Lý thuyếtđánhgiátíndụngthểnhân (P.1)
Bắt đầu từ thập kỷ 70, dự báo rủi ro tài chính đã trở thành một hướng phát triển
mạnh mẽ của mô hình hóa thống kê xác suất. Khi nhắc tới rủi ro tài chính gần như
ngay lập tức người ta liên tưởng tới hoạt động quản lýdanh mục đầu tư, định giá
quyền chọn (option) và các công cụ tài chính khác. Công thức định giá quyền chọn
(option) Black-Scholes, bài viết về định giá trái phiếu công ty của Merton, là
những khái niệm quen thuộc.
Mặc dù không hề kém quan trọng, đặc biệt trong thực tiễn kinh doanh tài chính,
các ứng dụng dự báo rủi ro tài chính với các khoản vay thể nhân, tính điểm tín
dụng và hành vi, dường như chưa nhậ được sự quan tâm đúng mức. Lýthuyết về
lĩnh vực này tương đối hạn chế với số lượng ít ỏi công trình đánhgiá tổng quan
như khảo sát các phương pháp định lượng trong quản lýtíndụng của Rosenberg
và Gleit; các phương pháp phân loại thống kê tín dụngthểnhân của Hand và
Henley; các công trình của Thomas về mô hình quản lý rủi ro tài chính, các
phương pháp phân loại tín dụngthể nhân, tổng quan về các phương pháp tính
điểm tíndụng và hành vi; sách về thống kê trong tài chính của Hand và Jacka;
sách về tính điểm tíndụng của Lewis; sách về tính điểm tíndụng và kiểm soát tín
dụng của Thomas, Crook, và Edelman, sách mô hình hóa rủi ro tíndụng Mays.
Kể tự khi ra đời, lýthuyết về tính điểm tíndụng ghi nhậ hai thành tựu quan trọng:
(1) thực sự tồn tại nhu cầu phát triển các kỹ thuật dự báo rủi ro của khách hàng
tương thích với biến đọng điều kiện kinh tế; và (2) mục đích tính điểm chuyển từ
việc xác định các khách hàng khả năng vỡ nợ cao sang tìm kiếm các khách hàng
có khả năng tạo ra lợi nhuận tốt nhất. Chất xúc tác quan trọng cho các phát triển
này chính là sự bùng nổ về thông tin của giao dịch của khách hàng.
Hai kỹ thuật đánhgiá cơ bản hỗ trợ tổ chức tíndụng ra quyết định cấp tíndụng
cho khách hàng là tính điểm tíndụng và tính điểm hành vi. Để ra quyết định cấp
tín dụng cho khách hàng giao dịch lần đầu tiên, tổ chức tíndụng sử dụng kỹ thuật
tính điểm tín dụng. Các quyêtd định đối với khách hàng hiện tại (có tăng hạn mức
tín dụng không? áp dụng chính sách marketing nào? nếu khách hàng không trả nợ
đúng hẹn thì xử lý ra sao?) được đưa ra dựa trên điểm số về hành vi của khách
hàng.
Kỹ thuật tính điểm sử dụng thông tin về khách hàng có được qua hai nguồn quan
trọng: các thông tin do chính khách hàng cung cấp thông qua mẫu đơn đăng ký tín
dụng và thông tin có được qua nguồn tham khảo trung gian. Ngoài ra, quá trình ra
quyết định còn có thể sử dụng nguồn số liệu thu thập được về khách hàng trong
quá khứ. Các tổ chức tíndụng thường lưu trữ thông tin của hàng triệu khách hàng
đã đăng ký và sử dụng dịch vụ của mình. Vấn đề với nguồn dữ liệu này là tổ chức
tín dụng chỉ nắm được các thông số về các khách hàng bị từ chối cung cấp dịch vụ
cho nhóm này. Điểm này gây ra sai lệch khá nghiêm trọng trong mẫu nghiên cứu.
Cảm nhận thông thường rất dễ đi đến định kiến rằng những người bị từ chối cung
cấp dịch vu là những người có mức tín nhiệm xấu. Hand và Henley đã kết luận
rằng không thể giải quyết triệt để được vấn đề này trừ phi có thể xác định được
mối quan hệ cụ thể giữa phân bố của các nhóm khách hàng tốt và xấu trong cả hai
tập hợp khách hàng được chấp nhận và bị từ chối. Vấn đề này có thể được giải
quyết bằng việc chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong một thời gian
ngắn. Tuy nhiên, đặc tính của ngành tíndụng không cho phép các ngân hàng làm
như vậy.
