“Đẩylùi”chứng táo bón
khi mangthai
Táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến, nhất là trong
thời kỳ mang thai. Táobón tuy không quá nguy hiểm, nhưng rõ ràng khi bị mắc
táo bón sẽ chẳng dễ chịu chút nào.
“Thủ phạm” gây táobón
Thường thì có 3 nhóm nguyên nhân chính gây nên chứngtáobón ở thai
phụ, đó là do hoormon, chế độ ăn uống và sự phát triển của thai nhi.
- Do hoormon
Lượng hoormon trong cơ thể người phụ nữ khimangthai sẽ có những
chuyển biến lớn, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột.
Cơ thể thai phụ sẽ sản sinh ra nhiều hormon giới tính duy trì thai, loại
hormon này sẽ giúp thả lỏng các cơ và giúp thai nhi phát triển. Tuy nhiên, việc các
cơ được thả lỏng lại gây những tác động tiêu cực đến ruột, gây cản trở trong việc
đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn.
- Do chế độ ăn uống:
Chế độ ăn uống cũng là một trong những “ thủ phạm” chính gây nên tình
trạng bị “ mắc kẹt” khi bầu bí.
Đôi khi do trong quá trình mang thai, các chị em đã "nạp" vào cơ thể quá
nhiều chất sắt, điều này là một trong số thủ phạm gây nên chứngtáo bón.
Thêm vào đó, việc thay đổi hoormon trong cơ thể, kéo theo những thay đổi
của vị giác trong thời kỳ mangthai sẽ làm thay đổi thói quen ăn uống, cũng gây
nên ảnh hưởng đối với thai phụ.
- Do sự phát triển của thai nhi:
Sự phát triển của thai nhi sẽ khiến cho phụ nữ mangthai phải chịu đựng
cảm giác bị chèn ép. Cộng thêm với việc tăng cân nhanh, cảm giác mệt mỏi, thiếu
luyện tập là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón.
Ứng phó
- Quan tâm tới chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi và tình trạng
chứng táo bón. Để dễ dàng khắc phục chứngtáo bón, điều đầu tiên thai phụ nên
quan tâm đó là chế độ ăn uống. Trong khẩu phần ăn thường ngày, bạn cần tăng
cường các chất xơ bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm như rau xanh ( đặc biệt
các loại rau có lá màu xanh sẫm như rau bina, bông cải xanh) ngũ cốc, các chất xơ
sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
Thêm vào đó, cũng nên hạn chế những đồ ăn cay, nóng và nhiều giavị.
- Uống đủ lượng nước
Uống đủ lượng nước sẽ giúp làm mềm và dễ dàng di chuyển các khối chất
thải, loại trừ nguy cơ mắc táo bón. Mỗi ngày bạn nên uống từ 7-8 cốc nước.
Bạn có thể uống nước ép hoa quả thay thế nước ép thông thường, các loại
nước ép trái cây vừa có thể cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất vừa có thể đáp
ứng lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Trái lại, nếu bạn chỉ uống một chút nước trà hay cà phê thì sẽ khó có thể
khắc phục tình hình.
- Luyện tập đều đặn
Đừng nghĩ rằng khimangthai thì nên tránh vận động, mà trái lại bạn vẫn
nên luyện tập. Tuy nhiên, hình thức tập luyện nên thích hợp với thể trạng sức
khỏe, tránh vận động quá mạnh.
Tập luyện sẽ đem lại cho bạn những tác dụng như giảm cảm giác mệt mỏi,
dễ dàng khi chuyển dạ về sau, giúp máu lưu thông tốt và đặc biệt là giúp cải thiện
chứng táo bón.
Các bài luyện tập an toàn và thích hợp với bà bầu là đi bộ, bơi lội, yoga.
Mỗi tuần nên luyện tập tối thiểu ít nhất với cường độ từ 2- 3 lần, mỗi lần khoảng
từ 20-30 phút.
- Mát - xa bụng
Mát xa bụng sau khi ngủ dậy giúp không chỉ giúp việc tiêu hoá dễ dàng
hơn, mà nó còn có thể kích thích tiêu hoá, tạo cảm giác thèm ăn bữa sáng.
Cách mát xa rất đơn giản, chỉ cần xoa nhẹ lên bụng theo chiều kim đồng
hồ, trong quá trính mát xa bạn có thể dùng thêm một số loại tinh dầu nhưng cần
đảm bảo rằng, đó là những loại tình dầu không gây dị ứng nhưng tinh dầu chanh,
tinh dầu dừa, dầu quả hạnh
- Áp dụng liệu pháp chữa vi lượng đồng cân
Liệu pháp vi lượng đồng cân đem lại hiệu quả cao và rất an toàn. Tuy
nhiên, bạn không nên tự ý áp dụng liệu pháp này, mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ
khi áp dụng
Lưu ý:
Nếu đã thử nhiều cách nhưng tình trạng không mấy khả quan, bạn nên hỏi
bác sĩ về việc sử dụng một loại thuốc nhuận tràng nào đó. Bạn không phải lo lắng
về tác dụng phụ của các loại thuốc này vì có rất nhiều loại an toàn cho cả mẹ và bé
mà lại rất hiệu quả khi điều trị chứngtáo bón.
. “Đẩy lùi” chứng táo bón
khi mang thai
Táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến, nhất là trong
thời kỳ mang thai. Táo bón tuy. rõ ràng khi bị mắc
táo bón sẽ chẳng dễ chịu chút nào.
“Thủ phạm” gây táo bón
Thường thì có 3 nhóm nguyên nhân chính gây nên chứng táo bón ở thai
phụ,