Pháthànhhybrid
Phát hànhhybrid là một mô hình hiệu quả đang được ngày một nhiều các
nhà làm phim sử dụng để đạt tới thành công.
Nó cho phép họ có được sự tiếp cận gần sát chưa từng thấy với khán giả,
duy trì sự kiểm soát toàn diện với quá trình pháthành phim của mình và có được
một phần lớn hơn rất nhiều từ doanh thu của bộ phim. Hãy cùng tìm hiểu thêm về
phát hànhhybrid với người đã góp phần tạo nên khái niệm này, Peter Broderick
1. Bài viết này là phần tiếp theo bản tin có nhan đề “Chào mừng bạn đến
với Thế giới pháthành mới” của tôi vốn đã đăng trên indieWIRE
2. Đúng một năm trước đây. Từ thời điểm bản tin đó ra mắt, Thế giới phát
hành cũ vẫn tiếp tục xuống dốc. Hầu hết những nhà làm phim kí kết các thỏa thuận
với “Thế giới cũ” (trong đó, họ trao mọi quyền lợi về pháthành cho một công ty
duy nhất với thời hạn lên tới 25 năm) đều chẳng lấy gì làm vui vẻ khi mọi sự đi
đến đoạn kết, bao gồm cả các nhà sản xuất và đạo diễn đã từng rất thành công
trong “Thế giới cũ” ấy. Nhiều người trong số họ nói với tôi rằng hệ thống phát
hành truyền thống đã nứt vỡ và họ đang cố gắng tìm ra một cách tiếp cận mới.
Cùng lúc đó, Thế giới pháthành mới đã có một năm đáng nhớ. Pháthành
hybrid khẳng định ưu thế của nó qua thành công với các dự án phim độc lập như
“Valentino: The Last Emperor” và “Anvil! The Story of Anvil”. Cả hai dự án này
đều thuê các công ty cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận để pháthành phim của
mình ra rạp chiếu. “Anvil! The Story of Anvil” thu về hơn 675,000 USD tại các
rạp chiếu ở Mỹ khi hợp tác cùng Abramorama. Thông qua Truly Indie và
Vitagraph Films, doanh thu phòng vé của “Valentino: The Last Emperor” đạt hơn
1,755,000 USD. Ngoài “Valentino: The Last Emperor”, tôi cũng tham gia tư vấn
cho các dự án phim khác và chúng đã thành công khi kết hợp pháthànhtại rạp
chiếu (theatrical) và pháthành thông qua những chuyến du chiếu ngoài hệ thống
rạp thông thường (semi-theatrical)
3. Như: “The Singing Revolution” (Abramorama), “Pray the Devil Back to
Hell” (theatrical: Bacolny Releasing; semi-theatrical: Film Sprout), “Note by
Note” (Argot Pictures) và “Throw Down Your Heart” (Argot Pictures).
Năm 2005, tôi sử dụng cụm từ “phát hành hybrid” để miêu tả một mô hình
mang tính đổi mới mà tôi đã phát triển trong nhiều năm cùng với một nhóm các
nhà làm phim độc lập tiên phong. Lấy cảm hứng từ trường hợp của phim
“Reversal” (trong đó Jimi Petulla đã thu được một khoản lớn qua việc pháthành
trên website của mình), tôi đã giúp thiết kế chiến lược cho một trong những dự án
phát hànhhybrid đầu tiên – phim tàiliệu “Faster” của Mark Neale. Kể từ đó, tôi đã
cộng tác với hàng trăm nhà làm phim để phát triển và thực hiện các chiến lược
phát hành hybrid. Mỗi phim tôi đã tư vấn, từ phim truyện như “Ballast” và “Good
Dick” cho đến phim tàiliệu như “King Corn” và “The Future of Food”, dần giúp
tôi cải tiến mô hình pháthành hybrid.
Tuy vậy, khi mô hình này được sử dụng rộng rãi hơn, ý nghĩa của khái
niệm “phát hành hybrid” lại trở nên ít chính xác đi. Do đó, khi Thom Powers đề
nghị tôi thuyết trình tại LHP Toronto 2009, tôi đã chọn trình bày về các nguyên
tắc cốt lõi của pháthành hybrid. Mục đích của tôi là chia nhỏ khái niệm đó thành
những phần thiết yếu mà các nhà làm phim có thể vận dụng để tạo nên những
chiến lược pháthành riêng biệt cho dự án phim của mình.