1. Lịch sử ra đời và phát triển
Mô hình định mức tín nhiệm thểnhân ra đời cách đây hơn 50 năm. Theo các mô
hình này các cá nhân có nhu càu thế chấp mua nhà, vay trả chậm dùngthẻtíndụng
sẽ được đánhgiá và lượng hóa khả năng thanh toán của cá nhận đó bằng thang
điểm tín dụng. Mức điểm thu được cho biết mức độ rủi ro tương đối của khả năng
thanh toán và khả năng gây thiệt hại của khách hàng đối với người cho vay. Mức
điểm dựa trên thông tin có được từ các báo cáo về quá trình sử dụng khoản tín
dụng của khách hang, đồng thời so sánh với những khách hàng tương tự.
Từ khi ra đời, các mô hình định mức tín nhiệm thểnhân được sử dụng ngày càng
hiệu quả, giúp ngân hàng và các tổ chức tíndụng lượng hóa tương đối chính xác
khả năng thanh toán của khách hàng trước khi quyết định cung cấp các dịch vụ
như thẻtín dụng, các khoản vay trả chậm trực tiếp và gián tiếp, vay thế chấp, v.v
Lợi ích mà hệ thống này đem lại là rất lơn, trong đó những ưu điểm nổi bật có thể
kể đến là giảm thieru chi phí phân tích thông tin, giúp đưa ra các quyết định cho
vay tíndụng nhanh và chính xác, đảm bảo việc thu hồi tín dụng, và từ đó giảm
thiểu rui ro tín dụng.
Dễ dàng nhận thấy rằng chỉ cần mức độ đánhgiá chính xác trong phân tích tín
dụng được tăng lên một tỷ lệ nhỏ cũng có thể giúp các ngân hàng hay các tổ chức
tài chính tránh được những khoản tổn thất lớn. Do đó, những mô hình phức tạp
trong các bài toán đánhgiá rủi ro khách hàng ngày càng được phát triển và mở
rộng, cho phép các tổ chức tài chính quản lý hiệu quả hơn nguồn vốn kinh doanh
của mình.
Về bản chất, định mức tín nhiệm dựa trên cơ sở nhận biết những nhóm khách hàng
khác nhua trong một tổng thể, trong đó người ta không thểnhận diện được những
đặc điểm của các cá thể trong cùng một nhóm, mà chỉ có thểnhận biết được sự
khác nhau tương đối giữa các nhóm. Phương pháp phân nhóm trong một tập hợp
lần đầu tiên được Fisher giới thiej vào năm 1936, khi ông tiến hành phân biệt hai
đặc tính của cây Irit bằng cách tiến hành đo đạc kích thước bên ngoài của các cây
và phân biệt nguồn gốc của xương sọ bằng kích thước của chúng. David Duran
(1941) là người đầu tiên nhận biết được rằng kỹ thuật đó có thể được sử dụng để
phân biệt các khoản nợ xấu và tốt. Báo cáo của ông được trình bày trong một đề án
nghiên cứu với Cục Nghiên Cứu Kinh tế Quốc Gia Hoa Kỳ trước tiên không nhằm
mục đích dự báo. Cùng thời gian đó, các công ty bán hàng qua đơn đặt hàng và
các công ty cho vay mua nhà đã gặp rất nhiều khó khăn với hệ thống đánhgiá độ
tín nhiệm khách hàng của họ. Các quyết định cho vay hay gửi đi hàng hóa cho
khách hàng chủ yếu được thực hiện bởi các chuyên viên đánhgiátíndụng trong
một thời gian dài. Tuy nhiên, những chuyên viên này được huy động phục vụ cho
quân đội trong thời gian chiến tranh, vì vậy nhu cầu thay thế nguồn lực này đã trở
nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Một giải pháp tạm thời được sử dụng khi đó là các
công ty đã yêu cầu các chuyên viên của mình liệt kê những nguyên tắc cơ bản mà
họ sử dụng để ra các quyết định cho vay. Những nguyên tắc này sau đó được sử
dụng bởi những người kế nhiệm để đưa ra các quyết định tíndụng cho công ty,
đây chính là hình thức sơ khai của hệ thống này. Không lâu sau khi chiến tranh kết
thúc, các mô hình dựa trên những nguyên lý thống kê đã tỏ rõ được sức mạnh của
nó trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng. Bill Fair và Earl Isaac vào đầu
những năm 50 đã thành lập hãng tư nhân đầu tiên với các khách hàng chủ yếu là
các công ty tài trợ nhà ở và các hãng bán hàng qua đơn.
