12bướcđểkhôngbị "đỗ lỗi" trongcôngty
Bạn đã bao giờ chứng kiến cảnh một đồng nghiệp bị khiển trách, bị bắt
lỗi hoặc bị sa thải bởi những sai lầm do ông chủ hay một đồng nghiệp
khác gây ra chưa?
Vấn đề này đã được xử lý ra sao?
Với tư cách là một nhà cố vấn, tôi được chứng kiến ngày càng nhiều những
trường hợp “chịu trận thay” như vậy trong các công ty.
Đây là hiện tượng đang được Hiệp hội những người bị khiển trách oan (một
tổ chức phi lợi nhuận của Anh) nghiên cứu nhằm mục tiêu nâng cao nhận
thức của mọi người về tình trạng đổlỗitại nơi làm việc.
Trước khi đưa ra lời khiển trách cấp dưới hay đồng nghiệp hãy tự xem lại
bản thân mình. Ảnh: clipartof.com
Chúng được định nghĩa như một tính chất xã hội thù địch hay tâm lý nghi
ngờ hàng ngày của những người luôn chỉ biết đổlỗi với những người có
trách nhiệm, hướng tới một mục tiêu hoặc là một nhóm người.
Những hậu quả để lại vô cùng sâu sắc và lâu dài đối với các nạn nhân. Gần
đây, tôi đã tư vấn cho một quản lý cấp cao, một người không bao giờ quên
được việc mình đã phải “chịu trận thay” ra sao.
Đó là John - 39 tuổi - gia nhập côngty dịch vụ tài chính khi mới ngoài 20
tuổi và đã làm việc chăm chỉ suốt 4 năm trời cho tới khi bị sếp mới của mình
đổ lỗi và trách cứ.
Đã 16 năm trôi qua, thế nhưng John nói ông vẫn bị ám ảnh bởi hậu quả của
việc bị trách cứ oan uổng ngày xưa. Mặc dù đã trở thành một giám đốc thành
đạt, song John cho biết ông không bao giờ có thể phát huy hết năng lực tiềm
ẩn của mình bởi ông đã trở nên cực kỳ lo lắng và cảnh giác trongcông việc.
John dành 15 tiếng đồng hồ mỗi ngày để đảm bảo rằng mọi việc vẫn trong
tầm kiểm soát cũng như giám sát chặt chẽ đội ngũ nhân viên của mình giúp
họ tránh khỏi mắc lỗi và đương nhiên, ông còn rất ít thời gian cho gia đình.
Khi tôi đề nghị John tâm sự với tôi câu chuyện đã xảy ra với ông nhiều năm
trước, John từ chối và trở nên lúng túng khi nhớ lại sự việc đó.
Hậu quả của tình trạng này thường diễn ra âm ỉ, nó quan trọng đối với các
nhà quản lý trong việc xử lý vấn đề này, cũng như cách họ làm với bất kỳ
vấn đề nào khác. Đáng lẽ không nên để chúng âm ỉ lan rộng, nhưng các nhà
quản lý lại giải quyết chúng một cách miễn cưỡng.
Để giải thoát
Hãy tìm hiểu tất cả các vấn đềđể xem nguyên nhân của việc "nổi nóng" là
gì từ đó đưa ra hương hướng hoà giải. Ảnh: dryiceinfo.com
Bạn có thể làm gì nếu bắt gặp một vài người đang phải “chịu trận thay” hay
nếu điều đó xảy ra với chính bạn? Đối với bất cứ ai chứng kiến sự việc này
tại nơi làm việc, Hiệp hội những người bị khiển trách oan đã khuyến cáo
những việc cần làm ngay lập tức sau đây:
1. Hãy trang bị sự hiểu biết về những gì đang xảy ra ở cấp độ nghiên cứu
sâu sắc chứ không phải theo cách hời hợt: Tìm hiểu về quá khứ, lai lịch,
hoàn cảnh và cả tình hình sự việc.
2. Hỏi xem người đang cố gắng đổlỗi kia muốn gì
3. Cố gắng tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra giữa người khăng khăng
đổ lỗi và nạn nhân
4. Hãy khẳng định rằng bạn hay cả nhóm đồng nghiệp đã chứng kiến từ
đầu tới cuối sự việc và sẽ đấu tranh một cách công khai cho tới khi chuyện
này chấm dứt.
5. Nhấn mạnh rằng bạn hay các đồng nghiệp của bạn sẽ khôngđể mình trở
thành mục tiêu thế thân của ai đó.
6. Tránh càng xa càng tốt khỏi những người khăng khăng đổlỗi cho người
khác.
Để minh oan
Nếu bạn quyết định sẽ minh oan cho người “chịu trận thay”, bạn nên thực
hiện điều đó với một quyết tâm. Việc làm này sẽ giúp ngăn chặn những
trường hợp đổlỗitrong tương lai và đảm bảo rằng “thủ phạm” sẽ suy nghĩ
kỹ trước khi lặp lại hành động này. Hiệp hội này cũng khuyến cáo bạn như
sau:
Những lời khiển trách không đúng lúc đôi khi gây hậu quả rất lớn đối với
người bị khiển trách. Ảnh: cio.com
1. Lập ra một danh sách công việc và những người thực hiện công việc đó.
2. Khẳng định rằng kẻ đang cố gắng đổlỗi cho người khác sẽ phải chịu trách
nhiệm về những lờibuộc tội vô căn cứ, bởi một mục đích nào đó.
3. Chắc chắn rằng thủ phạm đồng ý ngừng lấy việc đổlỗi cho người khác
làm mục tiêu.
4. Mục tiêu là họ (những kẻ đổ trách nhiệm) phải chịu trách nhiệm cho bất
cứ chuyện gì liên quan tới họ.
5. Thủ phạm phải cam kết khôngtái diễn lại tình trạng “chịu trận thay” này.
6. Thể hiện sự đồng tình bằng cách thừa nhận kết quả trước người người
chịu trận thay.
Bạn đã bao giờ là nạn nhân của tình trạng “chịu trận thay” tạicông sở chưa?
Bạn có gợi ý hay đề xuất nào để giải quyết vấn đề này hay không?
Theo Quản trị
. 12 bước để không bị "đỗ lỗi& quot; trong công ty
Bạn đã bao giờ chứng kiến cảnh một đồng nghiệp bị khiển trách, bị bắt
lỗi hoặc bị sa thải. trời cho tới khi bị sếp mới của mình
đổ lỗi và trách cứ.
Đã 16 năm trôi qua, thế nhưng John nói ông vẫn bị ám ảnh bởi hậu quả của
việc bị trách cứ oan