Có thể định nghĩa pháthànhhybrid là sự kết hợp giữa các kênh bán hàng
trực tiếp do nhà làm phim nắm giữ với việc pháthành qua các bên thứ ba như:
công ty pháthành DVD, các kênh truyền hình, công ty cung cấp dịch vụ VOD –
video on demand (video theo yêu cầu, các nhà pháthành vì mục đích giáo dục…
Trong Thế giới pháthành cũ, kế hoạch A là trao tất cả quyền pháthành của bạn
cho một công ty và kế hoạch B là tự mình phát hành. Còn trong Thế giới phát
hành mới, kế hoạch A là tự mình đảm nhận việc bán hàng trực tiếp trong khi chia
nhỏ các quyền pháthành khác; kế hoạch B mới là kí kết một thỏa thuận nhượng
quyền toàn bộ với một công ty nào đó.
Ngày nay, nhiều nhà làm phim coi việc nắm giữ “sự kiểm soát (đối với)
phát hành” quan trọng không kém việc duy trì “sự kiểm soát (đối với) sáng tạo”
của mình. Kiểm soát việc pháthành là chìa khóa để định đoạt cấu trúc tổng thể và
chuỗi của quá trình phát hành, tạo ra lợi thế khi chọn lựa các đối tác pháthành
cũng như khi chia nhỏ các quyền pháthành đối với một dự án phim cụ thể. Trong
khi dự án sản xuất phim nhận vốn từ một nguồn duy nhất đồng nghĩa với việc có ít
đi các giới hạn về kiểm soát sáng tạo, thì pháthành dựa trên thỏa thuận nhượng
toàn quyền cho một công ty duy nhất luôn đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi
quyền kiểm soát trong khâu pháthành bộ phim của mình.
Phát hànhhybrid giúp nhà làm phim lựa chọn các đối tác có đủ nguồn lực
và sự thông thạo với thị trường để khuếch trương tối đa việc pháthành phim thông
qua các kênh khác nhau, đồng thời cho phép nhà làm phim thực hiện công việc mà
họ làm tốt nhất – đến với nhóm khán giả trung tâm của mình một cách trực tiếp.
Mười nguyên tắc dưới đây được chắt lọc từ kinh nghiệm của những nhà
làm phim tôi đã cộng tác trong và ngoài nước Mỹ. Với tư cách là chiến lược gia về
phát hành của họ, tôi đã cùng ở bên khi họ khám phá Thế giới pháthành mới này.
1. Thiết kế một chiến lược pháthành riêng
Mỗi bộ phim đều cần một chiến lược pháthành riêng. Lý tưởng nhất là
thiết kế chiến lược này trước khi sản xuất bộ phim đó, nhằm tăng cơ hội bảo toàn
nguồn vốn. Để tạo nên một chiến lược, nhà làm phim phải xác định rõ các mục
tiêu và ưu tiên, nhận biết nhóm khán giả chính yếu lúc đầu, lên kế hoạch cho các
phiên bản khác nhau của phim (để chiếu rạp, chiếu trên truyền hình, in đĩa DVD,
phát hành ra nước ngoài và sử dụng vào các chương trình có mục đích giáo dục),
quyết định con đường pháthành và chuỗi phát hành, tìm các đối tác tiềm năng và
quyết định bộ phim lúc đầu sẽ xuất hiện online và offline thế nào. Chiến lược nên
linh hoạt, tiến hành theo giai đoạn nhất định, cần thường xuyên đánh giá và cải
tiến.
