Truyềnđi tinh thầnlạcquan
Tác giả: John Baldoni (Harvard Business Publishing)
David Brooks, biên tập viên của Thời báo New York viết: “Chúng ta thực sự có
nhận thức trong việc lựa chọn câu chuyện chúng ta sẽ sử dụng để tạo sức ảnh
hưởng. Trách nhiệm cá nhân thể hiện trong việc lựa chọn và liên tục xem xét lại câu
chuyện chúng ta nói về bản thân”.
Giải thích của Brooks về việc lựa chọn câu chuyện để nói có thể áp dụng với những nhà
lãnh đạo tìm cách để vượt qua cuộc suy thoái. Những tin xấu không ngừng tăng có thể
làm mọi người bi quan, nhưng người lãnh đạo còn có nhân viên, những người dưới quyền
và phải truyền cảm hứng lạcquan cho họ.
Nếu không kể đến thực tiễn, người lãnh đạo phải truyền cảm hứng không chỉ đơn giản là
hy vọng mà còn cả sự kiên nhẫn, bền bỉ. Kể những câu chuyện có thể có ích gì đó trong
nỗ lực này. Dưới đây là một số gợi ý cho việc chọn câu chuyện để giảm bớt những
nghịch cảnh và khó khăn.
Bắt đầu từ đầu. Tập trung vào những điều đang xảy ra. Hãy thẳng thắn về những thách
thức mà công ty đang phải đối mặt không kể đến những yếu tố ngoại cảnh như nền kinh
tế, đối thủ cạnh tranh cũng như ảnh hưởng toàn cầu. Hãy nói về những gì công ty đã làm
đúng cũng như những gì công ty có thể làm tốt hơn.
Phát triển nhân viên. Một công ty là một tập thể những cá nhân. Hãy thảo luận xem bạn
cần những kỹ năng cũng như lòng quyết tâm của nhân viên như thế nào để tồn tại được.
Hãy nói rõ rằng bạn muốn có cách thức mới để thực hiện mọi việc. Hãy nêu rõ những
điều tốt mà mọi người làm được trong những thời điểm khó khăn.
Giải quyết những mâu thuẫn. Thời thế tạo anh hùng. Hãy chắc chắn nói về những
nguồn lực đang ảnh hưởng khả năng kinh doanh của bạn, tích cực hay tiêu cực, và ảnh
hưởng của chúng đối với nhân viên của bạn, càng cụ thể càng tốt. Hãy nói đến những tình
huống ảnh hưởng đến hành vi, thói quen mua sắm của khách hàng cũng như khả năng
phục vụ nhu cầu của khách hàng của bạn. Hãy cho nhân viên thấy rõ toàn cảnh mọi việc:
nếu công việc có tiến triển tốt hãy nói cho họ biết.
Điều gì đang xảy ra. Khó khăn có thể đem lại những thay đổi tích cực. Đó có thể là một
cơ hội để tối ưu hóa hoạt động cũng như đem lại các cơ hội phát triển mới cho nhân viên.
Tương tự vậy, thời điểm khó khăn có thể có tác động xấu đến một số đối thủ cạnh tranh,
và mở ra cánh cửa cho công ty bạn hướng tới một việc kinh doanh mới.
Không bao giờ giả định về sự kết thúc. Đúng vậy, chúng ta đều muốn có một kết thúc
tốt đẹp cho câu chuyện của mình. Bạn có thể nói về những kết quả mong muốn trong một
ma trận kinh doanh (tăng doanh thu và cải thiện lợi nhuận) cũng như ma trận nhân lực
(tiếp tục tuyển dụng và đãi ngộ tốt hơn). Nhưng không bao cam kết về kết quả trừ khi bạn
chắc chắn bạn có thể đạt được. Tốt hơn hết là nói ít và làm nhiều.
Tuy nhiên, kể ra những câu chuyện tích cực không phải là lý do biện hộ cho việc không
đánh giá đúng khó khăn, thách thức. Bất cứ nhà quản lý nào tô vẽ ra một bức tranh màu
hồng quá tươi sáng mà phớt lờ thực tiễn thị trường và ảnh hưởng của chúng tới doanh
nghiệp, nhân viên và khách hàng không chỉ không tạo được sức ảnh hưởng và sự liên kết
mà còn cho thấy rằng người đó không mấy đáng tin.
Mấu chốt của bất cứ câu chuyện nào trong những thời điểm này là phải chứa đựng những
khả năng hiển nhiên là thời điểm khó khăn sẽ còn kéo dài trong tương lai là điều có thể
nhìn thấy. Điều đó không phải là sự bi quan mà là thực tiễn.
Nhưng những câu chuyện mang lại sự lạcquan trong bối cảnh khó khăn không phải là
những câu chuyện đơn giản và ngờ nghệch. Nếu bạn có thể kể một câu chuyện chứa đựng
bối cảnh của cách mà mọi việc là và có thể là thì bạn đang đưa ra một lộ trình để có thể
ảnh hưởng đến thế giới bằng việc truyền dẫn niềm hy vọng.
- Bài viết của John Baldoni trên Harvard Business Publishing -
Nguyễn Tuyến dịch
Tuan Vietnam
. Truyền đi tinh thần lạc quan
Tác giả: John Baldoni (Harvard Business Publishing)
David. tăng có thể
làm mọi người bi quan, nhưng người lãnh đạo còn có nhân viên, những người dưới quyền
và phải truyền cảm hứng lạc quan cho họ.
Nếu không kể