẫu Thuật
Nếu bệnh nhân bị NHM mãn tính và không tự lành, có thể phải cần sử dụng đến
phẫu thuật. Phẫu thuật cắt một phần cơ vòng hậumôn để giảm co thắt và giảm đau
giúp mau lành vết nứt. Phẫu thuật còn có thể bao gồm cắt bỏ cả vết nứt lẫn những mô
sợi xơ chung quanh
Cắt cơ vòng trong
Đối với người lớn, phẫu thuật thường được thực hiện trên cơ sở ngoại trú. Trẻ
em sau phẫu thuật có thể cần phải nằm lại qua đêm trong bịnh viện. Việc cắt cơ vòng
hậu môn hiếm khi gây biến chứng đi tiêu không kiểm soát.
8. Đề Phòng
Có thể đề phòng NHM bằng cách thực hiện những biện pháp để phòng chống
táo bón. Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và vận động đều đặn sẽ giúp không phải
rặn nhiều và đi tiêu dễ dàng.
Tự Chăm Sóc
Những thay đổi trong lối sống dưới đây có thể giúp giảm đau, làm mau lành vết
NHM và đề phòng nứttái phát:
+ Thêm chất xơ vào khẩu phần. Ăn thêm rau, củ, quả , hạt dẻ, hạt điều, gạo lức.
Mỗi ngày nên dùng từ 20 đến 35 gram chất xơ. Các thuốc nhuận trường tạo khối phân
như psyllium (Fiberall, Metamucil, v.v.) làm mềm phân giúp dễ đi tiêu hơn. Ăn nhiều
chất xơ có thể gây sình bụng đầy hơi, do đó nên tăng dần chất xơ trong khẩu phần.
+ Uống nước đầy đủ. Nên uống nước đầy đủ để phòng chống táo bón. Mỗi ngày
nên uống từ 2 dến 3 lít nước. Nếu nước tiểu trong hoặc hơi vàng nhẹ là dấu hiệu cho
thấy bạn đã uống đủ nước.
+ Vận động đều đặn. Mỗi ngày bỏ ra từ 30 phút để tập luyện hoặc đi bộ sẽ giúp
tăng nhu động ruột, giúp máu huyết lưu thông đầy đủ và mau lành vết NHM.
+ Ngâm hậu môn. Ngâm hậumôn với nước ấm trong 15 đến 30 phút, mỗi ngày
từ 2-3 lần, nhất là sau khi đi tiêu, sẽ giúp giảm đau và ngứa.
Nứt hậumôn đã lành
+ Tránh rặn khi đi tiêu. Rặn sẽ tăng áp lực, làm rách lại vết nứt cũ đang lành
hoặc gây ra vết nứt mới.
. Nứt Hậu Môn (Anal fissure)
Hậu môn và cơ vòng bình thường
Nứt hậu môn (NHM) là một vết rách nhỏ ở niêm mạc của ống hậu môn.
Thường. khám vùng hậu môn.
Trong nhiều trường hợp, có thể thấy rõ vết nứt hậu môn. Thăm khám hậu môn bằng
ngón tay có đeo găng hoặc bằng ống soi hậu môn (anuscope)