2. Chia nhỏ các quyền pháthành
Trong Thế giới pháthành cũ, toàn bộ quyền pháthành phim trong nước
thường được chuyển giao cho một công ty. Pháthànhhybrid hướng đến việc chia
nhỏ các quyền đó một cách tinh vi và hiệu quả hơn. Nhà làm phim giữ quyền bán
trực tiếp, bao gồm cả quyền bán DVD trên website của họ và tại các buổi trình
chiếu, cũng như quyền bán các bản tải xuống (download) và cho thuê trên website
của mình. Trong một số trường hợp, nhà làm phim cũng giữ quyền pháthànhtại
rạp chiếu (theatrical) và ngoài rạp chiếu (semi-theatrical). Các thỏa thuận video
theo yêu cầu (VOD), phát trên truyền hình và bán lẻ DVD thường được kí kết với
các đối tác pháthành riêng rẽ. Các quyền liên quan đến pháthành kĩ thuật số để
chia sẻ như trên iTunes thì phức tạp hơn – đôi khi chúng được chuyển cho nhà
phát hành DVD hoặc nhà pháthành VOD hay được cấp phép riêng.
Các quyền có thể được chia thành 8 loại trong nước và 2 loại quốc tế
như sau:
Trong nước
Rạp chiếu
Ngoài rạp chiếu
Video theo yêu cầu (VOD)
Truyền hình
Bán lẻ DVD
Bán trực tiếp DVD
Giáo dục
Thuê và Download nội dung số
Quốc tế
Truyền hình
Các hình thức khác (rạp chiếu, DVD, và nội dung số)
Tuy chia nhỏ các quyền pháthành sẽ phức tạp và tiêu tốn thời gian, nhưng
nó cho phép việc tận thu ở mỗi quyền phát hành, tránh việc thế chấp ngang hàng
(khi chi tiêu bỏ ra cho một khu vực pháthành nuốt trọn doanh thu từ các khu vực
khác), và quan trọng là nó đem lại cho nhà làm phim sự kiểm soát toàn bộ quá
trình phát hành.
3. Chọn các đối tác pháthành hiệu quả
Trong Thế giới cũ, khi mà tất cả quyền pháthành trong nước thường được
gộp lại làm một, thì một số quyền nhất định sẽ ít được chăm chút hay bị bỏ qua
hoàn toàn. Trong Thế giới mới, điều quan trọng là làm thế nào để khai thác tốt
nhất nguồn lợi từ mỗi quyền pháthành mà không sao nhãng bất kì quyền nào. Một
số quyền pháthành nhất định sinh lợi cao nhất khi nhà làm phim quản lý chúng.
Còn với những hạng mục pháthành khác, mục tiêu đặt ra là tìm kiếm đối tác phát
hành có các kĩ năng và kinh nghiệm hữu ích nhất. Lý tưởng hơn cả là đối tác này
có một bảng thành tích ấn tượng về những bộ phim gần giống dự án của bạn hoặc
có liên kết với những khán giả đặc biệt phù hợp. Trước khi kí kết bất kì thỏa thuận
nào với một đối tác phát hành, nhất thiết nên trò chuyện với các nhà làm phim
khác gần đây hay hiện nay đang làm ăn với công ty đó.
4. Các quyền giới hạn
Chỉ chấp nhận cho mỗi đối tác pháthành những quyền cụ thể mà họ có thể
quản lý tốt. Ví dụ, nếu một công ty mạnh về bán lẻ DVD và nội dung số, hãy trao
cho họ quyền pháthành các mảng đó, nhưng không nên trao quyền pháthành
video theo yêu cầu nếu như họ chẳng có chút kinh nghiệm nào về việc đó.
Giới hạn cẩn thận các quyền (phạm vi, thời hạn, tính độc quyền) khi trao
chúng cho mỗi đối tác. Hãy đảm bảo việc trao quyền cho các đối tác khác nhau sẽ
giúp bổ sung lẫn nhau mà không tạo ra mâu thuẫn. Đạt càng nhiều thỏa thuận
trong cùng một thời điểm càng tốt để những quyền đã chuyển giao trong một khu
vực nào đó sau này sẽ không ngăn cản bạn kí kết các thỏa thuận ở những khu vực
khác.
5. Tập hợp các thỏa thuận win-win
Thiết kế các thỏa thuận sẽ làm lợi cho cả bạn và đối tác pháthành của bạn.
Phân chia các khoản thu một cách công bằng về định rõ trách nhiệm của mỗi bên.