Sự xuất hiện của thẻtíndụng vào những năm 60 đã mở ra một bước tiến mới cho
hệ thống dịnh mức tín dụngthể nhân. Số lượng khách hàng đăng ký xin cấp thẻtín
dụng ngày một tăng khiến cho các phương pháp làm thủ công trước đây chủ yếu
dựa vào các chuyên viên tíndụng trở nên không thể đáp ứng nổi. Từ đó, nhu cầu
xây dựng một hệ thống ra quyết định hoàn toàn tự động đã được thúc đẩy và phát
triển hơn bao giờ hết. Khi các tổ chức kinh tế này sử dụng các hệ thống định mức
dự báo chính xác hơn bất cứ một phương pháp đánhgiá nào khác, và tỷ lệ phá sản
đã giảm xuống dưới 50% hoặc thấp hơn. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng của
việc chấp nhận hệ thống này một cách rộng rãi là việc thông qua đạo luật Cơ hội
Tín Dụng Ngang Bằng ở Mỹ năm 1975 và 1976. Nội dung chủ yếu của nó là cấm
sự phân biệt đối xử tíndụng trong việc cấp tíndụng trừ phi sự phân biệt đó đã
được chứng minh trên cơ sở thống kê.
Vào cuối thập kỷ 80, thành công của các mô hình định mức tín nhiệm trong việc
phát hành thẻtíndụng bắt đầu lan tỏa sang các sản phẩm khác của ngân hàng như
các khoản vay của cá nhân, thậm chí trong một vài năm vừa qua, phương pháp này
được sử dụng cho cả các khoản vay mua nhà và các khoản vay kinh doanh nhỏ.
Đến những năm 90, sự phát triển của các hình thức marketing trực tiếp đến người
tiêu dùng đã đưa đến việc sử dụng các thẻ tính điểm để nâng cao tỷ lệ phản hồi
cho các chiến dịch marketing. Những tiến bộ trong khoa học máy tính cũng cho
phép những kỹ thuật khác được đưa vòa thử nghiệm để xây dựng các thẻ tính điểm
tự động. Vào những năm 80, các phương pháp hồi quy log và quy hoạch tuyến
tính đã trở thành những phương pháp rất đáng tin cậy cho các tổ chức kinh tế. Gần
đây hơn, các kỹ thuật trí thông minh nhân tạo như hệ thống chuyên gia hay mạng
lưới trung hòa đã trở thành những kỹ thuật hàng đầu được áp dụng.
Hiện tại, các mô hình nghiên cứu đã bắt đầu dịch chuyển từ mục tiêu tối thiểu hóa
khả năng phá sản của khách hàng sang mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, những nguyên lý đơn giản đầu tiên của việc đánh giá rủi ro
tín dụng đã được bổ sung bằng một loạt các hệ số điểm quan trọng khác n hư sự
phản hồi (khách hàng sẽ phản hồi một thư giới thiệu sản phẩm như thế nào), sử
dụng tíndụng được cấp (khách hàng sẽ sử dụngtíndụng được cấp như thế nào),
khả năng lưu giữ thói quen sử dụng (khách hàng sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm như
thế nào sau thời gian giới thiệu sản phẩm), sự trung thành (liệu khách hàng có
chuyển qua nhà cung cấp tíndụng khác không), và quản lý nợ (khách hàng có sử
dụng các khoản vay một cách thận trọng để giảm thiểu khả năng phá sản hay
không).
. Lý thuyết đánh giá tín dụng thể nhân (P. 1)
Bắt đầu từ thập kỷ 70, dự báo rủi ro tài chính đã trở thành một hướng phát. thuật đánh giá cơ bản hỗ trợ tổ chức tín dụng ra quyết định cấp tín dụng
cho khách hàng là tính điểm tín dụng và tính điểm hành vi. Để ra quyết định cấp
tín