Thêm vào thỏa thuận các điều khoản cam đoan (vd: số thành phố được lựa chọn để
marketing và chi phí tiến hành ở mức giới hạn, cách thức thực hiện cam đoan),
điều khoản an toàn (vd: phá hợp đồng, bảo hộ phá sản, các giới hạn về chuyển
nhượng, giải quyết tranh chấp).
6. Nắm quyền bán hàng trực tiếp
Nắm giữ quyền bán DVD trong nước và quốc tế (từ website của bạn và
trong các buối chiếu), cũng như quyền tải xuống nội dung số (từ website của bạn).
Đồng thời giữ các quyền chiếu phim tại rạp chiếu và ngoài rạp chiếu.
Bán hàng trực tiếp là nền tảng của một chiến lược pháthành hybrid. Nó có
4 đặc điểm nổi trội so với việc bán hàng qua bên thứ ba là: lợi nhuận biên cao hơn,
thanh toán nhanh hơn, không phải chia sẻ lợi nhuận ở các khâu trung gian, nắm
được thông tin của khách hàng tốt hơn.
7. Tập hợp một đội ngũ pháthành
Một đội ngũ pháthành phim cũng quan trọng không kém một đội ngũ sản
xuất phim. Đội ngũ này bao gồm một số hoặc tất cả các vị trí sau đây: nhà chiến
lược, đại diện của nhà sản xuất, đại diện bán hàng ở nước ngoài, quản trị website,
điều phối viên tầm xa, người môi giới với các rạp chiếu và khu vực ngoài rạp
chiếu, chuyên gia quảng cáo online và trên ấn phẩm in, và một công ty thực hiện.
8. Đối tác phi lợi nhuận và các cộng đồng ảo
Các đối tác pháthành phi lợi nhuận là điều thường không thể thiếu. Họ có
thể xây dựng sự hiểu biết về bộ phim của bạn trong nhóm khán giả chính yếu bằng
cách tổ chức các buổi chiếu tại các địa điểm công cộng có sức chứa lớn, đồng tài
trợ cho các buổi tiệc tại nhà và quảng bá bộ phim trên các xuất bản phẩm và
website của họ. Cộng đồng ảo có thể sẽ giúp tăng tiếng vang, lượng khán giả, và
lượng bán ra (thông qua marketing lan truyền) cho bộ phim của bạn.
9. Tối đa hóa các khoản thu trực tiếp
Cùng với bán DVD trực tiếp từ website của mình, các nhà làm phim có thể
bán những sản phẩm khác mà họ làm ra (vd: album nhạc phim, sách, poster, mũ và
áo phông). Nhà làm phim cũng có thể mua các sản phẩm liên quan từ các bên thứ
ba (vd: sách, DVD, CD) mà khán giả của họ rất yêu thích. Và khi là một nhà bán
lẻ online, họ có thể mua các sản phẩm đó với giá bán buôn rồi bán chúng trên
website của mình với giá bán lẻ.
10. Tăng lượng khán giả và chăm sóc họ
Các nhà làm phim độc lập có thể tăng lượng khán giả cho phim của mình
bằng cách lập nên các danh sách gửi nhận thư, kết nối hiệu quả và phát triển quan
hệ hiện có với những người đăng kí trong danh sách. Nhà làm phim nên đem lại
cho họ những nội dung giá trị và hấp dẫn, trong khi giữ những lời lẽ mời mua
hàng ở mức tối thiểu. Nhà làm phim cũng nên tạo ra một website với nội dung
phong phú, năng động, và có tính tương tác để thu hút người xem. Mục đích cuối
cùng của nhà làm phim là phát triển một cộng đồng khán giả chủ chốt riêng cho
mình để họ có thể là nguồn ủng hộ các dự án tương lai của mình qua các khoản
đóng góp và mua hàng.
Trong khi pháthànhhybrid là mô hình hiệu quả cho Thế giới mới, nó vẫn
không phải là cách tiếp cận tốt nhất cho tất cả phim độc lập. Một số bộ phim sẽ có
cơ hội tốt hơn qua những thỏa thuận nhượng quyền toàn bộ với một nhà pháthành
nhiều kinh nghiệm. Các nhà pháthành hàng đầu có nguồn lực, mối quan hệ và sự
thành thạo, những điều thiết yếu để có có được sự pháthành rộng rãi tại rạp chiếu.
Họ cũng có những lợi thế đàm phán trong các thỏa thuận về các quyền với VOD,
DVD và nội dung số. Nếu các nhà làm phim có thể đàm phán một thỏa thuận bình
đẳng, lựa chọn tốt nhất của họ là nhượng quyền toàn bộ. Kinh phí làm phim cao
hơn, nhiều phim theo dòng “chính thống” hơn vẫn luôn là thứ phù hợp hơn cả với
cách thức của thế giới cũ.
Phát hànhhybrid thì tỏ ra hiệu quả với hầu hết phim tài liệu. Kinh phí thấp
hơn, nhiều điểm đặc biệt hơn, như trường hợp của “Good Dick”, có khi lại kiếm
khá hơn như chia nhỏ quyền pháthành trong Thế giới mới. Những phim truyện
với các nhóm khán giả then chốt dư dả tiền nong cũng có thể áp dụng tốt mô hình
phát hành hybrid. “My Big Fat Greek Wedding” đã dùng một thỏa thuận dịch vụ
về trình chiếu để thu về hơn 241 triệu USD ở thị trường trong nước.
Giống như sự phát triển của các phương tiện làm phim kĩ thuật số trong
thập kỉ 90 của thế kỉ trước đồng nghĩa với việc không ai có thể ngăn cản những
người làm phim độc lập thực hiện điều mà họ yêu thích, sự tiến triển của phát
hành kĩ thuật số trong thập kỉ này đồng nghĩa với việc không ai có thể ngăn các
nhà làm phim “ngoan cố” đem phim của họ đến với thế giới.
Khi Thế giới pháthành mới tiếp tục mở rộng, pháthànhhybrid sẽ trở thành
mô hình tốt nhất cho một lượng người làm phim lớn hơn. Nó đưa lại ba lợi thế lớn
khi so sánh với thỏa thuận nhượng quyền toàn bộ. Bằng cách giúp nhà làm phim
nắm giữ quyền kiểm soát phát hành, nó cho phép họ sử dụng các chiến lược riêng
biệt hơn và nhắm sát đến mục tiêu hơn. Pháthànhhybrid đem lại cho nhà làm
phim một phần chia lớn hơn đáng kể từ lợi nhuận thông qua việc bán hàng trực
tiếp và các điều khoản công bằng hơn trong thỏa thuận với bên thứ ba. Nhờ việc
cung cấp kênh tiếp xúc trực tiếp giữa người làm phim và khán giả, nó cũng giúp
nhà làm phim độc lập phát triển một lượng khán giả riêng ủng hộ bộ phim và các
dự án tương lai của mình. Pháthànhhybrid có thể tạo ra sự khác biệt giữa việc là
một nhà làm phim phụ thuộc trong Thế giới cũ với việc là một nhà làm phim độc
lập trong Thế giới mới.
2009 Peter Broderick
1. Peter Broderick: hiện là chủ tịch của Paradigm Consulting, giúp nhà làm
phim và các công ty truyền thông phát triển các chiến lược nhằm để tăng lượng
phát hành, khán giả và doanh thu. (http://www.peterbroderick.com)
2. indieWIRE: trang web hàng đầu về tin tức, kiến thức và mạng lưới
website dành cho những nhà làm phim theo đuổi tư tưởng độc lập, cũng như cho
ngành công nghiệp điện ảnh và người yêu thích phim (http://www.indiewire.com)
3. Semi-theatrical: hình thức pháthànhtại các trường đại học, bảo tàng
nghệ thuật và các rạp chiếu phi lợi nhuận với thời gian trình chiếu ngắn (thường là
dưới một tuần) và đem lại lợi nhuận biên cao.
. Phát hành hybrid
Phát hành hybrid là một mô hình hiệu quả đang được ngày một nhiều các
nhà làm phim sử dụng để đạt tới thành công.
Nó. lớn qua việc phát hành
trên website của mình), tôi đã giúp thiết kế chiến lược cho một trong những dự án
phát hành hybrid đầu tiên – phim tài liệu “Faster”